Đền Đức Thánh Cả gần chùa Hương thờ ai? Lịch sử ngôi đền

25/02/2024 - lượt xem: 7021
Chia sẻ:
Đánh giá:4.9 - 53Lượt
Đền Đức Thánh Cả gần chùa Hương thờ ai? Du lịch tâm linh không chỉ là nơi gửi gắm ước nguyện mà còn là nơi gìn giữ văn hóa truyền thống, ghi nhớ công ơn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến di tích lịch sử văn hóa, địa điểm tâm linh nổi tiếng gần chùa Hương - đền Đức Thánh Cả. Hãy cùng tìm hiểu.

Đền Đức Thánh Cả gần chùa Hương

Đền Đức Thánh Cả gần chùa Hương

Đền Đức Thánh Cả gần chùa Hương ở đâu?

Đền Đức Thánh Cả (còn có tên gọi là đền Hữu Vĩnh, đền Thiên Vựng) tọa lạc tại mảnh đất linh thiêng cạnh bên sông Đáy, tựa lưng vào dãy núi Hàm Long trùng điệp. Ngôi đền nhiều năm tuổi này thuộc thôn Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Ngôi đền thường bị nhiều người nhầm lẫn với đền đức thánh cả Kim Bảng Hà Nam (đền đức thánh cả Hà Nam).  

Đền được xếp hạng là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 1 tháng 2 năm 1991 cũng là nơi dừng chân của rất nhiều du khách thập phương.

 Đền Đức Thánh Cả ở đâu?

Đền Đức Thánh Cả ở đâu?

Với khung cảnh thiên nhiên non nước hùng vỹ làm say lòng người cùng vẻ đẹp văn hóa tâm linh hiếm nơi nào sánh được. Tuy nhiên, ắt hẳn nhiều người vẫn chưa biết đền Đức Thánh Cả gần chùa Hương thờ ai? Hãy cùng tìm hiểu bí ẩn về ngôi đền Đức Thánh Cả này trong nội dung tiếp theo.

Để hành trình trải nghiệm được trọn vẹn, thuận lợi, hãy chuẩn bị đồ một vài món đồ dùng dưới đây mang theo:

  • Giày nhựa Native êm chân, thoải mái, giúp du khách di chuyển chặng đường dài mà không cảm thấy mệt mỏi hay khó chịu. Chuyến hành hương sẽ thêm trọn vẹn và ý nghĩa hơn. 

  • Túi xách du lịch đa năng có thể chưa đủ những món đồ cần thiết mang theo. Túi thông minh, kích thước lớn, chất vải bền chắc, thiết kế thời trang. Hãy nhớ dắt theo mình em túi xách du lịch tiện lợi này trước khi khởi hành. 

  • Ly giữ nhiệt Tyeso Wonder dùng tiện lợi mọi nơi, thiết kế thời trang mang theo dễ dàng trên hành trình di chuyển. 

 

Đền Đức Thánh Cả thờ ai?

Ngôi đền Đức Thánh Cả gần chùa Hương thờ ai? Tương truyền, đền Đức Thánh Cả đã có niên đại khoảng 1500 năm. Song, không nhiều người biết đến Đức Thánh Cả là ai? Đền thiêng này thờ vị tướng “Nhất phẩm đại vương” triều tiền Lý Nam Đế.

Thông tin về vị tướng này được ghi lại trong Đại Nam nhất thống chí và thần phả, sắc phong hiện được lưu giữ tại đền. Theo ghi chép thì vị “Nhất phẩm đại vương” được thờ tại đền thuộc dòng dõi Kinh Dương Vương, tức con cháu của vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Góc cảnh đền Đức Thánh Cả gần Chùa Hương

Góc cảnh đền Đức Thánh Cả gần Chùa Hương

Ngôi đền xây dựng theo kiến trúc chữ "Vương" ngoài chữ "Quốc". Bên trong đền là hai dãy hành lang, nhà đại bái, nhà hậu cung, tòa ống muống. Tòa hậu cung nổi bật có 9 con rồng chầu. Phía trong đền có những bức hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng vô cùng giá trị.

Lịch sử Đền Đức Thánh Cả

Sự tích đền Đức Thánh Cả được kể lại: “Nhất phẩm đại vương” được thờ tại đền là vị tướng giỏi bên cạnh Lý Bôn (Tức Lý Nam Đế), vì có tài thao lược thủy quân nên Lý Bôn phong ngài làm “Tổng thống quân vụ thủy đạo thượng tướng quân”.

Lúc sinh thời,vị đại tướng tài giỏi này cùng với Đại tướng Phạm Tu thống lĩnh quân sĩ, phía Bắc dẹp tướng giặc Tiêu Tư nhà Lương, còn phía Nam thì dẹp giặc Chăm Pa (Champa) xâm lược với hào khí ngút trời, mang lại thanh bình cho đất nước.

Vào ngày 6 tháng 12, Ngài đi xe mây về cửa sông Hát (thuộc trang Hữu Vĩnh), hào quang sáng rực một vùng và Ngài hoá tại nơi đây - nơi mà thân mẫu đã sinh ra Ngài.

Để tưởng nhớ về vị tướng tài, Ngài được Lý Nam Đế phong sắc "Nam Thiên linh ứng tối linh thượng đẳng tôn Thần" và vua còn ban cho 5 hốt bạc, cấp ruộng đất cho trang Hữu Vĩnh làm "hộ nhi". Thêm vào đó, vua còn cho tiến hành tu sửa đền miếu để thờ phụng vị tướng tài, lưu dấu linh tích trường tồn với non sông đất nước.

 Đền Đức Thánh Cả - Ngôi đền minh chứng cho nhiều tháng năm lịch sử 

Đền Đức Thánh Cả - Ngôi đền minh chứng cho nhiều tháng năm lịch sử 

Từ đó, ngôi đền thờ Đức Thánh Cả chùa Hương này trở thành nơi thờ phụng tôn nghiêm dành cho vị tướng tài giúp dân cứu nước. Và nhân dân địa phương và khách khắp nơi thường xuyên về bái lễ, tưởng nhớ công lao to lớn của bậc Tiền nhân.

Trải qua nghìn năm lịch sử, hiện tại đền còn lưu giữ được 48 đạo sắc từ thời Lê Thần Tông đến thời Nguyễn. Ngoài ra, đền là nơi chứng kiến rất nhiều kỳ tích anh dũng trong thời kỳ dựng nước và giữ nước. 

  • Từ những năm 1947-1948 đến 1953: Ngôi đền là vùng chiến khu căn cứ kháng chiến của đồng bằng Bắc bộ. Đây cũng là đầu mối nối liền tuyến đường Hà Nội - Phú Xuyên - Khu Cháy (Ứng Hoà) với vùng hậu cứ: Nho Quan, Thanh Oai, khu IV cũ.

  • Những năm 1949-1950, Liên khu uỷ Uỷ ban Hành chính Liên khu III đã đóng ở đây chỉ huy chiến dịch Hà Nam Ninh, chiến dịch Nam Khu Cháy - Ứng Hòa - Phú Xuyên - Bắc Bình Lục - Nam Hà. Thêm vào đó, đền Đức Thánh Cả còn là nơi tập kết bộ đội xuất quân, nơi dừng chân của nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến.

Lễ hội đền Đức Thánh Cả

Hàng năm, tưởng nhớ công lao to lớn của bậc hiền nhân, tướng tài, trong 3 ngày từ 10 đến 12 tháng 1 âm lịch, người dân tổ chức lễ hội đền Đức Thánh Cả chùa Hương thu hút rất nhiều người dân địa phương và du khách. 

LƯU Ý: Đến đền Đức Thánh Cả tham gia lễ hội, nên lựa chọn cho mình những trang phục phù hợp, lịch sự như: 

Lễ đại kỳ phước được dân làng tổ chức rước kiệu bằng thuyền rồng dọc sông, có bơi chải và các thuyền chiến bơi thờ, rước lọng giá từ đền về đình để tế thần.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, có rất nhiều hoạt động sôi nổi để người dân và du khách chiêm ngưỡng như đấu gậy, múa rồng, múa lân…

 Hoạt động lễ hội tại đền là dịp để nhân dân thành tâm tưởng nhớ tiền nhân

Hoạt động lễ hội tại đền là dịp để nhân dân thành tâm tưởng nhớ tiền nhân

Hàng năm, du khách về tham dự hội không chỉ thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ đến bậc tiền nhân mà còn cầu an, thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi non sông nước, trên bến dưới thuyền…

Khi đến thăm đền Đức Thánh Cả, bạn có thể di chuyển đến các địa điểm gần đó như chùa Hương để khám phá quần thể kiến trúc và không khí lễ hội của ngôi chùa. Lễ hội chùa Hương thường rơi vào ngày mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày mùng 4 tháng Ba âm lịch. Do đó, bạn có thể kết hợp tham quan 2 địa điểm du lịch này lại với nhau.

Đường đi chùa Hương đến đền Đức Thánh Cả khá gần và bạn có thể đi theo lộ trình sau: Bạn di chuyển trên đường 21B, đoạn từ Thanh Bồ về bến Đục Khê, tiếp tục đi đến Ủy ban nhân dân xã Hồng Qua, vừa qua Ủy ban thì rẽ phải. Dựa theo biển chỉ dẫn, bạn tiếp tục đi trên trục đường qua cánh đồng trải rộng, đi khoảng 15 phút đường sông từ Đình Xuân sẽ đến Đền Đức Thánh Cả.

Bài văn khấn tại đền Đức Thánh Cả

Hàng năm, rất nhiều người đến đền Đức Thánh Cả Ứng Hòa để truyền tải lời khẩn cầu, mong ước, ước muốn của bản thân, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, đầy bình an, sức khỏe…

Để xin lộc - tài- bình an - sức khỏe khi đến đền Đức Thánh Cả, bạn có thể chuẩn bị trước một vài bài văn khấn hoặc mang theo Sách khoa cúng thông dụng để dễ dàng mở lời, cầu thánh cho được toại nguyện. 

Đến đền Đức Thánh Cả gần chùa Hương, bạn có thể tham khảo bài văn khấn dưới đây.

Bài khấn Đức Thánh Cả

A Di Đà Phật

A Di Đà Phật

A Di Đà Phật

A Di Đà Phật...

Đệ tử con xin thành tâm kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần, kính lạy Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, cùng các chư vị Đại Vương.

Con là ... (tên tuổi đầy đủ), trú tại... (nói chi tiết địa chỉ), sinh năm…

Hôm nay là ngày… tháng ... năm… dương lịch, tức là ngày… tháng… năm Âm lịch, con đến nơi Đền Đức Thánh Cả lạc tọa tại thôn Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Con thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh của Thiên đình giáng lâm xuống nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy lâu nay đều ban phúc lành che chở cho muôn dân chúng con. Nay chúng con thành tâm kính dâng chút lễ hương hoa, phẩm oản, cầu mong Đức Thánh Cả cùng chư vị Đại Vương chứng giám, phù hộ che chở cho chúng con cũng như người thân trong gia đình được bình an, khỏe mạnh, mọi sự tốt lành, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

 Phục duy cẩn cáo!

Xem thêm: Lý giải tại sao đi chùa hương phải đi 3 năm liền?

Kết luận

Mong rằng với những thông tin du lịch đền Đức Thánh Cả mà Thời tiết 24h cung cấp, bạn sẽ có những chuyến đi trải nghiệm trọn vẹn khi đến đây cũng như trả lời được câu hỏi đền Đức Thánh Cả gần chùa Hương thờ ai. Để có chuyến đi trọn vẹn, bạn đừng quên tìm hiểu thời tiết chùa Hương, thời tiết Hà Nội… tại thoitiet24h.vn

Chuyên mục: Du lịch

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Đền Đức Thánh Cả cách chùa Hương bao xa?

Đền Đức Thánh Cả cách chùa Hương khoảng 3.5km. Vì khoảng cách khá gần nên bạn chỉ mất khoảng 8 phút đi xe máy để di chuyển từ chùa Hương đến đây và tìm hiểu đền Đức Thánh Cả gần chùa Hương thờ ai và những câu chuyện lịch sử đầy oai hùng tại đây.

Đến đền Đức Thánh Cả cầu gì?

Vào những dịp lễ hội lớn nhỏ trong năm, nơi đây đón tiếp rất nhiều du khách ghé thăm. Không chỉ thế, ngay cả ngày thường, người dân và du khách cũng đến đền Đức Thánh Cả để cầu mong được bình an, khỏe mạnh, vạn sự tốt lành, may mắn, an khang thịnh vượng… 

Ngày lễ hội đền Đức Thánh Cả là ngày nào?

Ngày lễ hội đền Đức Thánh Cả được diễn ra vào ngày 10, 11, 12 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ngoài ra còn có các sự kiện khác trong năm có thể kể đến như:

  • Ngày thượng đinh đầu tháng 2: Kỳ lễ tế vua Đinh nhằm tưởng niệm vua Đinh - người có công thống nhất đất nước.

  • Mùng 6 tháng 5: Ngày kỷ niệm vua Trần về tạ ơn Thánh.

  • Ngày 11 và 12 tháng 8: Kỳ tế hội thu có rước thuyền bơi chải, rước kiệu trên sông từ đền về đình Thu, tế Long Vân khánh hội.

Đánh giá:4.9 - 53Lượt
Chia sẻ:

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận