Thời tiết Thái Nguyên Tết Nguyên Đán - Địa điểm lễ chùa đầu năm
Thời tiết Thái Nguyên Tết Nguyên Đán 2025 được dự báo tương đối ổn định. Do ảnh hưởng của không khí lạnh phía Bắc, nhiệt độ các ngày Tết Nguyên Đán tương đối thấp. Mức nhiệt cao nhất trong ngày khoảng 23 - 24 độ C. Tối và đêm nhiệt độ giảm sâu, cảm giá rét buốt. Dự báo chi tiết thời tiết các ngày tết nguyên đán ở Thái Nguyên được cập nhật dưới đây.
Dự báo thời tiết Thái Nguyên dịp Tết Nguyên Đán
Dự báo thời tiết Thái Nguyên Tết Nguyên Đán
Mùng 1 Tết Nguyên Đán 2025 là ngày 29/01/2025 dương lịch.
Lịch nghỉ tết nguyên đán 2025: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ thứ bảy 25/1 (tức ngày 26 tháng chạp năm Giáp Thìn) đến hết chủ nhật 2/2 (tức hết mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ)
>>>>> Chi tiết: Thời tiết Tết Nguyên Đán 2025: Rét đậm. Tra cứu sao hạn 2025
Lịch nghỉ tết nguyên đán 2025
Thời tiết Thái Nguyên dịp Tết Nguyên Đán
Thời tiết Thái Nguyên đêm giao thừa được dự báo tương đối rét:
-
Nhiệt độ trung bình trong ngày: 18 - 23 độ C.
-
Nhiệt độ về tối và đêm giảm: 14 - 16 độ C.
-
Một số vùng núi cao mức nhiệt có thể hạ thấp hơn, kèm cảm giác rét buốt.
Dự báo trong 3 ngày tết (từ mùng 1 - mùng 3 âm lịch): Thời tiết Thái Nguyên tạnh ráo, không mưa, ngày trời hửng nắng, gió lạnh, hanh khô. Chiều tối và đêm rét đậm.
Thời tiết Thái Nguyên mùng 4 - mùng 5 tết: nhiệt độ tăng nhẹ, nắng hanh.
Dự báo thời tiết kỳ nghỉ tết nguyên đán 2025, thời tiết Thái Nguyên tương đối thuận lợi.
Cập nhật thời tiết Thái Nguyên hiện tại:
Thái Nguyên có bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên Đán 2025 không?
Theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP:
“Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút”
Như vậy, Thái Nguyên thuộc danh sách các tỉnh được phép tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm thấp không quá 15 phút trong dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Tham khảo thêm: TOP 11 địa điểm đi du xuân đầu năm trên cả nước, đến là phát tài
Địa điểm lễ chùa đầu năm ở Thái Nguyên
Lễ chùa cầu bình an, tài lộc là hoạt động đầu năm ở Thái Nguyên được rất nhiều người dân mong đợi. Từ sau phút giao thừa, người dân Thái Nguyên đi chơi tết, du xuân thường không quên ghé thăm những ngôi chùa thiêng để dâng hương cầu bình an, may mắn cho năm mới.
Một số ngôi chùa nổi tiếng được nhiều người dân và khách du lịch ở Thái Nguyên ghé thăm dịp đầu năm:
Chùa Thiêng Thác Vàng
Chùa Thiêng Thác Vàng tọa lạc tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Điểm nổi bật của ngôi chùa là bức tượng Phật sừng sững giữa núi rừng hướng ra mặt Hồ Núi Cốc. Tượng có chiều cao lên đến 45m, đường kính đài sen rộng 37m.
Tượng Phật uy nghiêm ở Chùa Thiêng Thác Vàng
Bên cạnh đó, tham quan chùa Thiêng Thác Vàng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc tinh xảo của 16 bức tượng la hán và các bức phù điêu mô tả về những vị Thần, Diêm La, Địa Sát rất lạ mắt và độc đáo.
Thời tiết Thái Nguyên Tết Nguyên Đán những ngày sắp tới nắng ráo, trời trong xanh là dịp thuận lợi để du khách dâng hương, tỏ lòng thành kính nơi đây.
Tham khảo thêm: Tra cứu thời tiết Đại Từ Thái Nguyên
Chùa Hang
Chùa Hang tọa lạc tại thị trấn Chợ Chu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 60km. Chùa Hang có cấu trúc khá đặc biệt, được thiên tạo trong hang đá.
Cửa chùa cũng chính là cửa hang có hình vòng tròn bằng đá khá rộng. Bên trong là hang sâu đến cả nghìn mét với những nhũ đá rủ xuống như những chiếc đèn lồng.
Chùa gồm: Hang trên, hang dưới, miếu Mẫu, nhà Tam quan và bàn thờ Phật. Cho đến nay, chùa vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như: Tấm bia cổ thời Nguyễn, chuông cổ,...
Chùa Hang Thái Nguyên
Chùa Hang không chỉ là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân mà còn là một di tích gắn với vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, chiến khu cách mạng ATK Định Hóa.
Vào những ngày đầu năm thời tiết Thái Nguyên Tết Nguyên Đán ấm áp, dễ chịu, mọi người khắp nơi lại về đây dâng hương cầu khấn.
Có người thì cầu tài, cầu lộc; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tất cả tạo nên 1 nét đẹp văn hóa tâm linh truyền thống của Việt Nam.
Chùa Thuần Lương
Chùa Thuần Lương tọa lạc tại phường Lương Sơn, tỉnh Thái Nguyên. Chùa Thuần Lương được đánh giá một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở tỉnh Thái Nguyên.
Chùa được thiết kế thành những phân khu khác nhau như: Tam bảo, giảng đường, khu các thánh tích của đức Phật, khu đức Phật nhập niết bàn,...
Không gian chùa Thuần Lương
Đến với chùa Thuần Lương, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng bức tượng đức Phật niết bàn dát vàng lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.
Vào dịp đầu xuân năm mới, chùa Thuần Lương luôn thu hút đông đảo du khách đến tham tham quan và lễ phật, cầu may.
Nếu có dự định đến đây, đừng quên cập nhật dự báo thời tiết thành phố Thái Nguyên để chủ động sắp xếp lịch trình và lựa chọn trang phục phù hợp.
Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa - địa điểm du xuân đầu năm
Mỗi khi Tết đến Xuân về, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, người dân vùng chiến khu cách mạng ATK Định Hóa, Thái Nguyên lại nô nức tập trung tại khu vực Đèo De thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa để tham gia Lễ hội Lồng Tồng.
Cập nhật: Thời tiết Định Hóa Thái Nguyên
Đây là lễ hội xuống đồng đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay… ở Thái Nguyên, mang ý nghĩa cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Sau lễ hội, huyện sẽ chỉ đạo các địa phương động viên bà con tập trung vào sản xuất đúng thời vụ, bảo đảm cho mùa vụ bội thu.
Trước khi lễ hội chính thức khai mạc, một buổi lễ dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức tại Nhà tưởng niệm trên đỉnh đèo De, xã Phú Đình. Công trình này được xây dựng và khánh thành vào năm 2005, đúng dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Bác.
Đúng 8 giờ, tiếng trống khai hội do già làng Ma Đình Được đánh vang lên, mở màn cho các hoạt động sôi động như múa lân, trống hội đầy sắc màu.
Khai hội Lồng Tồng Thái Nguyên
Lễ hội còn thu hút du khách tham gia chứng kiến những nghi lễ đặc trưng của các dân tộc như lễ cầu mùa của dân tộc Tày, lễ xuống đồng của dân tộc Sán Chay và lễ cầu phúc của dân tộc Dao.
Các mâm cỗ tế lễ được người dân chuẩn bị tỉ mỉ, thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần rừng, thần núi, thần trời và thần đất. Đây không chỉ là nét đẹp truyền thống mà còn chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc trong đời sống văn hóa của đồng bào.
Lễ tịch điền là một trong những hoạt động thu hút đông đảo du khách, với nghi thức cày ruộng đầu năm trên cánh đồng Đèo De. Ban tổ chức đã chọn một thửa ruộng nhỏ, mời bác nông dân giỏi nhất và con trâu khỏe nhất để thực hiện nghi lễ cày đường đầu tiên, khởi đầu cho mùa vụ mới.
Các hoạt động vui chơi thú vị ở Lễ Hội Lồng Tồng
Đồng thời, tại sân lễ hội, các trò chơi dân gian như tung còn, đẩy gậy, bắn nỏ, giã bánh dày, kéo co, đi cà kheo… cũng thu hút sự tham gia nhiệt tình của du khách.
Nếu có dịp ghé thăm Thái Nguyên vào Tết Nguyên Đán, đừng bỏ qua cơ hội tham gia lễ hội thú vị này. ThoiTiet24h sẽ luôn đồng hành cùng mỗi chuyến đi của bạn với những thông tin thời tiết cập nhật chính xác, kịp thời, giúp bạn có hành trình thuận lợi, an toàn.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *