Ohio

26oC

Mây rải rác

0 mm

Lượng mưa

TOP 11 địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội "Cầu được ước thấy" 

25/10/2024 - Lượt xem: 801
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Người dân thủ đô từ xưa đến nay thường chọn địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội với mong muốn cầu tài lộc, may mắn, bình an cho năm mới. Chính vì lẽ ấy, nhiều người tìm đến những ngôi chùa thiêng, nổi tiếng ở mỗi vùng để cầu lễ đầu năm. Cùng khám phá những địa điểm lễ chùa đầu năm tại Hà Nội nổi tiếng linh thiêng dưới đây. 

Địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội

Địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội

Đầu năm đi lễ chùa nào ở Hà Nội?

Gợi ý 11 địa điểm lễ chùa đầu năm nổi tiếng ở Hà Nội dưới đây sẽ giúp bạn “cầu tài đắc tài”, “cầu lộc đắc lộc”, “cầu bình an đắc bình an” cho năm mới. 

Chùa Trấn Quốc

  • Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

  • Giờ mở cửa - đóng cửa: 7:30–11:30AM, 1:30–5:30PM

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa thiêng nổi tiếng ở Hà Nội. Đây là địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội mà bất cứ người dân Thủ Đô nào cũng có ít nhất một lần ghé thăm. 

Chùa Trấn Quốc từng là trung tâm hành hương Phật Giáo của cả kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần. Chùa được thiết kế theo kiến trúc cổ với tổng diện tích hơn 3000m2, được chia thành các khu: vườn tháp, nhà tổ và thượng điện. 

Lễ chùa Trấn Quốc đầu năm 

Lễ chùa Trấn Quốc đầu năm 

Nếu bạn băn khoăn tết nên đi chùa nào ở Hà Nội thì đây sẽ là ngôi chùa lý tưởng để bạn tham quan và dâng hương. Mỗi năm, người dân thủ đô đến chùa Trấn Quốc cầu tài, cầu lộc, cầu bình an đầu năm mới đều rất đông. Để chuyến du xuân lễ chùa đầu năm được thuận lợi, hãy nhớ cập nhật trước thời tiết Tây Hồ Hà Nội Tết Nguyên Đán 2023. 

Đền Ngọc Sơn 

  • Địa chỉ: Nằm trên đảo Ngọc Sơn, thuộc Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm).

  • Giờ mở cửa - đóng cửa: 8.00-18.00 

Đền Ngọc Sơn là điểm du xuân và cũng là nơi thờ tự linh thiêng hàng đầu đất Hà Thành. Đặc biệt cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người dân đến đền Ngọc Sơn dân lễ cầu xin tài lộc, bình an cho cả năm mới. Thời tiết Hoàn Kiếm Hà Nội mỗi dịp đầu xuân đều có mưa phùn nhẹ. Nhiều người quan niệm rằng, đi Đền Ngọc Sơn mà gặp mưa phùn đầu xuân sẽ dự báo cho một năm nhiều may mắn, tài lộc. 

Khu đền nhỏ nằm giữa Hồ Gươm - chứng tích lịch sử. Đền Ngọc Sơn là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần Văn Xương Đế Quân. Đến Đền Ngọc Sơn kính lễ cần lưu ý hành lễ ở khu Bái đường, tiếp lễ ở nếp giữa là nơi thờ Văn Xương, Quan Vũ, Lã Tổ. Sau cùng là lễ ở nơi thờ Đức Thánh Hưng Đạo Vương.

Đi lễ đầu năm ở Đền Ngọc Sơn 

Đi lễ đầu năm ở Đền Ngọc Sơn 

Phủ Tây Hồ

  • Địa chỉ: Đường Xóm Chùa, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.

  • Giờ mở cửa- đóng cửa: ngày thường: 6h -18h; 

         ngày rằm, mùng 1: 6h - 21h

Phủ Tây Hồ nổi tiếng là địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội linh thiêng. Không chỉ có vậy, nơi đây cũng được rất nhiều con nhang, đệ tử ghé đến kính lễ vào mỗi dịp ngày tuần rằm, mùng 1. 

Địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội - Phủ Tây Hồ 

Địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội - Phủ Tây Hồ 

Phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của người Việt Nam ta trong ín ngưỡng thờ Mẫu. Du khách đến hành hương dịp tết ở Hà Nội sẽ không cần băn khoăn đầu năm nên đi chùa nào ở Hà Nội đề cầu may, cầu công danh sự nghiệp, đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo.  

Chùa Quán Sứ

  • Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

  • Giờ mở cửa - đóng cửa: 6.00-19.00

Đây là địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội được rất nhiều người dân thủ đô biết đến. Ngôi chùa cổ xuất hiện từ thế kỷ 15 được xây dựng với phong cách chùa cổ miền Bắc. Chùa Quán Sứ nổi danh là trụ sở của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam và được nhiều người dân biết đến là nơi thờ tự linh thiêng ở Thủ Đô.

Mỗi dịp tết đến, vào những ngày đầu năm, người dân Hà Nội đều tìm đến đây dâng hương kính lễ, cầu chúc cho một năm mới bình an, gặp nhiều may mắn, thuận lợi.  

Lễ chùa Quán Sứ đầu năm 

Lễ chùa Quán Sứ đầu năm 

Chùa Hà

  • Địa chỉ: Phố Phường Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

  • Giờ mở cửa - đóng cửa: 8.00-18.00. Ngày mùng 1, rằm hàng thắng sẽ đóng cửa muộn hơn

Chùa Hà nổi tiếng là nơi cầu duyên linh thiêng ở Hà Nội. Do đó, nếu bạn thắc mắc tết đi chùa nào ở Hà Nội để sớm gặp được ý trung nhân thì hãy đến ngay ngôi chùa này. Thời tiết Cầu Giấy Hà Nội dịp đầu xuân là thời điểm lý tưởng để du khách đến chiêm bái chùa Hà. 

Lễ chùa Hà đầu năm 

 Lễ chùa Hà đầu năm 

Chùa Hà được xây dựng từ đời nhà Lý, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chùa đã có nhiều lần tu sửa và nâng cấp lại. Hiện nay, chùa Hà nổi tiếng linh thiêng với những bạn trẻ mong muốn gặp được duyên lành. Do đó, nếu chưa có đối tượng để ý, hãy đến ngay chùa Hà dịp tết này để cầu duyên cho mình nhé. 

Văn Miếu Quốc Tử Giám

  • Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

  • Giờ mở cửa - đóng cửa: 8.00 - 17.00 

Văn Miếu Quốc Tử Giám là Trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Đây cũng là nơi thờ vị thầy vĩ đại Chu Văn An. Mỗi dịp đầu xuân, tết đến, các học sinh, sĩ tử thưởng tìm đến đây dâng hương tri ân vị thầy của dân tộc. 

Ngoài ra, đây cũng là thời điểm để các sĩ tử cầu cho một năm học hành tiến tới, gặp được nhiều thành công trong học tập đặc biệt là những ai đang chuẩn bị cho kì thi lớn như THPT, đại học, thi công chức…

Lễ Quốc Tử Giám đầu năm 

Lễ Quốc Tử Giám đầu năm 

Chùa Phúc Khánh 

  • Địa chỉ: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.

  • Giờ mở cửa - đóng cửa: 24/24h

Chùa Phúc Khánh còn được gọi là chùa Sở. Nếu bạn còn không biết đầu năm nên đi lễ chùa nào thì có thể đến ngay chùa Phúc Khánh. Đây là ngôi chùa lưu lại một phần sử tích vua Quang Trung đại phá quân Thanh. 

Chùa Phúc Khánh mỗi dịp tết đến thu hút hàng trăm con nhang, phật tử đến chiêm bái, dâng hương kính lễ, cầu an. Ngoài ra, chùa Phúc Khán là thời điểm thích hợp để bạn sửa soạn lễ vật dâng hương kính lễ cầu cho một năm thuận lợi, sớm gặp duyên lành. 

Lễ chùa Phúc Khánh đầu năm 

Lễ chùa Phúc Khánh đầu năm 

Chùa Linh Ứng 

  • Địa chỉ: 290 Khâm Thiên, Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội. 

  • Giờ mở cửa - đóng cửa: 6.00-18.00

Đây là địa chỉ lễ chùa đầu năm ở Hà Nội linh thiêng, được nhiều người dân quận Đống Đa dâng hương kính lễ. Tại đây không chỉ thờ Phật mà còn thờ Đức Thánh Đại Vượng Trần Hưng Đạo và lưu giữ lại nhiều hiện vật cổ thời xưa. Chùa Linh Ứng được xây dựng theo lối kiến trúc chùa thời Nguyễn. Cổng tam quan mở về hướng Nam, xây dựng 3 cổng vòm. Phía trên là gác chuông 2 tầng, 8 mái. Đây được đánh giá là một trong những kiểu kiến trúc chùa cổ truyền thống nhất hiện nay. 

Nếu bạn ở khu vực quận Đống Đa,có thể ghé thăm và chiêm bái chùa Linh Ứng đầu năm, cầu cho một năm bình an, mạnh khỏe cho bản thân và gia đình. 

Lễ chùa Linh Ứng đầu năm 

Lễ chùa Linh Ứng đầu năm 

Chùa Pháp Vân

  • Địa chỉ: Số 1299, đường Giải Phóng, Hoàng Liệt, Hoàng Mai– Hà Nội.

  • Giờ mở cửa - đóng cửa: 7.30 - 18.00

Đây là địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội nổi tiếng, được xây dựng với kiến trúc hiện đại. Không gian chùa rộng lớn đón nhiều du khách ghé thăm vào mỗi dịp tết đến xuân về. 

Lễ chùa Pháp Vân đầu năm 

Lễ chùa Pháp Vân đầu năm 

Đây cũng là nơi tổ chức nhiều lễ hội Phật Giáo lớn trong năm ở Hà Nội. Bạn đến chùa Pháp Vân có tham quan toàn bộ khuôn viên chùa được xây dựng và trùng tu uy nghi. Đến chùa Pháp Vân, khách du xuân đầu năm có thể dâng hương kính lễ cầu tài, cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. 

Chùa Cổ Loa 

  • Địa chỉ: xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.

  • Giờ mở cửa - đóng cửa: 7.30-11.30; 13.00-17.00

Chùa Cổ Loa thuộc địa phận Đông Anh Hà Nội là ngôi chùa thiêng ở Hà Nội được nhiều người biết đến. Tại đây cũng là nơi tổ chức lễ hội Cổ Loa truyền thống hàng năm. Nhắc đến lễ hội Cổ Loa ở chùa, dân gian ta có câu: “Chết thì bỏ con bỏ cháu/ Sống thì không bỏ mồng sáu tháng Giêng”. 

Nếu có cơ hội đến Đông Anh, bạn không nên bỏ qua dịp ghé thăm và chiêm bái chùa Cổ Loa. Những ngày đầu năm, chùa Cổ Loa tiếp đón rất nhiều khách thập phương đến chiêm bái và cầu xin công danh, sự nghiệp. 

Lễ chùa Cổ Loa đầu năm 

Lễ chùa Cổ Loa đầu năm 

Chùa hương

  • Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.

  • Giờ mở cửa - đóng cửa: 24/24

Chùa Hương là quần thể di sản tôn giáo - tâm linh linh thiêng được nhiều người Hà Nội biết đến. Chùa Hương nổi tiếng với dòng sông dẫn vào chùa và nhiều công trình kiến trúc nổi bật: đền Trình, chùa Đồng,...

Lễ chùa Hương đầu năm 

Lễ chùa Hương đầu năm 

Người dân đổ đến chùa Hương cầu tài cầu lộc, cầu tự vào dịp đầu năm tương đối đông. Do đó, nếu có kế hoạch đến đây chiêm bái và kính lễ, hãy tra cứu thời tiết chùa hương và chuẩn bị sức khỏe tốt vì chùa sẽ rất đông trong dịp đầu năm.

Lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm 

Top những địa điểm lễ chùa đầu năm linh thiêng kể trên phần nào đã giúp bạn giải đáp thắc mắc đầu năm nên đi lễ chùa nào? Tuy nhiên, để việc dâng hương cúng lễ đầu năm được thuận lợi, hãy  lưu ý một vài điều cần nhớ dưới đây. 

  • Trang phục khi đi chùa: Tết đi chùa nên mặc gì? Câu trả lời là bạn nên chọn trang phục lịch sự, đứng đắn, kín đáo và chỉnh tề khi đến không gian đền,chùa. Đây là hành động thể hiện sự cung kính khi đi lễ chùa. 

Ngày tết đi chùa nên mặc trang phục chỉnh tề 

Ngày tết đi chùa nên mặc trang phục chỉnh tề 

  • Thời điểm đi lễ chùa: Có nên đi chùa vào đêm giao thừa? Đây là thắc mắc của nhiều người vào dịp đầu năm. Câu trả lời là có. Thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, bạn có thể đến chùa cầu bình an, cầu may hay tạ ơn một năm cũ đã qua với nhiều may mắn. 

  • Lời ăn tiếng nói khi đến chùa: Khi đến không gian thờ tự như đền chùa, cần giữ lời ăn tiếng nói lịch sự. Tuyệt đối không được nói lời tục tĩu, nói bậy, nói lời chê bai, báng bổ,...

  • Hành xử khi đến chùa: Không gian đình chùa linh thiêng là nơi cần hành xử văn minh, lịch sự và theo phép tắc, tinh thần Phật Giáo. 

Kết luận

Trên đây là những lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm mà bạn cần nhớ để chuẩn bị tốt nhất cho những buổi lễ chùa đầu năm. 

Mong rằng, danh sách địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội kể trên sẽ giúp bạn giải tỏa thắc mắc đầu năm nên đi lễ chùa nào? Chúc bạn có một năm mới bình an, may mắn và vạn sự như ý. 

Chuyên mục: Tết Nguyên Đán

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow