Mùng 3 Tết 2023: Vén màn bí mật nghi lễ hóa vàng ngày mùng 3

19/01/2023 - lượt xem: 284
Chia sẻ:
Đánh giá:5.0 - 50Lượt

Ngày mùng 3 tết 2023 nói riêng hay mùng 3 tết cổ truyền nói chung là thời điểm có ý nghĩa đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm truyền thống, đây là ngày cúng lễ hóa vàng dịp Tết để tiễn gia tiên về cõi âm sau những ngày ăn tết cùng con cháu. Vậy, nghi lễ hóa vàng ngày mùng 3 được chuẩn bị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những nghi thức cúng lễ hóa vàng trong ngày mùng 3 tết  chuẩn nhất dưới đây. 

Nghi lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết 

Nghi lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết 

Ý nghĩa của ngày mùng 3 tết - Lễ hóa vàng 

Ngày lễ hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ âm cảnh được người Việt thực hiện vào ngày mùng 3 tháng giêng hàng năm. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều gia đình đã thu xếp công việc để tổ chức hóa vàng sớm hoặc muộn hơn. 

Thông thường ngày lễ hóa vàng được thực hiện từ mùng 2 - mùng 7. Lễ cúng hóa vàng là thời điểm toàn thể gia đình cung kính chuẩn bị mâm lễ dâng lên gia tiên, tiễn tổ tiên về âm cảnh. Đây cũng là thời điểm con cháu thể hiện sự mong cầu tổ tiên ban phước lành, một năm nhiều may mắn. 

Ý nghĩa ngày mùng 3 Tết 

Ý nghĩa ngày mùng 3 Tết 

Nghi thức ngày hóa vàng mùng 3 tết năm 2023 được tổ chức theo phong tục truyền thống bao gồm các thủ tục: cúng cơm ngày mùng 3, khấn lễ và hóa vàng. 

Nghi lễ hóa vàng ngày mùng 3 tết như thế nào là chuẩn? 

Để cúng lễ hóa vàng ngày mùng 3, gia chủ cần chuẩn bị mâm cơm ngày hóa vàng dâng lên tổ tiên cùng hoa quả, tiền vàng và sớ khấn. Cụ thể cho từng nghi thức được liệt kê dưới đây. 

Mâm cúng lễ hóa vàng ngày mùng 3 tết 2023

Mâm lễ cúng ngày hóa vàng mùng 3 Tết 2023 cần chuẩn bị những gì? Theo cách cúng mùng 3 tết truyền thống, mâm lễ cúng ngày mùng 3 sẽ được chuẩn bị theo mâm cơm tết truyền thống của từng vùng miền. 

Mâm lễ cúng ngày hóa vàng 

Mâm lễ cúng ngày hóa vàng 

Cụ thể, mâm lễ cúng trong ngày hóa vàng sẽ bao gồm:

  • Cỗ mặn: canh măng, miến, món chiên, xào, rán, bánh chưng, giò,....

  • Mâm ngũ quả: bạn có thể chuẩn bị mâm ngũ quả mới cho ngày mùng 3 tết hoặc thay các loại quả trên mâm ngũ quả là quả mới. 

  • Tiền vàng: dâng thêm tiền vàng lên ban thờ đủ loại. 

  • Chuẩn bị thêm: chén nước, chén rượu. 

  • Chuẩn bị thêm: bánh, kẹo, trầu cau, thuốc lá. 

  • Dâng hương

Đây là những yêu cầu cơ bản nhất cần có khi chuẩn bị mâm cúng lễ ngày hóa vàng. Ngoài ra, tùy thuộc vào phong tục vùng miền mà ngày mùng 3 2023 còn có thể chuẩn bị thêm 2 cây mía trong nhà. 

Bài khấn cúng hóa vàng ngày mùng 3 tết 

Sau khi chuẩn bị mâm cơm cúng hóa vàng, gia chủ cần chuẩn bị trang phục trang nghiêm để đọc bài khấn hóa vàng mùng 3 tết. Trước khi đọc văn khấn hóa vàng mùng 3 tết cần giữ cho bản thân thanh tịnh, trong sạch, súc miệng bằng nước lọc trước khi bắt đầu khấn lễ. 

Bài khấn hóa vàng mùng 3 tết có thể sử dụng cho nhiều gia đình:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần

Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.

Con kính lạy các cụ tổ khảo, tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày... tháng... năm...

Chúng con là... tuổi...

Hiện cư ngụ tại...

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Hóa vàng 

Sau khi đọc bài khấn, gia chủ lùi về sau đợi hết hương rồi thắp đến tuần hương thứ 2. Sau khi tuần hương thứ 2 cháy hết, có thể vào lễ hạ (xin hạ lễ, thụ lộc của gia tiên và hóa vàng gửi gia tiên)

Nghi lễ hóa vàng được thực hiện đơn giản. Bạn cần thu hết số tiền vàng đã đặt trong năm từ mùng 1 - mùng 3 tết để hóa đốt dâng tổ tiên. Như vậy, sau ngày hóa vàng, gia chủ được coi như đã hoàn thiện các nghi lễ cúng tết gia tiên và có thể nghỉ ngơi để chuẩn bị trở lại công việc thường ngày. 

Hóa vàng ngày mùng 3 Tết 

Hóa vàng ngày mùng 3 Tết 

Điều nên làm và không nên làm ngày mùng 3 tết 

Ngoài nghi lễ mùng 3 tết 2023 thực hiện hóa vàng tại gia, gia đình nên tìm hiểu thêm một vài điều nên làm và những điều kiêng kỵ vào ngày mùng 3 dưới đây để tránh những điều xui rủi, đón vận may tới:

Điều nên làm 

Điều không nên làm 

Thực hiện nghi lễ hóa vàng trang nghiêm, đúng truyền thống

Kiêng quét nhà đổ rác. Sau hết ngày mùng 3 bạn có thể quét nhà, đổ rác như thường ngày. 

Mặc đồ màu sắc rực rỡ, tươi tắn 

Kiêng sử dụng kim chỉ

Đi lễ chùa đầu năm cầu bình an 

Kiêng nói những điều xui xẻo không may 

Đi thăm tết thầy/cô giáo

Kiêng cãi vã 

Hái lộc đầu xuân 

Kiêng đổ vỡ 

Trên đây là những thông tin về nghi lễ hóa vàng mùng 3 tết mà bạn cần biết. Để chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho ngày lễ hóa vàng, đừng quên tra cứu thời tiết mùng 3 Tết tại địa phương mình sinh sống. Mong rằng, với những thông tin trên, sẽ giúp bạn chuẩn bị chu đáo cho ngày hóa vàng mùng 3 tết 2023. Chúc bạn và gia đình đón Tết 2023 bình an, vạn sự như ý. 

Đánh giá:5.0 - 50Lượt
Chia sẻ:

1 Bình luận

Bộ lọc
  1. Đoàn Hùng

    Đoàn Hùng

    nhà mình có năm để tận mùng 5 mới hóa vàng lận. Có nhất thiết là mùng 3 đâu

    Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận