Phố cổ Hà Nội xưa - Khám phá vẻ đẹp cổ xưa độc đáo thanh lịch

06/03/2023 - lượt xem: 406
Chia sẻ:
Đánh giá:5.0 - 50Lượt
Phố cổ Hà Nội xưa được xem như một khu đô thị nằm ngoài Hoàng Thành Thăng Long. Đây là nơi tập trung đông đúc các hoạt động buôn bán giao thương các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp. Ngày nay không chỉ còn giữ chức năng buôn bán, phố cổ Hà Nội xưa còn có vai trò như một đại sứ du lịch, đưa khách tham quan đến trải nghiệm và khám phá Hà Nội. Cùng tìm hiểu những nét khác biệt giữa phố cổ Hà Nội xưa và ngay dưới đây. 

 Phố cổ Hà Nội xưa có gì 

Phố cổ Hà Nội xưa có gì 

Phố cổ Hà Nội xưa có từ bao giờ? 

Phố cổ Hà Nội xưa đã trải qua gần 10 thế kỷ tồn tại vẫn giữ vững danh hiệu là nơi buôn bán sầm uất nhất Hoàng Thành Thăng Long xưa và Hà Nội nay. 

Phố cổ Hà Nội xưa còn được gọi là khu 36 phố phường nằm ở quận Hoàn Kiếm, thuộc trung tâm thành phố Hà Nội.

 Hình ảnh phố cổ Hà Nội xưa 

Hình ảnh phố cổ Hà Nội xưa 

Khu phố cổ được hình thành từ thời Lý - Trần, theo đó, những người thợ thủ công, người dân làng nghề tập trung về đây sinh sống. Họ mang theo nghề truyền thống và sản phẩm thủ công của gia đình để mưu sinh, buôn bán. Từ đó, nơi đây tập trung thành những con phố theo từng khu vực, từng nghề, theo lối “buôn có bạn bán có phường”. Lâu dần, đến thời Lê, những thương nhân Hoa Kiều đến đây là hình thành nên các khu phố Tàu. 

Sau này, thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp cũng đến đây buôn bán. 

Phố cổ Hà Nội xưa trở thành con phố buôn bán sầm uất nhất vùng thủ đô từ đó cho đến nay. 

 Ảnh đen - trắng về phố cổ Hà Nội 

Ảnh đen - trắng về phố cổ Hà Nội 

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hình ảnh phố cổ trong tranh vẽ phố cổ Hà Nội của học sinh với hoạt động buôn bán náo nhiệt. Hay những bức tranh phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái với màu sắc xưa cũ đầy hoài niệm. 

Có thể bạn chưa biết:

Phố cổ Hà Nội xưa ở đâu? Có bao nhiêu phố? 

Hình ảnh phố cổ Hà Nội ngày nay tuy đã có nhiều thay đổi. Song, số lượng và bản đồ phố cổ Hà Nội vẫn hoạt động trong khu vực phố cổ xưa. 

Phố cổ Hà Nội có 36 tuyến phố chính. Tuy nhiên, đặc trưng nổi bật nhất ở phố cổ là các tuyến phố làm nghề. Dưới đây là danh sách các tuyến phố làm nghề nổi bật ở phố cổ Hà Nội xưa.

Tên tuyến phố 

Nghề truyền thống 

Hàng Bông 

Làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm.

Hàng Mã

Buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng. Ngày nay,còn buôn bán thêm các mặt hàng đồ trang trí lễ, tết, đồ chơi,....

Phố Mã Mây 

Xưa là nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa. Nay bán các mặt hàng mây tre. 

Hàng Bạc 

Là phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Chế tác và tạo hình trang sức bạc. 

Hàng Đào 

Là nơi buôn tơ, bán vải vóc. 

Hàng lược 

Là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa.

Hàng Chai 

Buôn bán chai lọ.

Hàng gà 

Là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm. 

Hàng Chính 

Là nơi tập trung vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm. 

Hàng Đồng 

Là nơi bán bán đồ đồng như mâm, nồi, đỉnh, lư hương, lọ hoa, hạc thờ...

Hàng Đũa (nay là phố Ngô Sĩ Liên) 

Là nơi có nghề vót đũa làm thành đũa bán. Đũa tre để mộc, đũa tre sơn son, sơn then, đầu sơn vàng hoặc đỏ.

Hàng Cơm 

Là nơi có nhiều cửa hàng cơm phục vụ cho các sĩ tử thời phong kiến...

Đây là những tuyến phố cổ Hà Nội xưa chuyên các nghề truyền thống kinh doanh buôn bán đến nay. Một số tuyến phố vẫn duy trì mặt hàng kinh doanh xưa. Một số tuyến phố đã thay đổi hoặc mở thêm hình thức kinh doanh mới. Tuy nhiên, các tuyến phố làm nghề truyền thống vẫn sôi nổi, tấp nập hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra hàng ngày. 

Đến tham quan khu phố cổ Hà Nội xưa, bạn nên tra cứu trước dự báo thời tiết Hà Nội 30 ngày tới để có lịch trình thuận lợi nhất cho mình. 

Giải mã tên gọi một số tuyến phố cổ 

Bên cạnh đặc trưng về các mặt hàng kinh doanh của mỗi con phố, tên gọi phố cổ Hà Nội xưa cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thông thường, các tuyến phố bán gì sẽ được gọi tên theo mặt hàng đó. Tuy nhiên, nhiều con phố mang tên gọi đặc biệt, dưới đây là lý giải một vài tên gọi “đặc biệt” ở phố cổ Hà Nội xưa. 

  • Hàng Đào: bán vải. Trước đây, hàng Đào là nơi chuyên làm nghề nhuộm vải. 

Hàng Đào

  • Hàng hòm: nhiều người nhầm tưởng đây là phố chuyên bán quan tài, nhưng sự thật không phải vậy. 

Hàng hòm 

  • Hàng ngang: trước đây là nơi buôn bán của người gốc Hoa. Trong quá trình sinh sống họ dựng tường, rào chắn để đảm bảo an ninh. 

Hàng ngang 

  • Hàng chuối: Không phải là nơi buôn bán chuối mà từng là nơi quân lính sinh sống. 

Hàng chuối

Đây là một số tên gọi cơ bản của các tuyến phố cổ Hà Nội xưa dễ gây hiểu lầm. Đến nay, tên gọi của nhiều tuyến phố đã có dự thay đổi, các hoạt động kinh doanh, buôn bán cũng khác xưa. 

Đặc trưng kiến trúc phố cổ Hà Nội xưa

Ngoài những hoạt động buôn bán ở phố cổ Hà Nội, kiến trúc và không gian phố cổ là điều được nhiều du khách quan tâm. 

Phố cổ được xây dựng theo mô hình kiến trúc Pháp xưa. Mỗi không gian thiết kế sẽ mang một đặc trưng kiến trúc riêng biệt. Lối thiết kế cầu kỳ khoa học vẫn còn được lưu giữ cho đến nay. 

  • Kiến trúc nhà ở phố cổ Hà Nội xưa

Đặc trưng nổi bật của kiến trúc nhà ở khu phố cổ Hà Nội xưa là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền kinh doanh buôn bán. Nhà sâu chừng chục mét, được chia làm hai dãy, chiều cao nhà thường là tầng rưỡi hoặc hai tầng. 

 Nhà ở phố cổ 

Nhà ở phố cổ 

  • Kiến trúc các không gian đình, chùa

Không gian đình được thiết kế rộng rãi, đây là nơi hội họp, giao lưu của người dân. Thủ đô Hà Nội thời xưa là nơi xuất hiện nhiều các đình thờ tổ nghề sớm nhất trong cả nước. 

Kiến trúc Đền vẫn được xây dựng theo kiểu đền cổ, đậm nét văn hóa truyền thống Việt. Tiêu biểu như Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ. 

Kiến trúc chùa lại được thiết kế đa dạng hơn, tùy thuộc vào quy mô lớn - nhỏ. Chùa thiết kế thông thường gồm: tam quan, nhà lớn, hành lang,...

  • Kiến trúc di tích, thành lũy 

Một số kiến trúc di tích nổi bật như: trụ sở một số báo như Tin Lành, Lao Động, báo Tin Tức tại 105 Phùng Hưng hay ngôi nhà 48 Hàng Ngang - nơi Bác Hồ viết Tuyên Ngôn Độc Lập. 

Ngoài ra, kiến trúc kiểu thành lũy duy chỉ có Ô Quan Chưởng (hay còn gọi là Đồng Hà Môn) là một cửa ô của Hà Nội xưa. 

 Hình ảnh Ô Quan Chưởng

Hình ảnh Ô Quan Chưởng

Phố cổ Hà Nội xưa và nay  

Kiến trúc, văn hóa phố cổ xưa đã tồn tại nhiều đời. Tuy nhiên, đến nay, trước những thay đổi của cuộc sống hiện đại, không gian phố cổ Hà Nội xưa cũng có nhiều khác biệt. 

Ngày nay, tuy những con phố vẫn mang trong mình tên gọi cũ, nhưng hình thức kinh doanh đã có nhiều khác biệt. Phố cổ Hà Nội xưa vốn là nơi các làng nghề vừa làm nghề vừa kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay, phố cổ chỉ tập chung vào các hoạt động buôn bán, không còn duy trì làm nghề. 

Ngay cả trong các hoạt động buôn bán, nhiều con phố cũng có những thay đổi về mặt hàng kinh doanh. 

Tuyến phố 

Xưa

Nay

Hàng Điếu 

Bán thuốc lào và điếu cầy.

Làm nghề và bán giầy dép da.

Hàng Đường 

Bán đường 

Bán mứt, ô mai.

Hàng Gà 

Kinh doanh gia cầm 

In thiệp cưới 

Ngoài ra, còn rất nhiều các tuyến phố kinh doanh có sự thay đổi. Tuy nhiên, bạn cạnh đó vẫn còn nhiều tuyến phố lưu truyền nghề, sản phẩm truyền thống: hàng Đồng, hàng Thiếc,...

Ngoài các hoạt động kinh doanh, phố cổ Hà Nội hiện nay còn được đầu tư phát triển du lịch. Do đó, phố cổ Hà Nội được xây dựng rất nhiều các tổ hợp giải trí xung quanh như:

  • Không gian phố đi bộ: Là nơi du khách trong và ngoài nước trải nghiệm đi bộ thư giãn cuối tuần và thưởng thức đa dạng các hình thức văn nghệ tự phát tại đây. 

  • Phố Tạ Hiện: Đây là góc phố cổ Hà Nội về đêm náo nhiệt. Nơi đây đón du khách đến trải nghiệm ẩm thực, bia và đồ nhậu đậm chất Việt.

  • Phố Bạch Mã: Tổ chức hoạt động hát chầu văn về tối,..

 Phố cổ Hà Nội về đêm ngày nay 

Phố cổ Hà Nội về đêm ngày nay 

Đây là những thay đổi cơ bản trong phố cổ Hà Nội xưa và nay. Song, với tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, những thay đổi và chuyển mình này là hoàn toàn cần thiết. Phố cổ Hà Nội vẫn lưu giữ được nét đẹp xưa mà không hề bị nhàm chán với những màu sắc xưa cũ. 

Có thể bạn chưa biết: 

Nếu bạn có kế hoạch du lịch Hà Nội, đừng quên trải nghiệm không gian phố cổ Hà Nội và khám phá Hà Nội xưa đầy màu sắc. Hãy nhớ tra cứu trước thời tiết Hà Nội để có chuyến trải nghiệm trọn vẹn nhất. 

Kết luận 

Thông tin khám phá văn hóa phố cổ Hà Nội trên đây phần nào giúp bạn nhìn lại nét đẹp của Hà Nội xưa rêu phong, cổ kính. Nếu có dịp ghé thăm phố cổ Hà Nội xưa, đừng quên ghi lại những bức hình kỷ niệm hay trải nghiệm trọn vẹn du lịch phố cổ, khám phá ẩm thực phố cổ Hà Nội trước khi trở về. Chúc bạn có hành trình trải nghiệm trọn vẹn, ý nghĩa. 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Phố cổ Hà Nội có đặc sản gì?

Phố cổ Hà Nội có rất nhiều món đặc sản đa dạng: bún riêu, bún ốc, bánh cuốn, bún chả,..Tuy nhiên, để mua đặc sản phố cổ làm quà, bạn không nên bỏ qua ô mai phố cổ. Đây là một trong những món ăn nức tiếng thủ đô. 

Phố nào bán đồ trang trí ở Hà Nội nổi tiếng?

Phố hàng Mã là tuyến phố chuyên bán các mặt hàng đồ trang trí lễ tết hay sự kiện, đồ chơi,...

Phố nào bán đồ đồng nổi tiếng ở Hà Nội?

Hàng Đồng là tuyến phố nổi tiếng náo nhiệt, đông đúc, chuyên cung cấp các sản phẩm bằng đồng:lư hương, đỉnh đồng,....

Đánh giá:5.0 - 50Lượt
Chia sẻ:

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận