Tiết Đông Chí là gì? Tiết Đông Chí 2024 là ngày nào trong năm?
Tiết Đông Chí diễn ra vào giữa mùa đông mang đến cái lạnh đặc trưng. Trong thời gian diễn ra tiết Đông Chí, sẽ có những thay đổi về thời tiết lẫn thiên nhiên và con người. Cùng Thời tiết 24h tham khảo các thông tin thú vị về khí tiết này trong bài viết sau đây.
Tiết Đông Chí năm 2024
Tiết Đông Chí là gì? Tiết Đông Chí 2024 là ngày nào?
Tiết Đông Chí là gì? Là một trong 5 tiết khí của mùa đông (tiết Tiểu Tuyết, tiết Đại Tuyết, tiết Đông Chí, tiết Tiểu Hàn và tiết Đại Hàn) thể hiện các khoảng thời tiết khác nhau trong mùa này, Đông Chí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông, là một trong 24 tiết khí theo nông lịch.
“Đông Chí” được hiểu là đỉnh điểm của mùa đông, ở đây chúng ta không đề cập đến nhiệt độ mà về vị trí của Trái đất quay quanh Mặt trời. Vào ngày bắt đầu Đông Chí, Bắc bán cầu có hiện tượng ngày ngắn đêm dài, và ngược lại ở Nam bán cầu thì có ngày dài đêm ngắn.
Tiết Đông Chí diễn ra trước tiết Tiểu Hàn
Tiết Đông Chí diễn ra từ ngày 21 hoặc 22 tháng 12 và kết thúc vào khoảng ngày 5 hoặc 6 tháng 1 năm sau theo các múi giờ Đông Á. Và khi tiết Đông Chí kết thúc là sự bắt đầu của tiết đại hàn.
Tiết Đông Chí năm 2024 là ngày nào? Theo dương lịch, Đông chí năm 2024 sẽ bắt đầu từ ngày 21 tháng 12 năm 2024 ( tức ngày 21/11 âm lịch) và kết thúc vào ngày 4 tháng 1 năm 2024 ( tức ngày 5/12 âm lịch).
Sử dụng các cuốn lịch vạn niên, bạn cũng dễ dàng đọc thông tin tiết khí nào đang diễn ra. Tất cả được ghi chú rõ ràng tại mỗi tờ lịch. Mua ngay bloc lịch 2024:
Ý nghĩa, đặc điểm tiết Đông Chí
Tiết Đông Chí không chỉ mang đến những thay đổi về thời tiết trong năm mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Tìm hiểu về những đặc điểm về văn hóa và thời tiết trong thời gian diễn ra tiết Đông Chí, bạn sẽ thấy được sự đa dạng mà tiết khí này mang lại.
Tiết Đông Chí |
Đặc điểm |
Thời gian bắt đầu |
21 - 22/12 |
Thời gian kết thúc |
5 - 6/1 |
Đặc trưng thời tiết |
Thời tiết chuyển sang trạng thái băng giá, rét hại. Trời nhiều mây, u ám và thiếu ánh sáng. |
Ý nghĩa tiết Đông Chí
“冬”: “Đông” có nghĩa là mùa đông, “至”: “Chí” có nghĩa là điểm cực, là trung tâm mùa đông. Ngoài ra, chúng còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau theo từng khu vực.
Theo văn hóa phương Đông:
-
Với người Hoa thì ngày Đông chí còn có ý nghĩa chào đón năm mới, mốc khởi đầu của năm mới, là khoảng thời gian gia đình quây quần bên nhau. Ngày Đông Chí không phải là khoảng thời gian đặc biệt trong văn hóa Việt Nam, nhưng một số người vẫn làm lễ cúng tổ tiên, ông bà, cầu mong những điều may mắn.
Tiết Đông Chí là thời gian diễn ra nhiều lễ hội
Theo văn hóa phương Tây:
-
Trong văn hóa phương Tây, ngày Đông Chí cũng là dịp diễn ra rất nhiều sự kiện và lễ hội có thể kể đến như: Lễ hội Chaumos, lễ hội Kwanzaa, lễ hội Saturnalia, lễ hội Hanukkah…
-
Thời gian diễn ra tiết Đông Chí, ở các nước phương Tây cũng có các ngày lễ lớn cuối năm như Lễ Giáng Sinh, được tổ chức rất lớn và long trọng. Và lễ này cũng được rất nhiều các nước phương Đông khác đón nhận.
Đặc điểm của tiết Đông Chí
Tiết Đông Chí được biết đến với đặc điểm có thời gian đêm dài hơn ngày nhiều nhất trong năm. Nhưng chỉ có các quốc gia ở bán cầu Bắc mới cảm nhận rõ ràng được đặc điểm này, còn quốc gia ở bán cầu Nam thì ngày lại dài hơn đêm.
Với thiên văn học phương Tây, tiết Đông Chí là mốc thời gian liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời. Tại thời điểm này, kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bắc Bán cầu, Bắc Bán sẽ bắt đầu mùa đông còn Nam bán cầu thì bắt đầu mùa hè.
Sự thay đổi của thời tiết cũng diễn ra rõ rệt, Đông Chí là thời điểm khí hậu lạnh nên xuất hiện hiện tượng ngủ đông của các loài động vật, thực vật đã rụng hết lá, chỉ còn cành, con người trở về trạng thái thu hẹp, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Thực vật thích ứng với sự thay đổi của thời tiết
Trong thời gian diễn ra tiết Đông Chí có gió Mậu Dịch (còn gọi là gió tín phong) và khối khí đại dương khiến thời tiết thay đổi nhiều. Mặc dù nó không ảnh hưởng nhiều nhưng lại gây ra hiện tượng mưa phùn và nồm tạo cảm giác khó chịu.
Tuy ở miền Nam không biểu hiện rõ rệt nhưng ở miền Bắc vào ngày tiết Đông Chí thời tiết bắt đầu giảm mạnh, xuất hiện hiện tượng rét đậm, rét hại, trời nhiều mây, âm u… Thậm chí ở những vùng địa hình cao còn xuất tuyết rơi.
Nên làm gì vào tiết Đông Chí
Trong văn hóa Trung Quốc, vào thời gian này sẽ diễn ra lễ hội Đông Chí. Trong thời gian này, người ta thường bồi bổ cơ thể bằng cơm nắm, bánh bao nhân thịt, các món canh thịnh soạn và ăn mừng những sự thay đổi đang diễn ra. Bên cạnh đó, bánh tang yuan, vằn thắn, súp thịt cừu, cháo bát bảo… là những món ăn rất phổ biến trong lễ hội Đông Chí.
Còn tại Việt Nam, mặc dù không có những lễ hội đặc biệt riêng cho tiết khí này, nhưng lại hưởng ứng rất mạnh mẽ ngày lễ Giáng sinh của phương Tây. Vào ngày lễ Giáng sinh, mọi người sẽ dành thời gian cho gia đình, cho những người thân yêu, cùng nhau trang trí nhà cửa để đón một mùa Giáng sinh ấm áp. Trong khoảng thời gian 20/12 - 24/12, không khí Giáng sinh tràn ngập phố phường, mọi thứ được trang trí lộng lẫy không kém gì lễ Tết.
Lễ Giáng sinh ở Việt Nam
Vì Đông Chí là ngày đánh dấu sự thay đổi của thời tiết trong năm, thời tiết chuyển sang lạnh, rét hơn. Chính vì thế, bạn cần có sự chuẩn bị về sức khỏe cũng như lối sống sinh hoạt để hòa hợp với sự thay đổi này.
-
Những ngày diễn ra tiết Đông Chí thời tiết sẽ mang đến những cái lạnh khắc nghiệt không tốt cho những ai mắc bệnh hô hấp và xương khớp. Vì điều đó, bạn nên bổ sung vitamin C cùng các chất dinh dưỡng khác để tăng đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, với người lớn tuổi, người mắc bệnh xương khớp cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng và massage chân giúp khí huyết được lưu thông tốt, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
-
Vì thời tiết có phần ẩm ướt, khó chịu nên bạn có thể sử dụng máy hút ẩm, máy giặt sấy để cải thiện hiện tượng ẩm và nồm.
Không nên làm gì vào tiết Đông Chí
Người xưa tin rằng, sau này Đông Chí thì năng lượng dương dần bắt đầu tăng lên và được xem là ngày khá quan trọng. Tuy nhiên, có một vài điều cấm kỵ bạn cần tuân thủ để đảm bảo một năm may mắn phía trước.
Theo nhà số học Hsiao Meng (小孟) thì bạn tránh làm những việc dưới đây.
-
Tránh ra ngoài vào ban đêm: Trong văn hóa xa xưa cổ đại, Đông Chí được xem là lễ hội ma, và mọi người không nên ra ngoài sau 21 giờ. Nếu có ra ngoài thì cần mang theo muối để phòng thân.
-
Không thức khuya: Vào ban đêm nhiệt độ giảm thấp hơn, nếu bạn ngủ trễ sẽ làm giảm năng lượng dương và tăng năng lượng âm có thể dẫn đến luồng khí xấu. Vì tiết Đông Chí được ví như phiên bản nhỏ của Tết Nguyên đán nên năng lượng tiêu cực thu được vào ngày này sẽ ảnh hưởng đến vận may trong năm mới.
Không nên thức khuya vào tiết Đông Chí
-
Không nổi giận, cãi nhau: Đông Chí là một ngày thay đổi thuật ngữ năng lượng Mặt trời. Bạn không nên tức giận, cãi nhau với người yêu, bạn bè khi ra ngoài để không ảnh hưởng đến linh khí và phá hủy trừ trường bảo vệ của họ.
-
Không ăn bánh tang yuan (bột gạo viên) số lượng lẻ: Nhiều người tin rằng, ăn bánh tang yuan có thể tăng cường năng lượng dương. Ăn chúng vào tiết Đông Chí cần ăn theo số chẵn. Theo quan niệm người xưa cho rằng, ăn số lẻ sẽ dẫn đến sự cô đơn trong năm tới.
Để tìm hiểu sâu hơn những việc nên làm và không nên làm trong tiết Đông Chí, bạn nên tham khảo cuốn Lịch Vạn Sự 2024. Cuốn sách là sự kết hợp nhiều môn: Âm dương ngũ hành, Thiên can, Địa chi, ngày giờ tiết khí, trung khí, sao tốt, sao xấu, Nhị thập bát tú.
Ý nghĩa của Đông Chí trong tử vi phong thủy
Theo tử vi phong thủy, tiết Đông Chí ứng với quẻ Phục trong Kinh Dịch. Đây là quẻ mang ý nghĩa về sự phục hồi, phát triển thịnh vượng.
Thời gian diễn ra tiết Đông Chí thường vào tháng 11 theo lịch Âm hay còn gọi là tháng Tý. Người sinh vào thời gian này được đánh giá là có trí tuệ thông minh, uyên thâm mẫn tiệp. Tuy nhiên, nếu tu dưỡng kém dễ sinh ra tính nhu nhược, gian xảo, lắm mưu nhiều kế.
Người mệnh Thủy thường gặp nhiều may mắn, sự nghiệp thông thuận, đạt được thành công lớn. Tài vận tốt, sức khỏe ổn định cuộc sống gặp nhiều điều tốt lành và thuận lợi.
Ý nghĩa của Đông Chí theo phong thủy
Người kỵ mệnh Thủy cần đặc biệt quan tâm về sức khỏe cũng như sự nghiệp, tiền tài trong thời gian này. Với những ai vừa khởi nghiệp thì ban đầu sẽ gặp điều khó khăn, tuy nhiên, điều này không kéo dài lâu.
Theo phong thủy, ngày Đông Chí cũng là ngày thích hợp để người dân tiến hành cúng tế, san đường. Tuy nhiên, cũng cố một số việc quan trọng cần tránh trong thời gian này như: ăn hỏi, đính hồn, cưới gả, cầu phúc, cầu tự, ký kết, giao dịch, mở kho, xuất hàng, động thổ, sửa bếp, đào đất,...
Kết luận
Cái lạnh của tiết Đông Chí đã dẫn đến sự thay đổi của nhiều sinh vật, con người nhằm thích ứng với thời tiết và quan niệm ngũ hành. Hiểu về tiết Đông Chí sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe và vận may của mình tốt hơn. Mong rằng với nội dung về tiết Đông Chí mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích đến bạn.
10 Bình luận
Ngọc Hân
Trong văn hóa xa xưa cổ đại, Đông Chí được xem là lễ hội ma, và mọi người không nên ra ngoài sau 21 giờ. Huhu sợ thế
Thời tiết 24h
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Bạn nên hạn chế ra ngoài sau 21h nhé
Kim Hoa
Thông tin hữu ích
Thời tiết 24h
cảm ơn bạn đã chia sẻ
Thanh Xuyên
thời tiết Đông chí năm nay thế nào?
Thời tiết 24h
để nắm bắt tình hình thời tiết Đông chí chính xác và chi tiết, bạn theo dõi thoitiet24h.vn
Thanh Lam
Trong tiết đông chí, người xưa quan niệm ăn chè trôi nước có thể tạo vận may cho các thành viên trong gia đình. Viên màu đỏ hay hồng tượng trưng cho tình cảm nồng thắm, tình duyên hạnh phúc đủ đầy, với viên màu trắng tượng trưng cho mối lương duyên trời ban, tình cảm thanh bạch, sáng trong.
Thời tiết 24h
Cảm ơn bạn đã chia sẻ
Uyên Chi
Qua Đông Chí là có thể lấy chồng :v
Thời tiết 24h
Theo phong thủy, ngày Đông Chí cũng là ngày thích hợp để người dân tiến hành cúng tế, san đường. Tuy nhiên, cũng cố một số việc quan trọng cần tránh trong thời gian này như: ăn hỏi, đính hồn, cưới gả, cầu phúc, cầu tự, ký kết, giao dịch, mở kho, xuất hàng, động thổ, sửa bếp, đào đất,...
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *