Ohio

26oC

Mây rải rác

0 mm

Lượng mưa

Đặc sản chùa Hương nổi tiếng khiến thực khách mong mỏi

15/10/2024 - Lượt xem: 1020
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Trẩy hội chùa Hương là hoạt động lễ hội đầu năm được rất nhiều du khách quan tâm. Thưởng thức đặc sản chùa Hương mùa hội là hoạt động mà khách du lịch không thể bỏ qua khi đến đây. Danh sách những món ẩm thực vùng “Nam Thiên Đệ Nhất Động” này chắc chắn sẽ khiến thực khách phải ngỡ ngàng, lưu luyến sau khi trở về. 

Món đặc sản chùa Hương 

Một vài thông tin về lễ hội chùa Hương 

Lễ hội chùa Hương là hoạt động thường niên hàng năm được tổ chức tại Mỹ Đức Hà Nội. Thời gian khai hội là từ mùng 6 tháng giêng và thời gian diễn ra hội kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch. 

Nguồn gốc của lễ hội chùa Hương bắt đầu từ tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba - công chúa Diệu Thiện. Bà là người ứng thân của Bồ Tát Quan Thế Âm tu hành 9 năm đắc đạo và trở thành Phật đi cứu thế chúng sinh. Sau này, động Hương Tích cũng được Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm và đề khắc trên động dòng chữ ““Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích và lễ hội chùa Hương được biết đến ngày càng rộng rãi và thu hút hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm. 

 Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương

Bên cạnh hành hương cúng lễ, khách du lịch đến chùa Hương còn được tham gia nhiều hoạt động ngày hội phong phú, hấp dẫn. Đặc biệt, đặt chân đến đất thiêng chùa Hương, du khách không thể quên tìm hiểu các món đặc sản chùa Hương hấp dẫn tại đây. 

Tham khảo: Dự báo thời tiết chùa Hương hôm nay, ngày mai và 10 ngày tới

Gợi ý trang phục đi lễ hội chùa Hương cho bạn:

 

Đặc sản chùa Hương nổi tiếng mùa hội 

Đặt chân đến mảnh đất chùa Hương ngày trẩy hội, bạn nên một lần thưởng thức những món đặc sản hấp dẫn nơi đất thiêng này như rau sắng, sâu đá, củ mài…. 

Rau sắng chùa Hương

Nếu khách du lịch thắc mắc chùa Hương có đặc sản gì? thì nên tìm hiểu ngay về món rau sắng chùa Hương. Đây là một trong những cái tên nổi tiếng ở đất Mỹ Đức Hà Nội. Rau Sắng còn được đặc biệt nhắc đến trong các bài ca dao:

“Muốn cho da trắng tóc dài

 Đừng quên rau sắng, củ mài chùa Hương”

 Rau sắng chùa Hương

Rau sắng chùa Hương

Khác với nhiều loại rau đồng bằng, rau sắng được lấy từ cây thân gỗ và mọc trên các vùng núi đá vôi. Ngoài ra, đây là loài cây ưa ánh sáng, nên mọc tương đối cao. Dù mọc tự nhiên trên các vách đá, nhưng tỷ lệ đạm của rau Sẵng rất cao. Thời gian thu hoạch rau sắng tương đối lâu. Phải mất 3-5 năm trồng mới có rau sắng. Người dân đi lấy rau thường phải trèo lên ngọn cây cao cả chục mét tương đối nguy hiểm. 

Rau Sắng chùa Hương có thể chế biến tương tự như rau ngót, nấu cùng thịt gà, thịt băm, tôm nõn,...Hương vị rau đặc biệt, thơm nhẹ không đắng hay nồng. 

Du khách đến chùa Hương thường có thể mua rau Sắng ở dọc ven đường leo núi. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm thu hoạch mà có thể tìm mua rau sắng hay không. Đây là món đặc sản chùa Hương nổi bật nhất mà chắc chắn bạn nên một lần thưởng thức khi đặc chân đến đất chùa Hương. 

Sâu đá chùa Hương

Sâu đá chùa Hương là loài động vật thường xuất hiện nơi cửa hàng. Sâu đá cũng tương đối giống với nhiều loài sâu khác. Tuy nhiên, môi trường sinh sống của chúng là ở dưới các tảng đá. 

 Sâu đá chùa Hương 

Sâu đá chùa Hương 

Sâu đá là món đặc sản chùa Hương mà ít người biết đến. Người ra chỉ bắt được sâu đá vào mùa nước cạn. Sau khi lật tảng đá, sẽ dùng vợt lưới để bắt sâu đá.  Sâu đá được dùng làm nguyên liệu cho món sâu rang. Tuy nhiên, cần phải biết cách làm để đảm bảo an toàn khi thưởng thức cũng như đảm bảo được vị ngon của món ăn. 

Mơ chùa Hương

Ngoài rau sắng đặc sản, chùa Hương có những gì? Một lựa chọn đặc sản hấp dẫn cho khách du lịch hành hương đầu năm là quả mơ. Mơ là loại quả được tìm và trồng khá phổ biến ở các vùng núi. Tuy nhiên, hương vị mơ đặc sản chùa Hương lại hoàn toàn khác biệt. 

Mơ chùa Hương được trồng ở các khu vực sườn núi. Quả mơ thường nhỏ, khi chín sẽ vàng ươm và mặc trên mình một lớp lông tơ mỏng. Mơ chín ngon sẽ có đôi chỗ vỏ lấm tấm hồng. 

 Mơ chùa Hương 

Mơ chùa Hương 

Đặc biệt mùa trẩy hội chùa Hương từ tháng 1 - tháng 3 cũng là mùa mơ chín. Mơ chùa Hương khi cắn ra có vị chua dịu, thơm thanh. Du khách có thể chọn mua món đặc sản chùa Hương này làm quà cho người thân. Mơ có thể ứng dụng rất đa dạng trong: chế biến các món ăn, làm nước giải khát, ngâm rượu,....

Mơ chùa Hương không chỉ nổi tiếng đơn thuần như một thức quả mà còn trở thành món quà ẩm thực đặc sản được nhiều người yêu thích. Mơ chùa hương dùng làm ô mai, xí muội thơm ngon thượng hạng. Nếu bạn muốn thưởng thức, hãy chọn ngay ô mai mơ chùa hương chính hiệu dưới đây: 

 

Có thể bạn chưa biết: Tại sao đi chùa Hương phải đi 3 năm liền?

Rượu mơ

Nếu không thích thú với mơ chùa Hương, bạn có thể lựa chọn một dạng thức khác của mơ: rượu mơ. Hương vị đặc biệt cay nồng của men rượu và thơm thanh của mơ sẽ khiến bạn say đắm ngay từ lần nhấp môi đầu tiên. 

 Rượu mơ chùa Hương 

Rượu mơ chùa Hương 

Tuy nhiên, chọn mua rượu mơ chùa Hương cần cân nhắc cơ sở uy tín. Chọn rượu đã ngâm lâu để có thể thưởng thức sớm. Với rượu mơ mới ngâm, bạn cần đợi thời gian khoảng 5 - 6 tháng để rượu mơ đạt hương vị chuẩn nhất. 

Chè củ mài, bánh củ mài

Du xuân đầu năm, nếu bạn chưa nghĩ ra ăn gì ở chùa Hương, có thể thưởng thức ngay một bát chè củ mài thanh mát. Chè củ mài là món đặc sản ở chùa Hương được rất nhiều du khách yêu thích và ấn tượng. 

Chè củ mài được nấu từ bột sắn dây và đường, rắc thêm củ mài vị ngọt thanh mát.Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm thấy vị quánh dẻo nhẹ của sắn dây và hương thơm, vị ngọt thanh mát của củ mài. Đặc biệt, đây là món ăn giải nhiệt cho các đoàn hành hương đến chùa Hương kính lễ. 

 Chè củ mài 

Chè củ mài 

Ngoài chè củ mài, bạn còn có thể thưởng thức bánh củ mài. Củ mài được chế biến thành dạng bánh kết hợp với các nguyên liệu như: mật ong hay ngũ cốc,...tạo nên những hương vị riêng độc đáo, hấp dẫn. 

Chè lam 

Chè lam là đặc sản nổi tiếng ở nhiều vùng. Đặc biệt ở vùng “Nam thiên đệ nhất động”, chè lam mang hương vị riêng đặc trưng. Chè làm được chế biến kỳ công và tỉ mỉ từ nếp cái, gừng tươi, bột quế, lạc rang. Khi thưởng thức chè sẽ có vị thanh ngọt nhẹ, cảm giác khi nhai sẽ hơi dẻo. 

Nếu bạn chưa đi chùa Hương và muốn thử thưởng thức món đặc sản nức tiếng này. Gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn:

 

 Chè Lam 

Chè Lam 

Chè lam kết hợp cùng nước trà đắng chát sẽ tạo nên vị ngọt thanh nơi cổ họng. Đây là một trong những món ăn đặc sản được nhiều du khách đến chùa Hương mua về làm quà. Chè lam đặc sản chùa Hương có thể bảo quản được tương đối lâu. Do đó, khách du lịch ở xa cũng có thể yên tâm chọn mua sản vật này. 

Hoa súng chùa Hương

Khác với những món đặc sản chùa Hương được thưởng thức bằng vị giác, hoa súng chùa Hương là món đặc sản mang giá trị tinh thần đặc biệt cho mỗi du khách. Được ví như món đặc sản chỉ được dùng tại chỗ, hoa súng chùa Hương như một bữa tiệc nghệ thuật mở ra trước mắt du khách hành hương. 

 Chùa Hương mùa hoa súng 

Chùa Hương mùa hoa súng 

Du khách có thể ngắm nhìn hoa súng nở rộ vào thời điểm cuối năm (tháng 11 - tháng 12) ở khu vực suối Yến. Dòng suối hoa hồng rực một dải non nước, uốn lượn nơi vùng đất núi non trùng điệp là một thắng cảnh không thể bỏ qua. 

Vào buổi sáng sớm, các đoàn khách du lịch thường đến đây chụp ảnh và chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ này. 

Có thể bạn chưa biết: Đi chùa Hương nên mặc gì phù hợp, đẹp và lịch sự ?

Quán ăn ngon ở chùa Hương 

Bên cạnh hành trình du xuân đầu năm, và lựa chọn đặc sản chùa Hương làm quà, khách du lịch có thể cân nhắc một vài điểm dừng chân ở chùa Hương dưới đây. Top quán ăn ngon ở chùa Hương sẽ giúp các đoàn khách du lịch không còn băn khoăn lựa chọn đi chùa Hương ăn gì. Trải dọc lối đi vào chùa Hương, bạn có thể tham khảo các quán ăn chất lượng với giá thành tốt nhất tại đây:

 Nhà hàng chùa Hương 

Nhà hàng chùa Hương 

  • Nhà hàng Mai Lâm - chùa Hương

Địa chỉ: 4 Thiên Trù Hương Sơn, Mỹ Đức.

  • Nhà Hàng Minh Thích chùa Hương

Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức.

  • Bến Trò chùa Hương - Xóm 7 - Thôn Yến Vĩ - Xã Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức.

Nhà Hàng Kiên Yến chùa Hương 

  • Địa chỉ:  làng Yến, Mỹ Đức, Hà Nội.

Có thể bạn chưa biết: Đường đi chùa Hương như thế nào? Xem chi tiết tại đây nhé!

Kết luận 

Trải nghiệm du lịch chùa Hương đầu năm sẽ mang đến cho du khách nhiều cảm xúc mới mẻ. Đặc biệt, hành trình du lịch không thể thiếu những món đặc sản chùa Hương nổi tiếng được liệt kế ở trên. Chúc bạn sẽ có chuyến trải nghiệm hành hương đất Phật thuận lợi, an lành. 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Thời tiết chùa Hương mùa nào đẹp nhất?

Thời tiết chùa Hương vào dịp tháng 10, tháng 11 là thời điểm đẹp nhất trong năm. Đây là thời điểm cảnh vật trong lành, súng nở hoa, khách du lịch có thể thư thái thưởng lãm không gian thiên nhiên. Tuy nhiên, để trẩy hổi, bạn cần đợi đến mùa lễ đầu năm tháng 1 - tháng 3. 

Chùa Hương cách trung tâm Hà Nội bao xa?

chùa Hương cách Hà Nội khoảng 46km. Di chuyển bằng phương tiện xe máy có thể mất khoảng 50 phút. 

Đi lễ hội chùa Hương mất bao lâu?

Thông thường, nếu bạn cách chùa Hương khoảng 50 -60km, thời gian đi lễ hội chùa Hương chỉ mất 1 ngày. Bạn có thể đi và về trong ngày thuận lợi. 

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow