Bánh ít lá gai là đặc sản của tỉnh nào? Thức quà quê đậm vị tình

25/04/2023 - lượt xem: 791
Chia sẻ:
Đánh giá:5.0 - 50Lượt

Bánh ít lá gai là món ăn gây thương nhớ cho bất cứ ai có cơ hội thưởng thức. Bánh có hình nón, đáy vuông, sắc cạnh, nhọn lên tới đỉnh. Bên trong lớp vỏ bánh đen xù xì là lớp nhân đỗ xanh quyện cùng dừa nạo thơm ngon béo ngậy. Vậy bánh ít lá gai là đặc sản của tỉnh nào? Tại sao bánh lại có tên gọi là “bánh ít”? Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây. 

Bánh ít lá gai món quà độc lạ của Bình Định

Bánh ít lá gai thức quà ăn vặt dân dã

Bánh ít lá gai đặc sản ở đâu?

Bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Đây là món ăn quen thuộc mang đậm giá trị truyền thống của người dân Bình Định. Theo tục lệ, ba ngày sau đám cưới, các cặp vợ chồng mới cưới sẽ làm bánh ít để biếu tặng bố mẹ vợ để tỏ lòng biết ơn với bản thân và tổ tiên sau khi dọn về nhà mới. Bánh ít lá gai là đặc sản không thể thiếu của Bình Định. Muốn ăn bánh ít lá gai phải tìm đến Tuy Phước - Bình Định mới có thể thưởng thức được món bánh đúng vị. 

Vào dịp Tết Nguyên đán, Tết Nguyên đán (mùng 5 tháng 5) bánh ít lá gai luôn xuất hiện trong mâm cỗ cúng của người dân Bình Định. Dù có vẻ ngoài không bắt mắt, nhưng chiếc bánh hình chóp vẫn làm say lòng thực khách bởi mùi thơm của lá gai và hương vị tươi mát của dừa nạo hay nhân đậu xanh.

Bánh ít lá gai là đặc sản của Bình Định

Bánh ít lá gai là đặc sản của Bình Định

Nguồn gốc của bánh ít lá gai cũng rất độc đáo. Tương truyền, thời Hùng Vương thứ 6, sau khi dẹp giặc Ân, vua Hùng có mở hội thi làm những món ăn ngon. Chàng Lang Liêu - hoàng tử thứ 18 của nhà vua đã chiến thắng với 2 món ăn đặc biệt: bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho đất và trời. 

Lúc bấy giờ, nàng công chúa út cũng học anh mình và sáng tạo ra thứ bánh độc lạ không kém. Cô lấy bánh giầy bọc nhân bánh chưng và gói bằng lá chuối dâng lên vua Cha. Vua Hùng ăn xong hết lời khen ngợi, gọi chiếc bánh thứ bánh này là “út ít”. Chứ “ít” này là do đọc trại từ út ít mà ra. Đó là sự tích bánh ít lá gai được người dân Bình Định truyền nhau cho tới ngày nay. 

Công đoạn làm nên chiếc bánh ít “đậm - bùi” 

Bánh ít lá gai đặc sản Bình Định nhìn sơ qua không có phần bắt mắt nhưng khi cắn miếng bánh mới thưởng thức được mùi thơm của lá gai hòa quyện với vị ngọt bùi của nhân đỗ hoặc nhân dừa sên. Để làm được món bánh này rất kỳ công, vất vả đòi hỏi người thợ phải khéo léo, thành thục trong từng công đoạn. 

Thành phần đặc biệt của Bánh ít lá gai:

Vỏ bánh ít lá gai 

Nhân bánh ít lá gai 

  • Bột nếp mới
  • Nước lá gai 
  • Đậu xanh. 
  • Dừa sợi. 

Nguyên liệu làm bánh ít lá gai

Nguyên liệu làm bánh ít lá gai

Cách làm bánh ít lá gai gồm có 3 công đoạn chính: làm vỏ bánh, làm nhân bánh, gói bánh và hấp chín. 

Công đoạn 1: Làm vỏ bánh

Vỏ bánh làm bằng lá gai (hình trái tim, xù xì, xốp, có màu xanh đậm, cay nồng) trộn cùng gạo nếp. Người làm bánh sẽ bỏ cuống lá, gân lá rồi dùng tay xé nhỏ lá gai, rửa sạch rồi nấu chín. Sau đó cho lá gai và gạo nếp vào cối giã nhuyễn sao cho hai hỗn hợp không còn dính và dẻo. 

Nghệ nhân làm bánh cho biết, công đoạn giã lá rất quan trọng, giã bằng tay chứ không dùng máy sẽ giúp bột bánh mịn và dai hơn. Vì nếu không giã bột và cho lá gai vào đánh thành sền sệt thì bánh sẽ bị bở, ăn không ngon.

Bột càng giã nhuyễn đều tay thì bánh càng dẻo ngon

Bột càng giã nhuyễn đều tay thì bánh càng dẻo ngon

Lưu ý: 

  • Chú ý chọn những lá gai nhỏ, loại bỏ phần cuống, lá úa, chỉ lấy phần lá mềm.

  • Đối với phần bột bánh thì phải chọn loại nếp mới, không lẫn gạo thơm tẻ, vo sạch, ngâm nước 4 giờ, sau đó quấy thành một khối dẻo, vắt kiệt nước, được khối bột dẻo.

Công đoạn 2: Làm nhân bánh

Cũng như vỏ bánh, làm nhân bánh cần sự khéo léo linh hoạt không kém vì đây là linh hồn của chiếc bánh. Có hai nguyên liệu chính để làm nhân bánh là dừa nạo và đậu xanh. 

Đối với phần nhân dừa: cần phải cẩn thận chọn những trái dừa già tới, không chọn những trái quá non (nhân sẽ không có vị ngọt béo) hoặc già quá (nhân sẽ bị cứng và xác) dễ làm cho nhân không đạt độ mềm xốp. Còn phần đỗ xanh thì lựa loại có hạt đều, bóng đẹp, không sâu mọt. 

  • Dừa bào sợi nhỏ sau đó trộn với đường, thêm chút gừng, đặt lên bếp đảo đều tay cho đến khi cạn nước. 

  • Còn đậu xanh thì ngâm vài tiếng cho mềm, luộc chín rồi tán thành bột mịn, thêm đường và gừng vừa ăn. 

Sau đó trộn đậu xanh, dừa nạo, vo thành từng viên nhỏ rồi cho vào vỏ bánh. Nhẹ nhàng bao vỏ bánh phủ kín phần nhân. Gấp kín mép bánh để nhân không trào ra ngoài sau khi luộc. 

Sên nhân đỗ xanh cùng dừa nạo làm nhân bánh

Sên nhân đỗ xanh cùng dừa nạo làm nhân bánh

Công đoạn 3: Gói bánh

Đây là công đoạn đơn giản nhất nhưng cũng là quan trọng nhất để tạo nên chiếc bánh ít lá gai hình chóp đẹp mắt. Đầu tiên phết một lớp dầu ăn mỏng lên lá chuối, gấp đều tay để gói kín lại.

Khéo léo bao vỏ đều tay bọc kín nhân bánh

Khéo léo bao vỏ đều tay bọc kín nhân bánh

Thoạt nhìn, cách gói những chiếc bánh ít lá gai xinh xắn có vẻ đơn giản. Nhưng mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự thuần thục và tay nghề cao nên làm sao để gói bánh thành hình như ý sẽ mất khá nhiều thời gian thực hiện. Bánh nhỏ hình chóp giống với tháp Chăm Bình Định nên nhiều người quen gọi là tháp bánh ít lá gai Bình Định.

Bánh ít lá gai bao nhiêu calo? Đây cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Từ những nguyên liệu làm ra bánh thì 1 chiếc bánh ít lá gai chỉ khoảng 300 calo. Nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm thưởng thức món ăn dân giã đặc biệt này mà không lo mập.

Tiệm bánh ít lá gai nổi tiếng Quy Nhơn, mua làm quà

Mua bánh ít lá gai làm quà cho bạn bè, người thân là sự chọn lựa chính xác cho những ai ghé thăm Quy Nhơn - Bình Định. Dưới đây chúng tôi xin gợi ý một vài địa chỉ mua bánh ít lá gai ở Quy Nhơn ngon với mức giá phải chăng bạn có thể tham khảo: 

  • Quy Nhơn Thanh Liêm - 128 Chương Dương, TP. Quy Nhơn, Bình Định: đây là một trong những điểm đầu tiên tại Bình Định bày bán các đặc sản truyền thống. Món bánh ít lá gai tại đây luôn được nhập hàng mới nhất nên bạn có thể yên tâm mua về làm quà. 

  • Siêu thị đặc sản truyền thống Phương Nghi - 115,117,119 Tây Sơn, TP. Quy Nhơn, Bình Định: ngoài bày bán bánh ít lá gai tại đây du khách còn có thể mua nhiều món đồ lưu niệm khác làm quà với mức giá siêu hời. 

Bánh ít lá gai món quà độc lạ của Bình Định

Bánh ít lá gai món quà độc lạ của Bình Định

  • Cửa hàng Như Ý - 156 Nguyễn Huệ, TP. Quy Nhơn, Bình Định: chuyên cung cấp các loại quà đặc sản Bình Định đặc biệt là sản phẩm dầu dừa nguyên chất và bánh ít lá gai. 

  • Hải Sản Khô Phụng Nga Đặc sản Phụng Nga Quy Nhơn - 61 Vũ Bảo, TP. Quy Nhơn, Bình Định: bắt đầu kinh doanh các sản phẩm đồ khô từ năm 1993 tới nay, Hải sản khô Phụng Nga có hơn 50 loại sản phẩm chất lượng. Được ưa chuộng nhất là bánh ít lá gai, mực một nắng, mực khô,...

  • Bánh ít lá gai Bà Dư - Trung Tín I, Thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định: xưởng sản xuất bánh ít lá gai nổi tiếng nhất tại Bình Định. Mỗi ngày nơi đây sản xuất khoảng 5000 bánh ra thị trường nên du khách sẽ luôn mua được bánh mới nhất, thơm ngon nhất. 

Đặc sản bánh ít lá gai Bình Định chắc chắn là món quà tặng người thân, bạn bè hợp lý. Hãy tới các cơ sở uy tín trên để mua được sản phẩm chất lượng. 

Kết luận 

Bánh ít lá gai Quy Nhơn - Bình Định chắc chắn là món ăn bạn nên thưởng thức khi tới đây. Đây là thức quà dân dã mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “bánh ít lá gai là đặc sản của tỉnh nào?” và có thêm kiến thức về món ăn đặc sản này. 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Bánh ít lá gai có màu đen từ đâu?
Bánh ít lá gai có màu đen từ màu lá gai. Lá gai tươi có màu xanh, nhưng khi đun sôi lên hoặc tán thành bột thì sẽ chuyển thành màu đen với mùi thơm ngọt đặc trưng.
Vì sao lại gọi là bánh ít?
Tương truyền bánh ít là do Công chúa út làm từ vỏ bánh giầy kết hợp với nhân bánh chưng, dâng lên vua Hùng thưởng thức và được Vua Cha khen ngon gọi là “út ít”. Chứ “ít” trong tên gọi “bánh ít” này là do đọc trại từ út ít mà ra.
Bánh ít lá gai Bình Định giá bao nhiêu tiền?
Bánh ít lá gai Bình Định được bán với mức giá khoảng 30.000đ - 40.000đ/chục chiếc. Mức giá khá phải chăng cho thức quà quê truyền thống.
Bánh ít lá gai để được bao lâu?
Sau khi luộc chín bánh thì có thể bảo quản bánh ở nhiệt độ thông thường từ 5 - 7 ngày (tránh ánh nắng trực tiếp). Bạn cũng có thể bảo quản bánh trong ngăn đá tủ lạnh tới 2 tháng.
Đánh giá:5.0 - 50Lượt
Chia sẻ:

14 Bình luận

Bộ lọc
  1. test

    test

    test

    Gửi bình luận
  2. Tên

    Tên

    Muốn ăn thử quá ạ

    Gửi bình luận
  3. Thu Hà

    Thu Hà

    trông ngon quá

    Gửi bình luận
  4. Hoàng Ngọc Quyền

    Hoàng Ngọc Quyền

    Giờ mới biết bánh ít có từ đâu :))

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết 24h

      Thời tiết 24h

      Theo dõi Thời tiết 24h để biết thêm nhiều điều thú vị khác

      Gửi bình luận
  5. Uyên Linh

    Uyên Linh

    Cuối tuần Bình Định mưa k

    Gửi bình luận
    1. Gửi bình luận
  6. Phạm Huyền Trâm

    Phạm Huyền Trâm

    Nhìn đã thèm lắm rồi

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết 24h

      Thời tiết 24h

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ

      Gửi bình luận
  7. Hương Mai

    Hương Mai

    Muốn ăn bánh ít lá gai
    Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết 24h

      Thời tiết 24h

      cảm ơn bạn đã chia sẻ

      Gửi bình luận
    2. Ngọc Linh

      Ngọc Linh

      Bà ngoại ta còn phảng phất đâu đây
      Bánh ít lá gai bánh ú mập đầy

      Gửi bình luận
  8. Nguyễn Minh An

    Nguyễn Minh An

    Bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Ngon nhất phải đến Tuy Phước để thưởng thức

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết 24h

      Thời tiết 24h

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận