Thời tiết Hải Phòng Tết Nguyên Đán 2025 - náo nhiệt mùa lễ hội
Thời tiết Hải Phòng Tết Nguyên Đán 2025 là thông tin được rất nhiều người dân thành phố hoa phượng đỏ quan tâm. Dự báo nhiệt độ và trạng thái thời tiết tết ở Hải Phòng sẽ được cập nhật chi tiết dưới đây. Khám phá những lễ hội náo nhiệt ở Hải phòng dịp đầu năm.
Dự báo thời tiết Hải Phòng Tết Nguyên Đán
Dự báo thời tiết Hải Phòng Tết Nguyên Đán 2025
Mùng 1 Tết Nguyên Đán 2025 rơi vào ngày 29/1/2025 (dương lịch). Theo đó, đêm giao thừa sẽ rơi vào ngày 28/1/2025.
-
Thời tiết Hải Phòng đêm giao thừa: nhiệt độ tương đối thấp, cảm giác lạnh rõ. Mức nhiệt trung bình khoảng 16 - 19 độ C. Trời quang mây, tạnh ráo, không mưa. Đây là trạng thái thời tiết lý tưởng để tham gia các hoạt động đón năm mới ngoài trời.
Hải Phòng đón giao thừa trong điều kiện thời tiết thuận lợi
-
Thời tiết Hải Phòng ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán: Sáng sớm trời quang, sương mù lạnh. Chiều tối và đêm nhiệt độ giảm, cảm giác rét đậm. Cả ngày tạnh ráo, không mưa.
-
Thời tiết Hải Phòng ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán: ngày có nắng nhẹ, quang mây. Chiều tối có mưa phùn nhẹ vài nơi, cảm giác lạnh buốt.
-
Thời tiết Hải Phòng ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán: sáng sớm sương mù lạnh. Nhiệt độ tăng nhẹ về chiều. Tối và đêm nhiệt độ giảm sâu, rét đậm.
Dự báo thời tiết Hải Phòng hiện tại:
Hải Phòng có bắn pháo hoa dịp Tết 2025 không?
Theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP:
“Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút”
Theo đó, đón Xuân mới Ất Tỵ 2025, Hải phòng có 1 điểm bắn pháo hoa tầm thấp tại Nhà hát Thành phố, địa chỉ tại số 28 đường Trần Hưng Đạo, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
Tham khảo thêm:
Những lễ hội đầu năm nổi tiếng ở Hải Phòng
Mỗi dịp đầu xuân, người dân Hải Phòng lại nô nức tổ chức những lễ hội đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của vùng đất này.
Các lễ hội không chỉ là dịp để mọi người cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, mà còn là cơ hội để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, tinh thần đoàn kết cộng đồng. Trong số đó, ba lễ hội nổi bật là lễ hội rước lợn Ông Bồ, lễ hội Hát Đúm và lễ hội đền Trần Quốc Bảo.
Lễ hội rước lợn Ông Bồ
Lễ hội rước lợn Ông Bồ được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại làng Kỳ Sơn, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
Lễ hội rước lợn Ông Bồ
Đây là một lễ hội mang ý nghĩa kinh tế đặc biệt, phản ánh truyền thống canh tác và chăn nuôi của người dân địa phương. Lễ hội này được tổ chức nhằm cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và đặc biệt là chăn nuôi phát đạt.
Trong lễ hội, bà con dân làng sẽ thực hiện lễ rước lợn Ông Bồ, rước bánh dày, với những nghi lễ trang nghiêm.
Sau phần tế lễ, bánh dày được chia cho người dân để cầu may mắn, còn lợn Ông Bồ sẽ được xẻ thịt và chia cho các thành viên trong họ. Đây là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng.
Tra cứu: Thời tiết Kiến Thụy Hải Phòng Tết Nguyên Đán để chuẩn bị tham gia lễ hội Rước lợn Ông Bồ.
Lễ hội Hát Đúm Thủy Nguyên
Lễ hội Hát Đúm diễn ra từ mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Đây là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Hải Phòng, nổi bật với những làn điệu hát giao duyên đặc sắc.
Lễ Hội Hát Đúm
Hát Đúm vừa mang nét giai điệu giống như những làn điệu quan họ Bắc Ninh, lại có nét riêng biệt trong phong cách giao lưu tự nhiên, vui vẻ khi biểu diễn. Hình thức văn nghệ này là nét văn hóa vô cùng thú vị ở Hải Phòng.
Hội hát Đúm được ví như ngày hội mở mặt, là dịp để các cô gái tạm thời tháo bỏ chiếc khăn mỏ quạ che mặt và thể hiện tài năng ca hát.
Những ngày đầu năm, các chàng trai, cô gái trong làng say sưa cất lên những làn điệu hát Đúm tại đình Phục Lễ, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Đây cũng là dịp để các đôi trai gái giao duyên, thể hiện tình cảm và sự gắn kết cộng đồng.
Tra cứu: Thời tiết Thủy Nguyên Hải Phòng Tết Nguyên Đán
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo tổ chức vào mồng 6 và mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại cụm di tích tưởng niệm tướng quân Trần Quốc Bảo, làng Tràng Kênh, Hải Phòng.
Đây là một trong những lễ hội lớn và quy mô tại Hải Phòng, được tổ chức tại di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Tướng quân Trần Quốc Bảo là một nhân vật lịch sử có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, và lễ hội này là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến công lao của ông.
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo
Trong lễ hội, phần lễ bao gồm các nghi thức như đọc diễn văn, tế lễ, rước kiệu, dâng hương, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.
Phần hội thì sôi động hơn với các trò chơi dân gian truyền thống thu hút đông đảo người dân tham gia. Đây là dịp để cộng đồng gắn kết, tạo dựng những mối quan hệ thân thiết và duy trì những giá trị văn hóa dân gian.
Các lễ hội đầu xuân ở Hải Phòng không chỉ là những dịp để người dân tham gia các hoạt động vui chơi, mà còn là những cơ hội quý báu để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Mỗi lễ hội đều mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc, từ việc cầu mong mùa màng bội thu, phát đạt trong công việc, cho đến tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân.
Những lễ hội này góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của Hải Phòng, tạo nên một không gian giao lưu, kết nối giữa các thế hệ và cộng đồng.
Gợi ý bạn: TOP 11 địa điểm đi du xuân đầu năm trên cả nước, đến là phát tài
ThoiTiet24h sẽ luôn đồng hành cùng bạn, cung cấp những thông tin thời tiết chính xác, cập nhật liên tục giúp bạn có những kế hoạch đầu năm thuận buồm xuôi gió.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *