thoitiet24h

Di tích thành Cổ Loa ở đâu? Vén màn bí mật câu chuyện thành cổ

16/12/2024 - Lượt xem: 1208
Chia sẻ:
Đánh giá: 3.8 - 51 Lượt

Di tích Thành Cổ Loa là địa điểm du lịch hấp dẫn ở Đông Anh, Hà Nội. Di tích lịch sử không chỉ thu hút du khách bởi lối kiến trúc độc đáo, xưa cũ mà còn mang đến nhiều câu chuyện bí ẩn khiến khách du lịch ngỡ ngàng khi lần đầu nghe kể. Những bí ẩn lịch sử đó là gì? Hãy cùng khám phá trong nội dung dưới đây bên cạnh hành trình khám phá di tích lịch sử Hà Nội này. 

Khám phá di tích thành Cổ Loa - những bí ẩn lần đầu hé lộ

Khám phá di tích thành Cổ Loa - những bí ẩn lần đầu hé lộ 

Di tích thành Cổ Loa ở đâu? 

Thành Cổ Loa nằm trên địa phận xã Cổ Loa và các xã Việt Hùng, Dục Tú thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Với diện tích 500ha, đây là thành cổ rộng nhất tại nước ta.

Khu di sản văn hóa thành Cổ Loa

Khu di sản văn hóa thành Cổ Loa

Nơi đây là kinh đô của nước Âu Lạc ( 257 TCN - 207 TCN) và nhà nước phong kiến Đại Việt của Ngô Quyền. Thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 TCN dưới thời của vua An Dương Vương.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 20km. Thành Cổ Loa đã trở thành địa điểm tham quan du lịch cuối tuần được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Khách du lịch đến đây không chỉ được ngắm nhìn những công trình kiến trúc cổ độc đáo mà còn được nghe kể về nhiều câu chuyện lịch sử huyền bí, những bài học lịch sử đắt giá. Nếu chưa có cơ hội trải nghiệm điểm đến thú vị này, bạn có thể thể tham quan di tích Thành Cổ Loa qua hành trình khám phá online cùng chúng tôi trong những nội dung dưới đây. 

Tham khảo thêm:

>>>>> 10+ di tích lịch sử ở Hà Nội nổi tiếng và thông tin tham quan

Giờ mở cửa và giá vé tham quan di tích thành Cổ Loa

Thuộc địa phận huyện Đông Anh, khách du lịch có thể tham quan di tích Thành Cổ Loa vào bất cứ thời điểm nào trong năm: 

  • Thời gian mở cửa tham quan di tích Thành Cổ Loa:  08h00 - 17h00 các ngày trong tuần.

  • Giá vé tham quan di tích Thành Cổ Loa: Giá vé người lớn giá vé: 10.000 VNĐ/lượt; giá vé học sinh và người già giá vé: 5.000 VNĐ/lượt; giá vé trẻ em và người có công giá vé: Miễn phí. 

Sơ đồ di tích Thành Cổ Loa 

Sơ đồ di tích Thành Cổ Loa 

Di tích thành Cổ Loa thờ ai? 

Di tích Thành Cổ Loa là nơi thờ An Dương Vương, vị vua đầu tiên của nước Âu Lạc, người đã xây dựng thành Cổ Loa và trị vì vào khoảng thế kỷ 3 trước Công nguyên. An Dương Vương nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam với câu chuyện về việc xây dựng thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước khỏi các thế lực xâm lược. 

Theo truyền thuyết, ông đã nhận được sự giúp đỡ của thần Kim Quy trong việc xây dựng thành và có được một chiếc nỏ thần để chiến đấu với quân xâm lược. Tuy nhiên, vì sự phản bội của Mị Châu, con gái ông, mà thành Cổ Loa cuối cùng bị thất thủ.

Tượng thờ An Dương Vương 

Tượng thờ An Dương Vương 

Tại di tích Thành Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương được xây dựng để tưởng nhớ và tri ân công lao của ông đối với dân tộc. Đền thờ là nơi mọi người đến cúng bái, bày tỏ lòng biết ơn đối với vị vua đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước trong những thời kỳ đầu của lịch sử Việt Nam. Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương còn là biểu tượng của sức mạnh và sự kiên cường trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. 

Các địa điểm tham quan ấn tượng trong di tích thành Cổ Loa

Bước chân đến Thành Cổ Loa, du khách sẽ được lần lượt khám phá những di tích, công trình độc đáo, mang đậm dấu ấn lịch sử tại đây: 

Đền thờ An Dương Vương

Đến với thành Cổ Loa, địa điểm hấp dẫn đầu tiên mà ta phải kể đến đó là đền thờ An Dương Vương. Mọi người còn hay gọi đền thờ An Dương Vương là Đền Thượng.

Nơi đây được xây dựng vào năm 1687 dưới thời vua Lê trên gò đất hình đầu rồng. Khu đền thờ được bao bọc bởi 2 cánh rừng xanh mướt. Từ trong đền nhìn ra, bạn có thể thấy Giếng Ngọc – nơi Trọng Thủy tự vẫn.  

 

Cổng đền thờ An Dương Vương

Cổng đền thờ An Dương Vương

Am Bà Chúa

Am Bà Chúa được mọi người biết đến là nơi thờ công chúa Mỵ Châu ( con gái của vua An Dương Vương). Nằm ngay bên trái đình Cổ Loa, xung quanh am được trồng nhiều cây cảnh. Đặc biệt phải kể đến là cây đa nghìn tuổi xum xuê.

Am Bà Chúa -  nơi thờ công chúa Mỵ Châu

Am Bà Chúa -  nơi thờ công chúa Mỵ Châu

Nhiều người truyền tai nhau răng, sau khi chết, công chúa Mị Châu đã hóa thành hòn đá trôi về bãi Đường Cấm ( nằm ở phía Đông thành Cổ Loa). Dân chúng xung quanh thấy vậy liền cùng nhau di chuyển hòn đá trở về. Do đó, mọi người thường gọi hòn đá bên trong am là tượng công Chúa Mỵ Châu.

Đình Cổ Loa

Đình Cổ Loa là một di tích văn hóa có giá trị lịch sử đặc biệt, nằm trong khuôn viên di tích Thành Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. 

Không gian đình Cổ Loa 

Không gian đình Cổ Loa 

Đình được xây dựng để thờ các vị thần và anh hùng trong lịch sử dựng nước, trong đó có An Dương Vương, người sáng lập ra nước Âu Lạc. Đình Cổ Loa không chỉ là nơi cúng tế, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội quan trọng của người dân địa phương. Đây là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu sâu về lịch sử Thành Cổ Loa và văn hóa vùng đất Cổ Loa Đông Anh.

Giếng Ngọc

Giếng Ngọc là một di tích gắn liền với huyền thoại trong lịch sử Thành Cổ Loa. Theo truyền thuyết, giếng này được xây dựng bởi An Dương Vương để cung cấp nước cho thành, đồng thời có ý nghĩa tâm linh quan trọng trong việc bảo vệ đất nước. 

Về thành Cổ Loa thăm Giếng Ngọc 

Về thành Cổ Loa thăm Giếng Ngọc 

Giếng Ngọc nằm trong khu di tích Thành Cổ Loa, là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du khách tham quan Cổ Loa Đông Anh. Nước trong giếng được truyền tai nhau về độ trong lành, mang lại may mắn và tài lộc cho những ai đến thăm.

Đền thờ Cao Lỗ

Đền thờ Cao Lỗ là một di tích lịch sử nằm trong khuôn viên di tích Thành Cổ Loa. Nơi đây thờ Cao Lỗ, một trong những vị tướng tài ba dưới thời An Dương Vương. 

Phía trước đền thờ Cao Lỗ

Phía trước đền thờ Cao Lỗ

Cao Lỗ nổi tiếng với công lao chế tạo nỏ thần, giúp An Dương Vương chiến thắng quân xâm lược. Đền thờ Cao Lỗ không chỉ là nơi tưởng niệm vị tướng huyền thoại mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử Thành Cổ Loa và những chiến công oai hùng trong quá khứ.

Khu trưng bày di tích thành Cổ Loa

Khu trưng bày tại di tích Thành Cổ Loa là nơi lưu giữ và giới thiệu các hiện vật, di tích, tài liệu liên quan đến lịch sử Cổ Loa Đông Anh. 

Khu trưng bày ở di tích thành Cổ Loa 

Khu trưng bày ở di tích thành Cổ Loa 

Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các hiện vật khảo cổ học, mô hình tái hiện lại cảnh thành Cổ Loa xưa, cùng những thông tin về các sự kiện lịch sử quan trọng gắn liền với thành. Khu trưng bày là điểm đến lý tưởng để khám phá chiều sâu lịch sử của một trong những di tích lâu đời nhất của Việt Nam.

Những câu chuyện về thành Cổ Loa - lần đầu kể

Không chỉ là một địa điểm du lịch văn hóa, lịch sử ở Hà Nội, thành Cổ Loa còn mang trong mình nhiều câu chuyện tâm linh bí ẩn: 

Bí ẩn về bức tượng không đầu ở Cổ Loa

Tại làng Cổ Loa, trong khuôn viên di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), có một ngôi am thờ công chúa Mỵ Châu, nơi lưu giữ một bức tượng đá kỳ lạ hình người phụ nữ không có đầu, đang ngồi xếp bằng, hai tay buông dọc xuống gối. Am Mỵ Châu nằm trong khuôn viên đình Ngự Triều Di Quy, được xây dựng để thờ công chúa Mỵ Châu, người trong truyền thuyết đã bị vua An Dương Vương chém đầu vì tội phản bội.

Bức tượng không đầu ở thành Cổ Loa 

Bức tượng không đầu ở thành Cổ Loa 

Am Mỵ Châu có diện tích hơn 900 m², với kiến trúc theo kiểu "tiền Nhất, hậu Đinh", bao gồm các tòa tiền tế, trung đường và hậu cung. Đặc biệt, trước hậu cung là ban thờ "thập nhị cô", nơi thờ những người hầu thân cận của công chúa, kèm theo đôi câu đối trên trụ hai bên ban thờ. Hiện nay, ông Lại Văn Ước là thủ từ của am, ngày ngày ông ở lại chăm sóc và hương khói.

Trong hậu cung, có một phiến đá hình người không đầu ngồi theo thế xếp bằng, được cho là thii thể hóa đá của công chúa Mỵ Châu. Truyền thuyết kể rằng, dân chài trên sông Hoàng Giang đã kéo được phiến đá này nhưng ban đầu không coi trọng. Tuy nhiên, sau khi nó liên tục lọt vào lưới, dân làng cho rằng đây là phiến đá thiêng và đã rước về làm lễ. Khi gánh đến gần đình Ngự Triều Di Quy, chiếc võng chở đá bị đứt, người dân tin rằng đây chính là di thể của công chúa Mỵ Châu từ biển trở về để hầu vua cha.

Bức tượng không đầu ở thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện ngàn trái của công chúa Mỵ Châu 

Bức tượng không đầu ở thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện ngàn trái của công chúa Mỵ Châu 

Theo quan niệm dân gian, vì công chúa Mỵ Châu có một cuộc tình ngang trái, am Mỵ Châu trở thành nơi linh thiêng, đặc biệt ứng nghiệm với những lời cầu khấn về tình duyên và hạnh phúc gia đình. Nơi đây ngày nay là điểm đến cho những ai cầu duyên và mong muốn hạnh phúc trong cuộc sống.

Hành trình phát hiện thành Cổ Loa

Cổ Loa, kinh đô của Âu Lạc, được xây dựng cách đây hơn 2.300 năm, có cấu trúc vòng ốc với 3 vòng thành còn lại. Thành Cổ Loa nằm ở vị trí chiến lược, dễ dàng kiểm soát cả vùng đồng bằng và sơn địa. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các dấu tích cho thấy Cổ Loa là một trung tâm quân sự và kinh tế quan trọng của thời kỳ Âu Lạc.

Thành Cổ Loa được xây dựng cách đây hơn 2.300 năm

Thành Cổ Loa được xây dựng cách đây hơn 2.300 năm

Trong quần thể di tích Cổ Loa, Đền Thượng thờ An Dương Vương và là nơi có nhiều di vật quý giá, trong đó có bức tượng đồng của vua An Dương Vương, được đúc vào năm 1897. Bức tượng được phát hiện cùng kho đồng khi người dân tu sửa đền vào năm 1893. Ngoài ra, các cuộc khai quật tại đền Thượng từ năm 2004 đến 2007 đã phát hiện thêm nhiều hiện vật liên quan đến lịch sử và văn hóa thời kỳ Âu Lạc.

Bên cạnh tham quan những di tích lịch sử nổi tiếng, nếu bạn có đam mê với khám phá không gian thiên nhiên mới lạ, ĐỪNG BỎ LỠ:

Các lễ hội ở Thành Cổ Loa 

Lễ hội Thành Cổ Loa, tổ chức hàng năm vào ngày 6 tháng Giêng Âm lịch, là sự kiện quan trọng để tưởng nhớ Vua An Dương Vương. Lễ hội được tổ chức bởi cộng đồng dân cư từ 12 thôn trong Thành Cổ Loa và 7 xã xung quanh, kéo dài 10 ngày, kết thúc vào ngày 16 tháng Giêng. Vào ngày thứ 5 của lễ hội, một buổi dâng hương trang trọng được tổ chức tại đình làng linh thiêng. 

Khung cảnh lễ hội Thành Cổ Loa 

Khung cảnh lễ hội Thành Cổ Loa 

Các vị bô lão trong khu vực thực hiện nghi lễ và ôn lại công tích của vua An Dương Vương tại Đền Thượng. Ngày hôm sau, lễ rước long trọng diễn ra lên Đền Thượng, với không khí sôi động và cờ hoa rực rỡ. Lễ hội còn có các trò chơi dân gian đặc sắc như đánh đu, đấu vật, thổi cơm, bắn nỏ, mang lại niềm vui cho mọi người tham gia.

Trên đây là những thông tin ngắn gọn về di tích Thành Cổ Loa, Đông Anh Hà Nội. Mong rằng, với những thông tin này, bạn có thể hiểu thêm về một địa điểm du lịch di tích lịch sử nổi tiếng ở Hà Nội. Nếu có thời gian, đừng quên cập nhật thời tiết Đông Anh Hà Nội và có kế hoạch khám phá địa điểm du lịch hấp dẫn này. 

Đánh giá: 3.8 - 51 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

8 Bình luận

Bộ lọc
  1. user_avatar

    Nguyễn Hòa

    Nghe nhiều người kể vào cung cấm ở đây cầu rất thiêng

    Gửi bình luận
    1. user_avatar

      Thời tiết 24h

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ

      Gửi bình luận
  2. user_avatar

    Nguyễn Lâm Lương

    Hồi trước là sinh viên đi nghiên cứu khảo cổ được về một lần. Tuần tới lại đi 1 lần, đưa con đi chơi :v

    Gửi bình luận
    1. Gửi bình luận
  3. user_avatar

    Nguyễn Xuân Anh

    mình đi hội đền Cổ Loa 1 lần. Rất ấn tượng. Tổ chức to

    Gửi bình luận
    1. user_avatar

      Thời tiết 24h

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ

      Gửi bình luận
  4. user_avatar

    Nguyễn Dung

    tượng chặt đầu trong thành là thật hay tự tạo nhỉ

    Gửi bình luận
    1. user_avatar

      Thời Tiết 24h

      Tượng chặt đầu là bức tượng thể hiện ý nghĩa câu chuyện mối tình oan trái của Mị Nương

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow