Danh sách những ngôi chùa ở Hà Nội nổi tiếng và linh thiêng nhất
Các công trình kiến trúc đình, chùa ở Hà Nội là nét đẹp văn hóa tâm linh ý nghĩa của thủ đô. Mỗi đình, đền, chùa đều mang theo những câu chuyện lịch sử gắn liền với chặng đường phát triển của thành phố. Những câu chuyện ấy sẽ được hé lộ ngay dưới đây để du khách hiểu thêm về vẻ đẹp của Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đặc biệt, kinh nghiệm đi chùa, cầu bình an, may mắn cũng được hướng dẫn trong nội dung bài viết.
Những ngôi chùa cổ ở Hà Nội
- 15+ ngôi chùa ở Hà Nội nổi tiếng, thiêng liêng nhất
- Chùa Bộc
- Chùa Phổ Quang
- Chùa Láng
- Chùa Pháp Vân
- Chùa Thầy
- Chùa Thạch Vũ
- Chùa Kim Liên
- Chùa Vạn Niên
- Chùa Đậu
- Chùa Linh Ứng
- Chùa Tứ Kỳ
- Chùa Hà
- Chùa Phúc Khánh
- Am Mị Nương
- Chùa Hương, Mỹ Đức
- Chùa Trấn Quốc
- Chùa Quán Sứ
- Phủ Tây Hồ
- Kinh nghiệm đi chùa ở Hội cầu được ước thấy
- Đi chùa nào ở Hà Nội cầu tình duyên, tài lộc, sự nghiệp
- Chuẩn bị gì khi đi lễ chùa
- Những nghi thức cần lưu ý trong chùa
15+ ngôi chùa ở Hà Nội nổi tiếng, thiêng liêng nhất
Viếng thăm chùa là một trong những hoạt động tâm linh ý nghĩa. Ở Hà Nội, nếu bạn muốn viếng thăm các ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây:
Chùa Bộc
-
Chùa Bộc nằm tại: Số 14 Kp. Chùa Bộc, P. Quang Trung, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Chùa Bộc là một trong những ngôi chùa ở Hà Nội đã có lịch sử từ lâu đời. Không chỉ là nơi tổ chức các hoạt đống cúng lễ, sinh hoạt tâm linh cho người dân thủ đô. Chùa còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, kỹ vật có giá trị được nhiều du khách tham quan, chiêm bái. Theo tấm bia cổ năm 1676, chùa được thành lập từ thời Hậu Lê. Trải qua nhiều lần tu bổ, chùa Bộc đến nay vẫn giữ được nét cổ kính và kiến trúc Hậu Lê xưa.
Chùa Bộc (còn có tên chữ là Sùng Phúc Tự hay Thiên Phúc Tự)
Chùa Bộ thờ ai? Ban đầu, chùa chỉ thờ Phật, sau đó, được mở rộng thờ Vua Quang Trung và một số vị anh hùng dân tộc khác.
Chùa mở cửa đón khách chiêm bái, cũng lễ vào các ngày rằm, mùng 1 hàng tháng. Ngoài ra, chùa Bộ ở Hà Nội còn là nơi dâng hương trong Lễ Hội Gò Đống Đa nổi tiếng.
Tra cứu thời tiết quận Đống Đa Hà Nội để chuẩn bị kế hoạch thăm viếng Chùa Bộ.
Chùa Phổ Quang
-
Chùa Phổ Quang nằm tại: tổ 3, P. Giang Biên, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.
Theo tài liệu sử sách ghi lại, chùa Phổ Quang được xây dựng từ thời Hương Vân Đại Đầu Đà Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Có nhiều dấu tích chứng minh sự xuất hiện của ngôi chuầ này trong lịch sử.
Trong minh chứng Phổ Quang tự cách đây 300 năm có ghi: "Phổ Quang Tự là di tích lịch sử của triều Trần, do Tam Tổ phái Trúc Lâm để lại. Đến thời vua Thái Tông thuộc triều đình Hồng Lê, chùa đã được chỉ dụ tu bổ và trở thành một địa danh nổi tiếng của đất nước".
Ngôi chùa cổ song hành cùng thời gian, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, vẫn giữ được nguyên vẹn phong cách kiến trúc xưa.
Chùa Phổ Quang tọa lạc tại vị trí cách trung tâm Hà Nội tầm 15km về phía Bắc
Chùa Phổ Quang thờ ai? Như nhiều ngôi chùa cổ khác, Chùa Phổ Quang thờ Phật Tổ, các vị chư Phật. Nơi đây cũng được biết đến là một trong nơi lưu giữ kho tàng tượng Phật quý giá: Tượng A Nan, Ca Diếp, tượng Tam Thế, tượng A Di Đà.
Du khách tham quan, chiêm bái chùa nên tra cứu trước dự báo thời tiết Long Biên Hà Nội để có kế hoạch di chuyển thuận lợi nhất.
Chùa Láng
-
Chùa Láng nằm tại: 112 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Ngôi chùa nằm giữa lòng thành phố được rất nhiều người dân địa phương và du khách đến thăm mỗi dịp lễ tuần. Đây là một trong những ngôi chùa ở Hà Nội cổ nhất. Ngôi chùa gắn liền với câu chuyện huyển bí về Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Trải qua thăng trầm thời gian và biến động lịch sử, chùa được nhiều lần trùng tu, sửa chữa và có hiện trạng như ngày nay.
Chùa Láng được xây dựng trên nền nhà cũ của cha mẹ Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Vào thời Lý - thời kỳ hưng thịnh của Phật Giáo, vua Lý Anh Tông đã cho xây dựng chùa Láng để thờ Phật, Thiền sư Từ Đạo Hạnh và cha mình là vua Lý Thần Tông. Đến nay chùa vẫn là nơi thờ tự nổi tiếng ở Hà Nội được du khách tìm đến kính lễ.
Đặc biệt vào mỗi dịp 7 tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân phường Láng lại nô nức đón chào ngày Hội chùa Láng mang đậm bản sắc địa phương.
Nếu là một tín đồ yêu thích các công trình kiến trúc cổ, bạn có thể tham khảo thêm các di tích lịch sử ở Hà Nội trong hành trình khám phá thủ đô của mình:
10+ di tích lịch sử ở Hà Nội nổi tiếng và thông tin tham quan
Chùa Pháp Vân
-
Chùa Pháp Vân nằm ở: số 1299 đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.
Đây là một trong những ngôi chùa ở Hà Nội có diện tích tương đối rộng. Ngôi chùa này còn được gọi với tên gọi khác là chùa Long Hưng. Theo bia cổ còn lưu giữ lại, chùa Pháp Vân xuất hiện cách đây hơn 100 năm trước. Tuy nhiên, qua nhiều thăng trầm lịch sử, chùa đã nhiều lần được xây dựng và tu bổ lại. Đến nay chùa Pháp Vân mang diện mạo uy nghi, bề thế và trở thành một trong những địa điểm tổ chức các hoạt động Phật sự lớn ở Hà Nội.
Chùa Pháp Vân là nơi gắn kết với việc truyền bá tri thức và giáo lý Phật pháp, mang đến sự giáo dục tâm linh cho cộng đồng
Vào mỗi dịp đầu năm hay Ngày Phật Đản, chùa đón số lượng khách đến thăm, kinh viếng vô cùng lớn.
Chùa Pháp Vân cũng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội về cầu công danh, tài lộc, sức khỏe.
Để lên lịch viếng thăm chùa, du khách có thể tham khảo trước dự báo thời tiết quận Hoàng Mai Hà Nội.
Chùa Thầy
-
Chùa Thầy Hà Nội nằm tại: chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Chùa Thầy còn có tên gọi khác là Chùa Cả. Đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội được xây dựng theo kiến trúc “nội tiền công, hậu nhất, ngoại quốc. Kiến trúc thiết kế chùa ấn tượng với sự xuất hiện của “Thủy Đình”. Đây từng là nơi biểu diễn loại hình nghệ thuật múa rối nước.
Chùa Thầy còn được gọi với cái tên khác là chùa Cả
Lần lượt các công trình tiếp đến là: cầu Nhật Tiên, Nguyệt Tiên, đền Tam Phủ, chùa Hà, nhà Cầu, chùa Trung, chùa Thượng và các công trình khác. Chùa chính là nơi thờ Phật, mỗi công trình xung quanh là nơi thờ các vị thánh, thần có công trong lịch sử dựng nước.
Chùa Thầy Hà Nội là điểm đến cầu tài lộc, công danh nổi tiếng ở Hà Nội được nhiều người dân địa phương và du khách tìm đến.
Tham quan, chiêm bái chùa Thầy, du khách nên tra cứu trước dự báo thời tiết huyện Quốc Oai Hà Nội.
Chùa Thạch Vũ
-
Chùa Thạch Vũ nằm tại phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đây là ngôi chùa cổ nằm ở quận Hoàn Kiếm, chùa Thạch Vũ có có tên chữ là Quang Minh tự (mang ý nghĩa đề cao trí tuệ để khai sáng thu phục lòng người).
Đây là ngôi chùa cổ, được tôn tạo lại vào năm 1995 trên cơ sở khuôn viên cũ thờ Tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, tháp mộ và nhà khách.
Chùa Vũ Thạch Tên chùa là Vũ Thạch, gọi theo tên làng Vũ Thạch, nơi có ngôi trường danh tiếng xưa và ông giáo làng Vũ Thạch
Du khách đến chiêm bái chùa sẽ vô cùng ấn tượng với kho tàng di vật cổ tại đây có niên đại hàng trăm năm. Những câu đối, pho tượng được lưu giữ nhiều đời, đến nay được sử dụng cho mục đích trưng bày và nghiên cứu khảo cổ, lịch sử.
Ngôi chùa được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1986.
Khách đến viếng thăm chùa nên tham khảo qua dự báo thời tiết Hoàn Kiếm Hà Nội để có chuyến di chuyển thuận lợi nhất.
Chùa Kim Liên
-
Chùa Kiêm liên nằm trên một doi đất bằng phẳng trong làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ.
Chùa Kim Liêm thuộc top ngôi chùa ở Hà Nội linh thiêng với bề dày lịch sử lâu dài. Theo ghi chép, chùa được xây dựng từ năm 1443 dưới thời Lý Trần. Ngôi chùa gắn liền với câu chuyện về công chùa Từ Hoa - con gái vua Lý Thần Tông, vì đam mê nuôi tằm dệt vải, vua cha đã xây dựng cho điện Từ Hoa để thực hiện công việc yêu thích. Sau này, khi công chúa qua đời, điện Từ Hoa trở thành đền thờ tưởng nhớ về người công chúa hiền hậu, đức độ.
Chùa Kim Liên nằm trong top 10 di tích kiến trúc cổ độc đáo nhất tại Việt Nam với bề dày lịch sử hơn 500 năm từ thời nhà Lý
Đến này, chùa vẫn là điểm đến thờ tự linh thiêng được nhiều người dân Hà Nội ghé thăm. Đặc biệt, du khách và người dân địa phương đến đây thường mong cầu bình an, tình duyên.
Chùa Vạn Niên
-
Chùa Vạn Niên trên đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội. Đúng như cái tên của chùa, chùa Vạn Niên được xây dựng vào năm thứ 2 Thuận Thiên, tính đến nay đã trải qua hàng vạn năm từ ngày vua Lý Công Uẩn rời đô ra kinh thằng Thăng Long.
Chùa Vạn Niên tọa lạc tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Thủ đô Hà Nội
Điều đặc biệt trong kiến trúc ngôi chùa là toàn bộ không gian xung quanh chùa đều được trạm khắc gỗ tinh xảo, đậm nét văn hóa Phương Đông. Tổng thể kiến trúc chung của chùa gồm: cổng Tam quan, nhà chính, nhà tăng và nhà phụ.
Chùa Vạn Niên còn lưu giữ hơn 50 pho tượng, 10 đạo sắc phong thần của nhà Lê, có giá trị lịch sử đặc biệt.
Ngôi chùa ở Hà Nội này chính là chùa cầu tài lộc, công danh nổi tiếng được nhiều du khách thập phương ghé tới.
Chùa Đậu
-
Chùa Đậu Hà Nội nằm ở làng thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Đây là một trong những ngôi chùa còn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ. Chùa Đậu thời Lê Thần Tông từng được phong là “đệ nhất danh lam”. Ngôi chùa không chỉ thờ Phật mà còn thờ các vị thần gắn liền với đời sống người nông dân: Pháp Vũ, Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Điện.
Chùa Đậu Thường Tín tọa lạc tại cuối làng thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội
Chùa hiện còn lưu giữ được nhiều di vật quý hiếm: đôi rồng đá thời Trần ở bậc tiền đường và cuốn sách quý bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp - khoảng đầu thế kỷ thứ 3 (năm 200 - 210).
Chùa Đậu được đông đảo khách địa phương và du khách thập phương đến tham quan, cúng bái. Đặc biệt vào ngày lễ hội chính của chùa từ 8 - 10 tháng Giêng hàng năm, người dân địa phương kéo đến chiêm bái tham gia hội vô cùng náo nhiệt.
Chùa Linh Ứng
-
Chùa Linh Ứng Hà Nội nằm tại số 290, thuộc phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội.
Đây là ngôi chùa ở Hà Nội được xây dựng từ thế kỷ XIX và được tiếp tục tôn tạo lại những năm đầu thế kỷ XX.
Chùa Linh Ứng hay còn gọi là Linh Ứng Tự tọa lạc ngay con phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Nơi đây thờ Phật cùng Tam Bảo và có khu thờ tự riêng tưởng nhớ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tượng Đức Thánh Trần ở đây vô cùng đặc biệt với hình ảnh ngài ngồi trên long ngai, đầu đội mũ bình thiên. Người khoác long bào, ngai chạm đầu rồng sơn son, thếp vàng.
Du khách đến chùa Linh Ứng thường cầu tự sức khỏe, bình an, may mắn cho người thân, gia đình.
Chùa Tứ Kỳ
-
Chùa Tứ Kỳ nằm trên đường Ngọc Hồi, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Chùa còn có tên gọi khác là Linh Tiên Tự. Xưa kia, đây là ngôi chùa án ngữ đường thủy vào kinh thành. Theo những văn bản lịch sử còn sót lại, chùa Tứ Kỳ được xác định khởi nguồn từ thời nhà Lê, ít nhất là trước năm 1689. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhiều lần bị tàn phá nặng nề, đến nay, chùa đã được tôn tạo và xây dựng mới trên nền đất cũ.
Chùa Tứ Kỳ, hay còn gọi là Linh Tiên Tự, là ngôi chùa cổ nổi tiếng nằm tại địa phận thôn Tứ Kỳ
Vào mối dịp đầu năm hay các dịp lễ Phật sự lớn, chùa đón rất đông khách du lịch đến tham quan, cầu bình an, công danh, sự nghiệp.
Chùa Hà
-
Chùa Hà nằm ở phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.
Chùa Hà hay còn có tên chữ là Thánh Đức Tự, được dựng lên từ thời Lý Thánh Tông. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng nằm ngay trên con phố nhỏ cùng tên - phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính, được chia thành các khu vực bao gồm: cổng tam quan 2 tầng, tiền đường, tam bảo 5 gian và thượng điện.
Chùa Hà cầu duyên ở Hà Nội
Khi đến chùa Hà, bạn sẽ thấy chùa được thiết kế và chia thành 2 khu riêng biệt với ban thờ Thánh mẫu và những ban thờ Phật. Mọi người đến đây thường cầu an, cầu phúc, cầu cho mọi sự hanh thông và tình duyên trọn vẹn trước các vị Phật, các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền và tam toà Thánh Mẫu.
“Tới chùa Hà lẻ bóng nhưng khi về lại có đôi”. Đây là câu nói mà người ta hay truyền tai nhau để thể hiện sự linh thiêng của ngôi chùa này. Cũng vì vậy mà rất nhiều bạn trẻ đã tới đây dâng hương cầu duyên và đây cũng trở thành một địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách khi đến Hà Nội. Đặc biệt là vào các dịp lễ tết, rằm hay mùng một thì lại càng đông đúc hơn.
Để chuyến thăm chùa Hà được thuận lợi, bạn nên nhớ tra cứu: Thời tiết Cầu Giấy Hà Nội.
Chùa Phúc Khánh
-
Chùa Phúc Khánh nằm ở 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội.
Chùa Phúc Khánh (chùa Sở) là ngôi chùa đã xuất hiện từ rất lâu ở Hà Nội. Đến năm 1988, chùa được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia. Chùa Phúc Khánh nằm trong một khu dân cư đông đúc, chật hẹp của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội nhưng vẫn được rất đông người dân và khách du lịch thường xuyên lui tới.
Chùa Phúc Khánh được xây dựng là một công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống bao gồm: tam quan mở 3 cửa hình vòm cung, ở giữa là cửa lớn và hai bên nhỏ hơn. Hai bên tam quan dựng hai trụ được đắp thành hình con sấu quay đầu vào nhau.
Ở đây cũng giống như những ngôi chùa khác ở miền Bắc là có thêm bàn thờ Mẫu. Các gian chánh điện, hậu cung, nhà tổ,... ở chùa Phúc Khánh được xếp theo hình chữ “Công”. Bên trong chùa còn sở hữu rất nhiều di vật cổ, trong đó có Đài Phật nghìn mắt nghìn tay được đặt ngay trong khoảng sân chùa. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ 20 pho tượng có từ thời Trần.
Hằng năm, chùa Phúc Khánh tổ chức rất nhiều lễ hội thu hút rất nhiều người dân và du khách đến thăm. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi được nhiều người “chọn mặt gửi vàng” để cầu lương duyên tốt đẹp và cầu phúc an lành bởi sự linh thiêng của nó.
Chùa Phúc Khánh nằm tại nút giao Ngã Tư Sở - Tây Sơn, một trong những cung đường đông đúc nhất tại Hà Nội
Am Mị Nương
-
Am Mị Nương nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Am Mị Nương là một am nhỏ được đặt bên trong chùa Cổ Loa, Hà Nội. Trong am có thờ một bức tượng không đầu của công chúa Mị Nương được trang trí rất đẹp và lộng lẫy. Đây là bức tượng để tưởng nhớ nàng công chúa năm xưa đã bị vua cha chém đầu vì tội phản bội. Câu chuyện tình yêu chung thuỷ, son sắc của công chúa Mị Nương và Trọng Thuỷ đã khiến bao người cảm động mỗi khi nhắc đến.
Bức tượng không đầu của công chúa Mị Nương
Am thờ công chúa Mỵ Nương nằm dưới gốc đa cổ thụ với 3 gian, gian cuối là phòng “bà” ngự, có cửa khóa, được chấn bằng gỗ ken đủ để nhìn thấp thoáng dáng người to lớn được khoác lên những bộ xiêm y rực rỡ. Bức tượng ngồi trong tư thế uy nghiêm, tay tỳ lên hai đầu gối, trên đầu treo mũ công chúa lơ lửng, có đính ngọc trai rũ xuống. Vì vậy nhiều người đến đây không chỉ để cầu tình duyên mà còn vì tò mò muốn khám phá những điều bí ẩn đằng sau bức tượng.
Người dân ở nơi đây truyền tai nhau rằng vì khi xưa “bà” đã có một cuộc tình ngang trái nên rất hiệu nghiệm với những lời cầu khấn chuyện tình duyên. Rất nhiều cặp đôi trai gái gặp trắc trở trong tình yêu đã đến cầu xin “bà” và được toại nguyện. Không những thế, mỗi khi người dân có bệnh ốm đau, họ cũng đến xin “bà” chữa bệnh. Cứ như vậy, người ta đổ về đây để cầu mong tìm kiếm được hạnh phúc cho bản thân và gia đình vào những ngày đầu xuân.
Tra cứu: Thời tiết huyện Đông Anh, Hà Nội để lên kế hoạch viếng thăm chùa Cổ Loa, Am Mị Nương.
Chùa Hương, Mỹ Đức
- Chùa Hương, thuộc Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Đây là một trong những danh thắng chùa nổi tiếng khu vực phía Bắc Việt Nam. Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km về phía nam, chùa Hương được mệnh danh là "Động tiên" với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, hòa quyện giữa núi rừng, sông suối và những ngôi chùa cổ kính.
Ngày hội chùa Hương diễn ra vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, kéo dài từ tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Ngày hội chùa Hương thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, hành hương cầu bình an, tài lộc.
Chùa Hương - điểm đến hành hương đầu năm của nhiều phật tử miền Bắc
Quang cảnh chùa Hương là sự hòa quyện giữa nét hùng vĩ của non nước và vẻ đẹp cổ kính của các không gian thờ tự. Du khách sẽ đi thuyền trên sông để vào chùa hành hương. Đặc biệt, khi đến động Hương Tích, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những nhũ đá tuyệt đẹp, mang trầm tích thời gian. Đến chùa Hương, khách du lịch không chỉ được khám phá cảnh quan thiên nhiên tuyệt sắc mà còn được trải nghiệm không khí lễ hội trang nghiêm, linh thiêng, tạo nên những kỷ niệm khó quên.
Đừng quên bỏ túi:
>>>>> Kinh nghiệm du lịch chùa Hương đầu năm - cầu được ước thấy
Chùa Trấn Quốc
-
Chùa Trấn Quốc nằm tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc được coi là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long, Hà Nội với bề dày lịch sử gần 1500 năm. Ngôi chùa nằm trên một hòn đảo phía Đông hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và Trần. Vì vậy, đây là ngôi chùa nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút nhiều tín đồ Phật tử và du khách tham quan trong và ngoài nước.
Tổng thể ngôi chùa bao gồm ba ngôi chính được nối thành chữ “Công” là tiền đường, thượng điện và nhà thiêu hương. Trên cửa chùa vẫn còn vết bút tích ba chữ “Phương Tiện môn” và hai câu đối tiếng Nôm độc đáo “Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền”.
Chùa Trấn Quốc
Bên trong chùa còn lưu giữ những di vật cổ mang giá trị nghệ thuật lớn như nhiều pho tượng Phật và Bồ tát, 14 tấm bia khắc chữ Hán Nôm,.... Đặc biệt nhất là tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng cây bồ đề hơn chục năm tuổi được chính tay Tổng thống Ấn Độ trao tặng vào năm 1959 trong một dịp ghé thăm chùa.
Tra cứu: Thời tiết Tây Hồ Hà Nội để lên kế hoạch viếng thăm chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc được đánh giá là một trong 16 ngôi chùa lịch sử đẹp nhất Thế giới. Đây là nơi để các vua chúa ngày xưa đến đây vãng cảnh vào những ngày Rằm hay lễ Tết nên rất nổi tiếng về cầu tài cầu lộc. Vào những ngày đầu năm, rất đông người dân và các du khách đến lễ chùa và cầu mong công việc thuận lợi trong năm mới.
Chùa Quán Sứ
-
Chùa Quán Sứ nằm ở 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.
Chùa Quán Sứ tọa lạc ngay tại phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa nằm cách hồ Hoàn Kiếm khoảng hơn 1km nên các Phật tử có thể dễ dàng di chuyển đến đây để hành hương. Dù nằm ở trung tâm thành phố nhưng chùa Quán Sứ vẫn mang trong mình nét cổ kính, thanh tịnh và vô cùng thiêng liêng, không bị ảnh hưởng bởi sự xô bồ của phố thị.
Chùa Quán Sứ là trụ sở của giáo hội Phật giáo Việt Nam nên mọi người khi đến đây có thể tham gia các lễ hội Phật giáo lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó, các du khách còn được tham quan, chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. Từ ngoài nhìn vào, các bạn có thể nhìn thấy vẻ đẹp cổ xưa mang đậm phong cách trung du đồng bằng Bắc Bộ với chiếc mái vòm được lợp ngói vảy cá đỏ.
Một nét đặc trưng riêng của chùa Quán Sứ đó là tên chùa hay những câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Vào bên trong chùa, toàn bộ điện thờ đều được phủ một lớp sơn màu vàng, khung cửa được làm bằng gỗ và một khoảng sân nhỏ được lát gạch theo phong cách rất xưa.
Chùa Quán Sứ
Vào khoảng tháng 4 âm lịch hằng năm, chùa Quán Sứ thường tổ chức Đại Lễ Phật Đản, sự kiện Phật giáo lớn nhất trong năm. Vì vậy, vào những ngày này có rất nhiều Phật tử từ mọi miền đất nước đều mong muốn đến đây để lễ chùa. Ngoài ra, các du khách cũng thường đến đây để cầu xin an phúc, thuận lợi trong cuộc sống.
Phủ Tây Hồ
-
Phủ Tây Hồ nằm ở số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Phủ Tây Hồ được xem là nơi linh thiêng nhất trong hệ thống đền chùa ở Hà Nội. Ngôi đền được xây dựng từ thế kỉ 17, nằm ngay quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Phủ Tây Hồ là nơi thờ Chúa Liễu Hạnh (một trong bốn vị thần bất tử của Việt Nam).
Tra cứu: Thời tiết phường Quảng An, Tây Hồ để lên kế hoạch ghé thăm Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ bao gồm cổng làm kiểu tam quan, kiến trúc Tam tòa Thánh mẫu và Phủ chính có quy mô lớn nhất. Bên trong ngôi đền còn được lưu giữ rất nhiều di vật văn hóa mang giá trị lịch sử từ thế kỷ 19 và 20 như gần 300 pho tượng, hoành phi và các câu đối. Nổi bật nhất là bức đại tự đề là: “Thiên tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện) và hoành phi ngay cửa cung ghi: “Mẫu nghi thiên hạ” (Mẹ của cả thiên hạ).
Khi đến đây, các du khách còn được ngắm nhìn vẻ đẹp của Tây Hồ. Theo quan niệm dân gian, Phủ Tây Hồ là nơi linh thiêng để mọi người đến cúng lễ, cầu tài lộc, may mắn và một số bạn trẻ cũng thường đến đây cầu tình duyên.
Phủ Tây Hồ là một ngôi đền thờ công chúa Liễu Hạnh nằm tại thủ đô Hà Nội
Kinh nghiệm đi chùa ở Hội cầu được ước thấy
Đi chùa là một trong những trải nghiệm khám phá du lịch, văn hóa tâm linh thú vị. Ngoài ra, nhiều người đi chùa còn mong muốn cầu được bình an, vạn sự hanh thông, công việc thuận lợi. Chính vì thế, đừng bỏ qua những kinh nghiệm đi chùa ở Hà Nội dưới đây.
Đi chùa nào ở Hà Nội cầu tình duyên, tài lộc, sự nghiệp
Để tìm những ngôi chùa thiêng ở Hà Nội chuyên cầu tình duyên, sự nghiệp, tài lộc, du khách có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
-
Chùa cầu tình duyên ở Hà Nội: Chùa Hà, chùa Phúc Khánh, Am Mị Nương.
-
Chùa cầu sức khỏe, bình an ở Hà Nội: Chùa Pháp Vân, Chùa Bộc, Chùa Phổ Quang, Chùa Láng, chùa Linh Ứng.
-
Chùa cầu công danh, sự nghiệp, tiền tài ở Hà Nội: Chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, phủ Tây Hồ.
Chuẩn bị gì đi lễ chùa?
Chuẩn bị gì khi đi lễ chùa
Lễ chùa ở Hà Nội không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Đi chùa là hành động đẹp khởi phát từ tâm mong muốn kính lễ Phật, Thánh, cầu được bình an,.. Do đó, tùy theo điều khiên và lòng thành của mỗi phật tử, du khách đến chùa để chuẩn bị lễ dâng.
Tuy nhiên, cần lưu ý, lễ chùa, lễ Phật, không dâng cúng lễ đồ mặn. Nếu dâng cúng Thánh lễ mặn, cần chuẩn bị riêng, không được để lẫn lộn.
Ngoài ra, không cúng lễ quá nhiều tiền vàng, áo, ngựa, đồ mã,...
Để giữ gìn nét đặp văn hòa tín ngưỡng, nên tham khảo trước nội quy ở nhà chùa trước khi dâng lễ.
Trong quá trình kính lễ ở chùa, cần lưu ý trang phục lịch sự, trang nghiêm.
Lời ăn tiếng nói trong chùa cần kính cẩn, nghiêm túc.
Ngoài ra, các hành động trong chùa phải đảm bảo thuần phong mỹ tục,văn minh, lịch sự.
Những nghi thức cần lưu ý trong chùa
Trong quá trình lễ chùa ở Hà Nội cần lưu ý:
-
Không dâng hương trực tiếp tại các ban lễ chùa, chỉ dâng hương bên ngoài lư hương chính để đảm bảo an toàn và không khí trong chùa được thông thoáng.
-
Không dâng lễ quá đầy, quá nhiều lên các ban trong chùa.
-
Tổ chức các hoạt động lễ bái đặc biệt, cần có sự đồng ý của Ban quản lý nhà chùa.
-
Không tự ý thay đổi vị trí các đồ dùng vật dụng trên các ban thờ, hay bất cứ khu vực nào trong chùa.
-
Luôn tuân thủ các nghi thức cúng lễ trong chùa theo quy định của mỗi nhà chùa.
Tuân thủ các nghi thức cúng lễ tại từng chùa
Danh sách những ngôi chùa ở Hà Nội nổi tiếng linh thiêng kể trên sẽ giúp bạn có những chỉ dẫn đi chùa cầu tài lộc thuận tiện nhất. Đặc biệt, đừng quên ghi nhớ những kinh nghiệm đi chùa được nhắc đến trong bài và tra cứu trước dự báo thời tiết Hà Nội tại để có chuyến hành hương chiêm bái, lễ chùa thuận lợi nhất.
10 Bình luận
Bùi Ly
Nhiệt độ Hà Nội 5 ngày tới như thế nào?
Thời tiết 24h
Dự báo thời tiết 5 ngày tới tại Hà Nội được cập nhật chi tiết hàng giờ, hàng ngày tại Thời tiết 24h.
Phương Mai
Thời tiết Thanh Xuân Hà Nội cuối tuần này liệu mưa không?
Thời tiết 24h
Dự đoán thời tiết không mưa vào cuối tuần này. Tuy nhiên, bạn có thể tra cứu thời tiết Thanh Xuân Hà Nội tại Thời tiết 24h để theo dõi diễn biến thời tiết chính xác nhất.
Khánh Linh
Ảnh chùa Trấn Quốc đẹp quá
Thời tiết 24h
Cảm ơn bạn đã theo dõi. Hãy nhớ tra cứu thời tiết hàng ngày nhé.
Nguyễn Công
Chùa ở Hà Nội rộng và đẹp quá. Muốn đi chùa Hà cuối tuần mà không biết thời tiết thế nào?
Thời tiết 24h
Dự báo thời tiết Hà Nội vài ngày tới thuận lợi, không mưa. Đây là dịp tốt để bạn có chuyến đi chùa Hà thuận lợi nhất.
Kim Yến
Thời tiết Hà Nội 5 ngày tới đã lạnh chưa?
Thời tiết 24h
Cập nhật dự báo thời tiết Hà Nội 5 ngày tới chính xác nhất tại: https://thoitiet24h.vn/cac-tinh-thanh/thoi-tiet-ha-noi-5-ngay-toi-367
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *