Ohio

6oC

Nhiều mây, trời âm u

0 mm

Lượng mưa

Dự báo thời tiết Chùa Hương hôm nay, ngày mai và 10 ngày tới

05/11/2024 - Lượt xem: 10927
Chia sẻ:
Đánh giá: 4.6 - 55 Lượt

Tin tức dự báo thời tiết chùa Hương ngày hôm nay, ngày mai và 10 ngày tới cập nhật liên tục tại Thời tiết 24h. Thông tin đầy đủ, chi tiết, chính xác sẽ giúp người dân địa phương và khách du lịch có lịch trình trải nghiệm thuận lợi, tránh thời tiết xấu. Chi tiết đặc điểm và hướng dẫn tra cứu dự báo thời tiết Hương Sơn Mỹ Đức Hà Nội, tham khảo dưới đây. 

Đặc điểm thời tiết Chùa Hương các mùa trong năm

Thời tiết Hà Nội nói chung, thời tiết Chùa Hương nói riêng có những đặc điểm nổi bật của kiểu  thời tiết nhiệt đới gió mùa. Đặc trưng khí hậu ở đây là gió mùa ẩm, trời lạnh và ít mưa vào mùa đông, nóng và mưa nhiều vào mùa hè.

Cảnh sắc chùa Hương thay đổi theo từng mùa

Cảnh sắc chùa Hương thay đổi theo từng mùa

 

Để chuyến đi thuận lợi, du khách nên tra cứu trước thời tiết ngày mai chùa Hương thế nào? Khách du lịch đi lễ vào thời điểm đầu năm có thể gặp mưa bất chợt. Chuẩn bị trước đồ dùng phòng tránh mưa trong chuyến đi là vô cùng cần thiết. Nếu bạn chưa biết đi chùa Hương cần chuẩn bị gì? Hãy mang theo đủ những đồ gợi ý này: 

  • Ô dù mini che điện thoại: Đây là thiết bị thông minh giúp bạn dễ dàng quay chụp hành trình du xuân mà không lo mưa gây cản trở.

Mang theo ô che mưa điện thoại nếu thời tiết chùa Hương có mưa

Ô che mưa điện thoại tiện lợi khi đi đường 

  • Phụ kiện đi mưa: Áo mưa, giày đi mưa, kính đi mưa: Những phụ kiện đi mưa này sẽ hỗ trợ tối đa cho hành trình trải nghiệm du xuân của bạn. 

  • Khăn ướt: Một phụ kiện nhỏ bé nhưng không thể thiếu khi ra ngoài, đặc biệt là đi du lịch “Khăn ướt”. Mang theo vài bịch khăn ướt sẽ giúp bạn dễ dàng lau, vệ sinh khi cần thiết. 

Đặc trưng thời tiết ở chùa Hương 4 mùa 

Thời tiết Hương Sơn Mỹ Đức Hà Nội trong năm phân hóa với 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trong đó, đặc trưng thời tiết nổi bật nhất là mùa hạ và mùa đông. 

Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng âm lịch đến hết tháng 4. Thời tiết giai đoạn này mát mẻ, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 33 độ C. Mùa xuân cũng là mùa diễn ra lễ hội chùa Hương, thời tiết đầu năm dịu nhẹ, xen lẫn chút se lạnh của mùa đông và làn gió mới mùa xuân, cho cảm giác thoải mái dễ chịu với mỗi người hành hương lễ chùa. 

Mùa xuân ngày hội chùa Hương 

Mùa xuân ngày hội chùa Hương 

Mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 8. Đây là thời điểm nóng nhất và thường xuyên có mưa. Đặc biệt là thời điểm tháng 6 -  tháng 7, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có thời điểm đạt 39 - 40 độ C. Mưa rào chủ yếu tập trung vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9. 

Chùa Hương mùa hè vắng khách du lịch 

Chùa Hương mùa hè vắng khách du lịch 

Vào mùa thu, thời tiết Chùa Hương dịu mát kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11. Thời tiết chùa Hương Sơn Mỹ Đức mùa thu mát mẻ, có khi se lạnh. Cảm giác hanh khô khi bước vào mùa đông giai đoạn tháng 11 đến tháng 1 sang năm. 

Cảnh sắc chùa Hương sang thu 

Cảnh sắc chùa Hương sang thu 

Mùa đông chính thức bắt đầu từ khoảng tháng 12 và kết thúc vào khoảng tháng 2 năm sau. Đây là thời điểm lạnh nhất trong năm. Tháng 12 nhiệt độ có khi dưới 10 độ C.

Mùa hoa súng trên suối Yến 

Mùa hoa súng trên suối Yến 

Tùy vào từng năm mà tính chất 4 mùa có chút thay đổi, thời tiết chùa hương hay thời tiết Mỹ Đức Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn.

Mùa nào đẹp nhất ở chùa Hương 

Theo dự báo thời tiết Hương Sơn Mỹ Đức Hà Nội mỗi năm, thời điểm mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm. Đây cũng chính là thời điểm diễn ra lễ hội chùa Hương. 

Thời tiết chùa Hương đầu năm mát mẻ, không khí trong lành, phù hợp cho các hoạt động trải nghiệm lễ hội. Nhiệt độ thời điểm này chỉ khoảng 23 - 26 độ C thích hợp cho việc trẩy hội, thưởng thức đặc sản chùa Hương. 

Mùa lễ hội chùa Hương đầu năm 

Mùa lễ hội chùa Hương đầu năm 

Đặc biệt nhất, đây cũng là thời điểm cánh sắc thiên nhiên ở chùa Hương đẹp nhất với cây cối đâm chồi, hệ thống các hang động mang vẻ tươi mới như không gian tiên cảnh. 

Để theo dõi thời tiết chính xác tại Mỹ Đức Hương Sơn, đừng quên truy cập Thoitiet24h. Đi chùa Hương nên mặc gì? Nên đi phương tiện gì? Thông tin thời tiết ngày mai tại chùa Hương sẽ giúp bạn chủ động việc lựa chọn trang phục, phương tiện di chuyển cũng như phòng tránh ảnh hưởng xấu của khí trời đến chuyến du lịch.

Cập nhật nhanh: Nhiệt độ thời tiết Hà Nội hôm nay là bao nhiêu?

Giới thiệu về chùa Hương 

Chùa Hương là một trong những điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn của người dân Việt, đặc biệt là người dân khu vực Đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh Bắc Bộ. 

Thời tiết chùa Hương đầu năm mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên giao hòa giữa núi non, sông nước thơ mộng.  Ngôi chùa có lịch sử từ thế kỷ 15, trải qua nhiều thăng trầm của thời đại, chùa Hương ngày càng được nhiều du khách thập phương biết đến và tìm hiểu tham quan, chiêm bái. 

Quần thể chùa Hương được xây dựng với tổ hợp nhiều công trình kiến trúc. Mỗi điểm dừng chân tại đây đều gắn với những câu chuyện huyền bí mang ý nghĩa lịch sử, nhân văn sâu sắc. Khách du lịch đến chùa sẽ được hướng dẫn tham quan và kính hương tại từng khu vực, đền khác nhau. 

Quần thể chùa Hương 

Quần thể chùa Hương 

Chùa Hương Mỹ Đức được khách du lịch tham quan nhiều nhất vào mùa hội: ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. 

Người dân hành hương lễ bái đến chùa Hương thường mong cầu tài lộc, công danh, con cái,...Tương truyền, chùa Hương là đất linh thiêng về cầu tự (cầu con cái) hay cầu tài lộc (công danh, sự nghiệp). Bởi vậy, mỗi dịp lễ hội đầu năm, du khách đến chùa dâng hương kính lễ vô cùng đong đúc. Không gian chùa chìm trong màu khói hương. 

Đến chốn thiêng cầu bái, hãy mang theo bên mình một hũ gạo, muối cầu tài lộc. Nhiều người rỉ tai nhau: "Nếu mang theo hũ gạo muối này đến chùa Hương cầu bái rồi mang về để trong nhà hoặc hơi làm việc, sẽ gặp rất nhiều may mắn."

Trong thơ ca, chùa Hương cũng được nhiều thi sĩ gửi gắm những lời hay ý đẹp: 

“ Chùa Hương trời điểm lại trời tô

Một bức tranh tình trải mấy Thu

Xuân lại xuân đi không dấu vết

Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.

Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt

Đá hỏm hang đen tối tối mò.

Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối

Phàm trần chưa biết, nhắn nhe cho.” 

(Thơ Tản Đà)

hay lời thơ của Hồ Xuân Hương có nhắc:

“Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm

Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom

Người quen cõi Phật quen chân xọc

Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm

Giọt nước hữu tình rơi thánh thót

Con thuyền vô trạo cúi lom khom

Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại

Rõ khéo Trời già đến dở dom.” 

Tìm hiểu thêm: 

Gợi ý các tuyến tham quan chùa Hương lý tưởng

Quần thể di tích và thẳng cảnh Chùa Hương được mệnh danh là Nam Thiên đệ nhất động - nằm từ chân núi Hương Tích đến tận đỉnh núi, dòng Suối Yến thơ mộng. Du khách hành hương từ khắp nơi trẩy hội về đây tham quan, chiêm bái khu du lịch tâm linh chùa Hương từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch.

Hành trình khám phá chùa Hương - vùng đất thiêng

Hành trình khám phá chùa Hương - vùng đất thiêng

Để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt tác của thiên nhiên tại Hương Sơn, mọi người có thể tham khảo 3 tuyến đường đi chùa Hương chính dưới đây 

  • Tuyến thứ nhất: Tuyến chính - Tuyến Hương Tích gồm Đền Trình - Chùa Thiên Trù - Động Hương Tích - Động Hinh Bồng - Động Đại Binh.

  • Tuyến thứ hai: Tuyến Thanh Sơn Hương Đài gồm Chùa Thanh Sơn - Động Hương Đài - Chùa Long Vân - Động Long Vân - Chùa Cây Khế.

  • Tuyến thứ ba: Tuyến Tuyết Sơn gồm Đền Trình - Chùa Tuyết Sơn - Chùa Bảo Đài - Động Ngọc Long - Chùa Cá.

Khám phá đủ 3 tuyến chùa Hương sẽ mất rất nhiều thời gian. Do đó, tùy thuộc vào lịch trình của bạn mà có thể cân đối chọn tuyến nào cho phù hợp. Ngoài ra, khi trải nghiệm du lịch chùa Hương đầu năm, đừng quên mang theo người bạn đồng hành “giày thể thao”. Để chinh phục mọi địa hình và đến được nơi đất thiêng, không thể thiếu: 

  1. Giày NB 300 êm chân, dễ di chuyển, tránh trơn trượt.

  2. Giày nhựa xốp siêu nhẹ.

  3. Giày Sneaker thời trang, êm chân, dễ di chuyển.

Tuyến thứ nhất: Tuyến chính - Tuyến Hương Tích 

Thời tiết chùa Hương 3 ngày tới nắng ráo, mát mẻ rất thích hợp tham quan du lịch. Còn chần chờ gì tìm hiểu ngay lịch trình khám phá quần thể chùa Hương ngay thôi.

Theo lịch trình tuyến Hương Tích, địa điểm tham quan đầu tiên là đền Trình, ngôi đền nhỏ nằm bên phải của dòng suối Yến thơ mộng. Đền Trình được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc nên đền còn có tên gọi khác là Ngũ Nhạc Linh Từ. Ngôi đền được xây dựng nhằm bày tỏ lòng thành kính, ghi nhớ công lao của một vị thần tướng đã phù vua Hùng Vương VI đánh giặc cứu dân. 

Đền Trình còn được gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ

Đền Trình còn được gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ

Sau đó, bạn di chuyển đi đến địa điểm tiếp theo - chùa Thiên Trù. Ngôi chùa được khởi dựng từ thời vua Lê Thánh Tông, được ví như 1 lâu đài “Biệt chiếm nhất Nam Thiên”. Trong kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa đã bị tàn phá 3 lần. Đến năm 1991, chùa được xây dựng lại. Ngày nay, chùa Thiên Trù trở thành trung tâm của thắng cảnh Hương Sơn.

Chùa Thiên Trù - Biệt chiếm nhất Nam Thiên

Chùa Thiên Trù - Biệt chiếm nhất Nam Thiên

Tiếp đến chính là động Hương Tích nổi tiếng với pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh độc đáo. Đi sâu trong động, bạn sẽ càng thích thú chiêm ngưỡng hàng vạn nhũ đá với nhiều hình thù kỳ lạ hấp dẫn. Động Hương Tích nằm ở độ cao 390m, bạn có thể lựa chọn leo bộ hoặc di chuyển bằng cáp treo.

Động Hương Tích là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát

Động Hương Tích là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát

Tiếp tục di chuyển đến động Hinh Bồng, đây cũng là 1 trong những thắng cảnh nổi tiếng mà bạn không nên bỏ lỡ ở Hương Sơn. Động được khai sơn vào năm 1932 ở thung lũng Cây Gạo. Sau đó, người dân đã tạc tượng đá trắng và thỉnh ni sư Đàm Tuyết về trụ trì. Bên cạnh động là chùa Bồng Doanh được xây dựng thêm nhằm duy trì khu thánh tích. 

Hình ảnh động Hinh Bồng

Hình ảnh động Hinh Bồng

Điểm đến cuối cùng của tuyến tham quan này là động Đại Binh. Động còn có nhiều tên gọi khác như Thần Binh, Nghĩa Quân. Động vốn có từ lâu, là nơi Đinh Công Tráng và Đinh Công Vân - người cầm đầu 1 đạo quân người dân tộc thiểu số khởi nghĩa chống Pháp bị quân địch vây hãm và tuẫn tiết. Ông đã khắc chữ “ Đại Binh” tại cửa động nhằm ghi dấu. 

Tuyến thứ hai: Tuyến Thanh Sơn Hương Đài 

Ngoài tuyến tham quan chính kể trên, bạn có thể tham khảo tuyến Thanh Sơn Hương Đài. Nằm bên suối nước từ Thung Luôn ra suối Yến, chùa Thanh Sơn là 1 trong những điểm đến thú vị của quần thể chùa Hương. Ngôi chùa được xây dựng trên thế đất Phượng Hoàng ẩm thủy (Phượng Hoàng uống nước) trông ra xa vùng có nhiều gò đất mà trong phong thủy gọi là “tam đăng chiếu nhất thư” ( ba ngọn đèn chiếu vào một cuốn sách). 

Tuy nhiên, do hoàn cảnh bấy giờ chùa chưa có trụ trì cho đến năm 1930, sư thầy Đàm Thuyết về trụ trì. Cũng trong năm này, nhà sư và người dân đã mở ra động Hương Đài làm nơi thờ phật.

“Chùa Thanh Sơn — Động Hương Đài

Sớm chiều chuông mõ khoan thai nhịp nhàng”.

Chùa Thanh Sơn - động Hương Đài là địa điểm tham quan hấp dẫn

Chùa Thanh Sơn - động Hương Đài là địa điểm tham quan hấp dẫn

Sau chùa Thanh Sơn, bạn sẽ dừng chân để vãn cảnh chùa Long Vân - động Long Vân. Trên cửa động đề 3 chữ hán “Long Vân Động”, động được khai mở cùng thời gian với chùa. Trong động có điện thờ tam bảo linh thiêng uy nghiêm. 

Ngoài ra, khi thời tiết chùa Hương nắng đẹp, ánh nắng xuyên qua trong động, tham quan động bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều nhũ đá mang hình thù kỳ lạ, hấp dẫn. Dự báo thời tiết chùa Hương ngày mai có nắng, nhiệt độ trung bình 24-25 độ rất thích hợp để tham quan động và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá. 

Chùa Long Vân - Hương Sơn

Chùa Long Vân - Hương Sơn

Bên cạnh đó, bạn sẽ viếng thăm chùa Cây Khế. Sở dĩ gọi là chùa Cây Khế bởi ở đây có 1 cây khế với tuổi đời gần 300 năm. Dường như cây khế trở thành chứng nhân cổ xưa cho ngôi chùa giữa thiên nhiên núi rừng non cao này. 

Chùa Long Vân, chùa Cây Khế xây dựng gần động Long Vân

Chùa Long Vân, chùa Cây Khế xây dựng gần động Long Vân

Tuyến thứ ba: Tuyến Tuyết Sơn 

Một tuyến tham quan khác mà bạn có thể cân nhắc là tuyến Tuyết Sơn. Ngồi trên thuyền ngắm nhìn dòng suối Yến phẳng lặng, yên bình, bạn sẽ dừng chân ở đền Trình đầu tiên. Khu đền Trình cổ kính với kiến trúc cổ xưa độc đáo nép mình bên sườn núi.

Tiếp đến là địa điểm chùa Tuyết Sơn. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ khi di chuyển tới đây với một bên là núi, 1 bên là cánh đồng lúa bát ngát. Vẻ đẹp yên bình này đã được chúa Trịnh Sâm đặt tên là “kỳ sơn tý thủy”. 

Tuyết Sơn - Chùa Hương 

Tuyết Sơn - Chùa Hương 

Trước khi đến động Tuyết Sơn, bạn đi qua chùa Bảo Đài. Ngôi chùa có khuôn viên khá khiêm tốn, chỉ vài bậc thang bạn sẽ đi tới chính điện. Đặc biệt, nơi đây có 2 cây ngọc lan cổ tuổi đời 300 năm với nhiều nhánh cây khổng lồ. 

Địa điểm tiếp theo chính là động Tuyết Sơn. Mở rộng tầm mắt, không gian thiên nhiên bao la rộng lớn sẽ khiến bạn ngất ngây. Động được quy hoạch thành 2 nhánh nhỏ, một bên là đặt tam bảo thờ Phật cùng bức tượng phù điêu tạc quận chúa Ngọc Hương độc đáo, bên còn lại là điện thờ Mẫu.

Chùa Bảo Đài

Chùa Bảo Đài

Nằm cách chùa Bảo Đài khoảng 1.2km là động Ngọc Long. Động có cảnh trí thơ mộng trữ tình, nằm ở lưng chừng núi, bao trùm xung quanh là núi rừng hùng vĩ tạo nên bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp. Thời tiết chùa Hương mùa hè dù nắng nóng oi bức đến đâu khi vào trong động bạn cũng sẽ cảm thấy mát mẻ, dễ chịu. Động Ngọc Long sở hữu nhiều nhũ đá đẹp mà nhà thơ Phan Huy Chú đã từng miêu tả “có chỗ quấn quýt như một ổ rồng”. Cũng vì thế, mà người ta đã đặt tên động là “Ngọc Long”.

Nhũ đá với hình thù đặc biệt, kỳ ảo của động Ngọc Long

Nhũ đá với hình thù đặc biệt, kỳ ảo của động Ngọc Long

Cách động Tuyết Sơn không xa là chùa Cá. Ngôi chùa nổi tiếng với khung cảnh trữ tình, làm say đắm bất kỳ du khách nào đến thăm. Nằm bên cạnh vách núi cheo leo, chùa nhìn ra hướng cánh đồng lúa mênh mông cùng với dòng suối uốn lượn mềm mại.

Bên trên là lộ trình 3 tuyến tham quan cơ bản khi bạn đến khu quần thể du lịch chùa Hương. Mỗi tuyến tham quan sẽ có những điểm đến thú vị, cho bạn cảm nhận rất riêng về Hương Sơn. 

Nếu bạn có dịp đi qua Huyện Ứng Hòa, Hà Nội để tham quan, du lịch thì hãy theo dõi tình hình thời tiết tại đây.

Dự báo thời tiết chùa Hương nhanh chóng và chính xác

Nếu bạn có dịp ghé qua chùa Hương thì đừng quên tham khảo tình hình thời tiết chùa Hương hôm nay,  thời tiết chùa Hương ngày mai,  dự báo thời tiết chùa Hương 3 ngày tới, dự báo thời tiết chùa Hương 10 ngày tới, thời tiết chùa Hương 15 ngày tới,...trên trang https://thoitiet24h.vn/tinh-thanh/ha-noi

Dự báo thời tiết Chùa Hương hôm nay

Dự báo thời tiết Chùa Hương hôm nay

Trang web luôn cập nhật nhanh chóng và chính xác các chỉ số thời tiết chùa Hương như: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, tốc độ gió, áp suất,...Từ đó bạn có thể nắm bắt được tình hình thời tiết và chuẩn bị thật tốt cho chuyến đi của mình!

Dự báo thời tiết chùa Hương 3 ngày tới trên trang Thoitiet24h

Dự báo thời tiết chùa Hương ngày mai trên trang Thoitiet24h

Đừng quên theo dõi dự báo thời tiết ngày mai ở Chùa Hương, thời tiết chùa Hương cuối tuần trước khi đến nơi đây, điều này giúp đảm bảo chuyến du lịch của mọi người sẽ thuận lợi và trơn tru hơn. Truy cập trang Thoitiet24h để tìm hiểu thêm những thông tin quan trọng về thời tiết.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Thời tiết chùa Hương tháng mấy đẹp nhất?
Thời điểm đầu Xuân là thời điểm thời tiết ở chùa Hương đẹp nhất. Đây cũng là mùa lễ hội ở chùa Hương. Nhiệt độ các tháng từ tháng 1 - tháng 3 âm lịch giao động từ 19-25 độ C. Cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp là thời điểm hoàn hảo để khách du lịch đến đây hành hương và dự lễ hội chùa Hương đầu năm.
Chùa Hương đầu năm có mưa nhiều không?
Các tháng đầu năm ở chùa Hương là mùa lễ hội. Nhiệt độ ở đây tương đối ổn định,mát mẻ, mưa xuất hiện rải rác thường là mưa phùn, mưa xuân. Thời điểm đầu năm ở chùa Hương sẽ không có mưa lớn. Để biết thông tin chính xác về các ngày mưa trong tháng, du khách có thể tra cứu thời tiết chùa Hương tại Thoitiet24h.vn với đầy đủ các thông tin về khả năng mưa và lượng mưa dự báo trong 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày.
Các tháng hè ở chùa Hương có nắng không?
Mùa hè ở chùa Hương nhiệt độ tương đối cao, khoảng 29 - 35 độ C. Do không phải mùa lễ hội nên mùa hè ở chùa Hương tương đối quang đãng. Khách du lịch có thể chọn thời điểm này để đi lễ, giá các dịch vụ du lịch cũng “dễ thở” hơn rất nhiều so với đi chính hội.
Đi chùa Hương ngồi thuyền trong bao lâu?
Du khách đến chùa Hương lễ Phật sẽ mất khoảng 40-50 phút ngồi thuyền. Tùy thuộc vào hành trình tham quan mà du khách mong muốn, thời gian di chuyển ngồi thuyền sẽ có khác biệt. Với du khách mong muốn khám phá trọn vẹn quần thể chùa Hương, thời gian di chuyển trên thuyền có thể lâu hơn.
Thời gian leo núi ở chùa Hương mất bao lâu?
Chùa Hương được khai thác du lịch từ sớm, do đó, núi ở đây được thiết kế hệ thống bậc thang tương đối dễ leo. Du khách sẽ mất khoảng 1 tiếng để leo đến động Hương Tích. Để đảm bảo hành trình di chuyển được thuận lợi, khách du lịch nên tra cứu trước thời tiết chùa Hương và chọn thời điểm di chuyển thích hợp.
Đánh giá: 4.6 - 55 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow