Chất lượng không khí Hà Nội: cảnh báo ô nhiễm top 4 thế giới
Những ngày cuối năm 2024, đầu năm 2025, trạng thái thời tiết và chất lượng không khí ở Hà Nội xảy ra nhiều biến động. Những con số giật mình được các cơ quan đo lường cung cấp: sáng 30/12 Hà Nội xếp top 1 thành phố ô nhiễm trên thế giới với AQI là 240 - ngưỡng tím. Đến sáng 31/12, các trạm đo chất lượng không khí tại Quảng Bá, Tây Hồ với chỉ số AQI 354, vượt hơn 300, ở mức "nguy hiểm." (Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir). Đây là những dấu hiệu đáng cảnh báo về thời tiết, chất lượng không khí và sức khỏe ở Hà Nội. Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?
Chất lượng không khí Hà Nội chạm mốc cảnh báo
Chất lượng không khí ở Hà Nội ngày càng xấu, vì sao?
AQI (Air Quality Index) là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Theo đó, chỉ số sẽ cho biết mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của ô nhiễm đến sức khỏe sau vài giờ hoặc vài ngày hít thở không khí ô nhiễm.
Gần đây, chỉ số AIQ tại nhiều điểm ở Hà Nội đạt mức báo động (cực xấu). Vậy, điều gì đang xảy ra với không khí thủ đô?
Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Sáng ngày 30/12/2024, chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội đạt Top 1 thành phố ô nhiễm nhất thế giới (chỉ số 240 AQI). Chỉ số ô nhiễm này vượt qua cả Bagdad của Iraq và Dhaka của Bangladesh (những khu vực ô nhiễm không khí hàng đầu).
Chất lượng không khí Hà Nội cuối năm 2024 chạm mức báo động
Ngay sau đó, đến 9h sáng ngày 31/12, chất lượng không khí Hà Nội vẫn ở mức AQI là 195. Chỉ số này đứng thứ 5 trên thế giới trong top các thành phố nhiễm nhất.
Chất lượng không khí ở Hà Nội thực tế có sự khác biệt ở nhiều khu vực:
Trong đó các khu vực ô nhiễm nhất ở Hà Nội phải kể đến: Quảng Bá 267 AQI, Hồ Tây 292 AQI, Vinhome riverside 258 AQI, Cừ Khôi, Long Biên 253 AQI, Quảng Bá 267 AQI, Ciputra (Tây Hồ) 257 AQI, Hoàng Quốc Việt 251 AQI…
Ngoài ra, các khu vực đạt ngưỡng cảnh báo về ô nhiễm không khí khác như: Đông Anh 269 AQI, Chùa Láng, Đống Đa 251 AQI, Đội Cấn, Ba Đình 285 AQI, Phú Đông, Ba Vì 242 AQI…
Các chỉ số đo lường được cung cấp từ Ứng dụng đo chất lượng không khí Pam Air. Ô nhiễm phân tử trong không khí thường được đánh giá qua chỉ số bụi mịn PM 2.5 và PM 10.
Biểu hiện cụ thể nhất trong các đợt ô nhiễm không khí là: không khí đặc quánh bụi mịn trong các đợt ô nhiễm, như một lớp sương phủ dày trên tầng không.
Khắp Hà Nội chỉ số chất lượng không khí ở vùng "Không lành mạnh" và "Rất không tốt"
Bên cạnh Hà Nội, ô nhiễm không khí cũng nghiêm trọng cũng xảy ra tại Thái Nguyên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình với mức ô nhiễm đỏ.
Trước tình trạng ô nhiễm nặng nề, người dân đều hoang mang không biết điều gì đã khiến chất lượng không khí các tháng cuối năm rơi vào mức cảnh báo?
Vì sao chất lượng không khí Hà Nội ngày càng xấu?
Theo Nghiên cứu kiểm kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM2.5.
Nguyên nhân khiến bụi mịn gia tăng được xác định là: do khí thải từ nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong và lân cận thành phố cũng như các công trình xây dựng.
Vì sao chất lượng không khí Hà Nội ngày càng xấu
Trong đó, nghiên cứu chỉ ra:
-
Giao thông, bụi đường chiếm tới 58 - 74% nồng độ bụi mịn của thành phố.
-
Công nghiệp chiếm 14 - 23%.
-
Nông nghiệp chiếm 3,4 - 18,9%.
-
Còn lại: các hoạt động dân sinh, rác thải dân sinh,...
Tuy nhiên, thực tế vào các thời điểm khác trong năm, các hoạt động sinh hoạt, sản xuất vẫn diễn ra bình thường nhưng chỉ số ô nhiễm không quá cao như hiện tại.
Theo nhiều chuyên gia, bên cạnh các nguyên nhân như khí thải từ phương tiện giao thông, các hoạt động sản xuất công nghiệp, thì thời tiết miền Bắc chính là nguyên nhân khiến tình trạng không khí cuối năm xấu hơn.
Thời tiết miền Bắc là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng hơn
Đặc trưng của mùa đông ở miền Bắc góp phần gia tăng yếu tố ô nhiễm. Khác với mùa hè mưa nhiều, nhiệt độ cao giúp bụi nhanh chóng phát tán. Mùa đông ở miền Bắc nền nhiệt thấp, ít mưa đã khiến các chất gây ô nhiễm tồn đọng trong môi trường không khí và khó phát tán, chỉ số ô nhiễm tại các vùng vì thế tăng cao đột biến.
TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, Hà Nội và các địa phương ở miền Bắc đang trong "mùa ô nhiễm không khí" nghiêm trọng nhất năm, thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 hằng năm.
Ô nhiễm không khí gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm
Đối mặt với ô nhiễm không khí diện rộng là vấn đề vô cùng khó khăn với nhiều cơ quan, tổ chức và các quốc gia.
Ô nhiễm không khí gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm
-
Ô nhiễm không khí gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm. Trong đó, nổi bật nhất là bệnh về hô hấp, bao gồm: Hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, bệnh tắc phổi nghẽn mãn tính…
-
Ô nhiễm không khí còn gây ra nhiều bệnh tim mạch, bao gồm: Bệnh mạch vành, đột quỵ, cao huyết áp…
Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do các chất ô nhiễm gây viêm và tổn thương mạch máu, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu.
Sống trong môi trường ô nhiễm không khí trong thời gian dài là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.
Trẻ em và người già là những đối tượng dễ chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí.
Cụ thể, trẻ em có hệ hô hấp và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên dễ bị tổn thương bởi các chất ô nhiễm trong không khí.
Sức khỏe của người già và trẻ em rất nhạy cảm với ô nhiễm không khí
Người già thường có hệ miễn dịch yếu do đó dễ mắc các bệnh mãn tính và chịu ảnh hưởng xấu từ không khí ô nhiễm. Các chất ô nhiễm trong không khí có thể làm gia tăng các bệnh phổi, tiểu đường, tim mạch. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống và gia tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có ít nhất 70.000 người tử vong vì ô nhiễm không khí.
Như vậy, trung bình cứ mỗi 7,5 phút sẽ có một người Việt Nam tử vong do một căn bệnh tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Con số này gần gấp đôi tổng số người tử vong ở Việt Nam trong suốt đại dịch COVID- 19.
Do đó, việc bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí này là vô cùng quan trọng. Việc tra cứu chất lượng không khí hàng ngày sẽ góp phần cảnh báo mức ô nhiễm, giúp người dân chủ động các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí.
Tra cứu chất lượng không khí hàng ngày
Thông tin chất lượng không khí hàng ngày sẽ góp giúp người dân bảo vệ sức khỏe hiệu quả. ThoiTiet24h là kênh tra cứu thông tin thời tiết và chất lượng không khí ở Việt Nam được tin dùng hàng đầu.
Cập nhật chất lượng không khí kèm cảnh báo tại ThoiTiet24h
-
Các thông tin về chỉ số thời tiết: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm,.. được cung cấp đầy đủ, giúp người dân dễ dàng có những kế hoạch lao động, sản xuất, du lịch hay các công việc khác.
-
Chỉ số chất lượng không khí được cập nhật theo từng địa phương: quận, huyện, thành phố, đảm bảo cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác giúp người dân chủ động bảo vệ sức khỏe khi ra ngoài.
Cập nhật ngay: Chất lượng không khí hiện tại
Biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm không khí
Thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm không khí là vô cùng quan trọng.
Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khuyến cáo người dân nên chủ động theo dõi chất lượng không khí để hạn chế tác động xấu đến sức khỏe.
Cần lưu ý chăm sóc sức khỏe, đeo khẩu trang quy chuẩn khi chất lượng không khí ở mức xấu
Khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (201-300), cần lưu ý:
-
NÊN tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
-
HẠN CHẾ sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
-
NÊN sử dụng khẩu trang có khả năng chống bụi mịn PM2,5.
-
NÊN hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí.
-
NÊN vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Đặc biệt, chú ý tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Đối với người già và trẻ em cần đặc biệt lưu ý chăm sóc sức khỏe. Với các dấu hiệu sức khỏe nguy cấp: khó thở, ho, sốt nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
Trên đây là những thông tin về tình hình chất lượng không khí ở Hà Nội hiện tại và một vài lời khuyên chăm sóc sức khỏe cần thiết. Đừng quên thường xuyên tra cứu ThoiTiet24h để cập nhật chất lượng không khí chính xác hàng ngày, giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả mỗi khi ra ngoài.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *