Dị ứng thời tiết là gì? Dấu hiệu, cách phòng tránh, điều trị, …

10/08/2022 - lượt xem: 501
Chia sẻ:
Đánh giá:3.9 - 50Lượt

Dị ứng thời tiết là hiện tượng phổ biến. Không ít người trong chúng ta hay gặp phải các vấn đề về da, hô hấp, ngứa dị ứng thời tiết, … khi thời tiết có những thay đổi đột ngột. 

Vậy bệnh dị ứng thời tiết là gì? Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh, cách chữa bệnh dị ứng thời tiết, … Cùng thoitiet24h.vn khám phá nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là tình trạng khá thường gặp đối với cơ thể trong giai đoạn chuyển mùa. Khi thời tiết trở nên quá lạnh hoặc quá nóng, hoặc khi độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc, hay những thay đổi của nồng độ phấn hoa trong không khí, tất cả đều có thể gây ra hiện tượng dị ứng trên cơ thể. 

Dị ứng thời tiết có thể có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau, tùy theo điều kiện thời tiết, cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng đối tượng. Khi bị dị ứng thời tiết, các dấu hiệu phổ biến có thể xuất hiện đó là da nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, ngứa, phát ban. Một số trường hợp còn có thể đi kèm hoặc xuất hiện biểu hiện về hô hấp, mũi họng,… 

Các kiểu dị ứng thời tiết và dấu hiệu nhận biết

Dị ứng thời tiết được chia thành nhiều dạng khác nhau, trong đó thường gặp nhất là dị ứng nóng và dị ứng lạnh. Lưu ý rằng từng người khác nhau sẽ phản ứng khác nhau đối với các tác nhân gây dị ứng thời tiết, do đó mức độ dị ứng, biểu hiện bệnh cũng có những khác biệt ở từng cá nhân.

Các loại bệnh dị ứng thời tiết

Các loại bệnh dị ứng thời tiết

Dị ứng nóng và dị ứng lạnh

Bị dị ứng thời tiết lạnh, dị ứng thời tiết mùa đông xảy ra khi nhiệt độ giảm mạnh, thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh. Vào mùa đông, khi yếu tố nhiệt độ và độ ẩm giảm xuống mức thấp, làn da trở nên khô, thô ráp, bong tróc, cùng với đó hiện tượng nổi mẩn đỏ có thể cũng xuất hiện (dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ, dị ứng da thời tiết lạnh.)

Trong khi đó, dị ứng thời tiết nóng, dị ứng thời tiết mùa hè lại xảy ra khi nhiệt độ ở mức cao. Trời nóng bức khiến cơ thể tiết ra lượng lớn mồ hôi, làn da trở nên ẩm ướt, thêm vào đó là những tác nhân như khói bụi, da chết, vi khuẩn. Tất cả làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ,…

Nổi mề đay

Nổi mề đay

Dấu hiệu dị ứng thời tiết 

Như đã đề cập, bệnh lý dị ứng do thời tiết có thể biểu hiện khác nhau với mức độ dị ứng khác nhau ở từng cá nhân. Vậy, dấu hiệu của dị ứng thời tiết là gì? Dưới đây là một số biểu hiện của dị ứng thời tiết phổ biến để bạn tham khảo. 

#1 Dị ứng thời tiết nổi mề đay

Đây được coi là triệu chứng dị ứng thời tiết đặc trưng. Mề đay dị ứng thời tiết có biểu hiện điển hình là những mảng mề đay dày cộm, màu màu hồng hoặc màu trắng. Hiện tượng nổi mề đay dị ứng thời tiết này thường xuất hiện ngay sau khi bề mặt da tiếp xúc với những yếu tố như thời tiết mưa lạnh, ẩm cao, …

Lưu ý rằng nổi mề đay cấp tính khắp cơ thể là triệu chứng rất nguy hiểm, cần được can thiệp y tế kịp thời. Nếu khắp cơ thể nổi mề đay một cách đột ngột, đặc biệt khi đi kèm với triệu chứng khó thở, lơ mơ, tụt huyết áp nhanh thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế nhanh chóng để cấp cứu. 

Đọc thêm: Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay

Mẩn ngứa

Mẩn ngứa

#2 Phát ban dị ứng thời tiết

Đó là những nốt ban đỏ kèm ngứa xuất hiện trên bề mặt da, đặc biệt là ở vùng tay, chân, mặt, cổ. Tùy từng vị trí mà ta có thể gọi đó là dị ứng thời tiết ở tay, dị ứng thời tiết ở mặt, … Bởi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, người bị dị ứng thời tiết sẽ cố gắng gãi để cảm thấy dễ chịu hơn, từ đó khiến những nốt mẩn lan rộng hơn thành từng đám nổi trên khắp bề mặt làn da.  

Phát ban dị ứng thời tiết

Phát ban dị ứng thời tiết

#3 Viêm mũi dị ứng thời tiết

Đây là một dấu hiệu dị ứng thời tiết cần lưu ý khác. Dị ứng mũi thời tiết có những biểu hiện như cảm giác ngứa ngáy, khô vùng mũi họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi, mất ngủ, buồn ngủ ngày … 

Mũi bị dị ứng thời tiết còn có thể kèm theo tình trạng khó chịu vùng mũi theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 20 đến 30 phút. 

Viêm mũi do dị ứng thời tiết

Viêm mũi do dị ứng thời tiết

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ khác nhau của tình trạng dị ứng mũi thời tiết mà tần suất xuất hiện các đợt viêm mũi cũng khác nhau.  

Đọc thêm: Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết

#4 Các dấu hiệu khác

Bên cạnh các biểu hiện nêu trên, bệnh dị ứng thời tiết còn có những biểu hiện khác nữa, có thể kể đến như: 

  • Chàm bội nhiễm: dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ có thể kèm những nốt mụn nước li ti trên da, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gàu ở đầu, đầu gối, khuỷu tay, và mặt.

  • Ngứa da dị ứng thời tiết.

Ngoài ra, có những trường hợp có thể gặp phải tình trạng viêm mắt dị ứng thời tiết, mụn dị ứng thời tiết, dị ứng da mặt thời tiết, môi bị dị ứng thời tiết, …

Trên đây là một vài thông tin mang tính chất tham khảo về biểu hiện của dị ứng thời tiết. Lưu ý rằng tất cả thông tin trên đây không phải là tư vấn y khoa và không thể thay thế cho những chẩn đoán, tư vấn từ nhân viên y tế. 

Khi có bất kỳ biểu hiện khác thường hay vấn đề về sức khỏe, người đọc hãy tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Bệnh dị ứng có thể diễn tiến nặng hoặc trở nên nguy hiểm nếu không được xử lý, điều trị kịp thời.

Hình ảnh dị ứng thời tiết

Hình ảnh dị ứng thời tiết

Ai có thể bị mắc dị ứng thời tiết?

Dị ứng thời tiết là bệnh lý có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, nhiều độ tuổi khác nhau.

Trẻ em, phụ nữ có thai, người già, những người có hệ miễn dịch yếu hoặc cơ địa nhạy cảm, những người có tiền sử dị ứng được xem là những đối tượng có khả năng dễ gặp phải chứng dị ứng thời tiết.

Trẻ bị dị ứng thời tiết, trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa, dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ trên mặt hay những triệu chứng khác là tình trạng không hiếm gặp, nhất là ở những bé có cơ địa yếu. 

Dị ứng thời tiết ở trẻ em gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý, sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của bé; do đó, phụ huynh cần hết sức lưu ý đến bệnh lý này ở trẻ để chủ động nhận biết, phòng tránh, và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bà bầu bị dị ứng thời tiết, dị ứng thời tiết sau sinh cũng có thể xuất hiện ở nhiều chị em. Giai đoạn mang thai là lúc cơ thể chị em có những thay đổi, cơ địa cũng trở nên nhạy cảm hơn, đây là điều kiện thuận lợi để bệnh lý dị ứng do thay đổi thay đổi thời tiết đột ngột xuất hiện. 

Nốt mẩn đỏ do dị ứng thời tiết

Nốt mẩn đỏ do dị ứng thời tiết

Đọc thêm: Viêm da dị ứng thời tiết

Khi nào cơ thể bị dị ứng thời tiết?

Dị ứng thời tiết là bệnh lý rất phổ biến, xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vào những ngày hè nắng nóng, làn da của chúng ta luôn trong tình trạng ẩm ướt do cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Và khi tiếp xúc cộng hưởng với khói bụi, nắng nóng sẽ dẫn đến nguy cơ da bị viêm nhiễm, dị ứng thời tiết nóng

Ngược lại, vào mùa đông, không khí lạnh và hanh khô khiến da giảm tiết nhờn, bị sừng hóa và trở nên thô ráp. Một số thành phần Protein khi ấy sẽ bị biến tính và gây ra những biểu hiện dị ứng thời tiết lạnh.

Mề đay dị ứng thời tiết

Mề đay dị ứng thời tiết

Dị ứng do thời tiết cũng thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa. Trong thời gian này, thời tiết diễn biến thất thường, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột, tạo cơ hội cho sự phát triển của dị nguyên nấm mốc và nồng độ phấn hoa, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. 

Khi bị kích thích bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài, cơ thể sẽ sản sinh ra hàng loạt các kháng thể, chất hóa học để chống lại, trong đó có Histamin. Việc giải phóng Histamin là một trong những cơ chế quan trọng hình thành nên những biểu hiện dị ứng.

Vậy tại sao bị dị ứng thời tiết? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này.

Nguyên nhân bị dị ứng thời tiết

Điều kiện thời tiết

Một trong những nguyên nhân dị ứng thời tiết là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Độ ẩm và nhiệt độ trong không khí tăng quá cao hoặc giảm quá thấp một cách nhanh chóng khiến khiến cho trung tâm điều khiển thân nhiệt của cơ thể và hệ miễn dịch không kịp thích nghi. Hệ miễn dịch trong cơ thể rối loạn sẽ sản sinh ra các phản ứng dị ứng.

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Yếu tố di truyền

Theo các nhà khoa học, dị ứng mang tính di truyền. Cụ thể, nếu cả cha và mẹ đều có tiền sử dị ứng thời tiết, thì khả năng mắc bệnh dị ứng thời tiết của con cái sẽ lên tới hơn 70%.

Bật mí những cách chữa trị dị ứng thời tiết hiệu quả

Bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Cách chữa trị dị ứng thời tiết? Làm thế nào để hết dị ứng thời tiết? May mắn, có rất nhiều cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản như dùng thuốc Đông y, Tây y hoặc thậm chí là mẹo dân gian. Đối với những dấu hiệu dị ứng nhẹ, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được cách trị dị ứng thời tiết ngay tại nhà trước khi tìm đến bác sĩ, thầy thuốc. 

Khi bị dị ứng thời tiết cách điều trị hiệu quả, bạn có thể tham khảo những cách sau đây. Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y cần có sự tham vấn của bác sĩ.

Đông y

Theo Đông y, dị ứng thời tiết là do các nhân tố ngoại tà, thời tiết xấu gây nên. Chúng khiến cơ thể bị phong nhiệt, phong hàn kèm theo biểu hiện uất kế ở da, bắp thịt. Do đó, Đông y chú trọng việc xác định tác nhân và loại trừ tận gốc dị nguyên đó.

Đối với mỗi dạng dị ứng thời tiết cách chữa trị sẽ khác nhau. Dưới đây là những bài thuốc đặc hiệu chữa trị các dạng dị ứng viêm mũi dị ứng, nổi mề đay và nổi phát ban khó chịu.

#1 Viêm mũi

Làm gì khi bị dị ứng thời tiết chảy nước mũi liên tục và cơ thể mệt mỏi, khó chịu? Bạn có thể áp dụng bài thuốc sau để cải thiện tình trạng bệnh.

Chuẩn bị:

  • Bạch thược, bạch chỉ, bạch truật: 12g/ vị.

  • Sinh khương, cam thảo, ngũ vị: 4g/ vị.

  • Táo, tế tân, ma hoàng, phòng phong: 6g/ vị.

  • Quế chi, khương hoạt, bán hạ: 8g/ vị.

  • Đẳng sâm, hoài sơn, ké, xuyên khung: 16g/ vị.

  • Tang bì: 10g/vị.

Sau đó đem tất cả những vị thuốc này sắc thuốc uống theo 1 lượng nước nhất định để thành thuốc uống.  Tùy thuộc vào tình trạng dị ứng thời tiết và cơ địa mỗi người, thầy thuốc sẽ có những chỉ định liều lượng thang thuốc khác nhau. 

Bị dị ứng thời tiết phải làm thế nào?

Bị dị ứng thời tiết phải làm thế nào?

#2 Nổi mề đay

Thời tiết nóng bức, nhiệt độ tăng cao, con người dễ nổi mề đay dị ứng thời tiết nên làm gì để cải thiện tình trạng này? Để làm giảm những đám mề đay rải rác trên cơ thể bệnh nhân, bài thuốc sau đây sẽ đem lại tác dụng hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • Cam thảo, kinh giới, phòng phong và thuyền thoái: 6g/ vị.

  • Sinh địa, đại thanh diệp, bèo cái, vị thuốc lá đơn, ngưu bàng, vị thuốc ngân hoa, liên kiều: 10g/ vị.

Sắc thuốc với lượng nước được chỉ định theo hướng dẫn của thầy thuốc. Khi sắc thuốc cần đun nhỏ lửa để ra hết các chất trong các vị thuốc.

#3 Nổi phát ban

Làm sao để hết dị ứng thời tiết nổi phát ban, ớn lạnh và sốt nhẹ bằng bài thuốc Đông y? Cách chữa dị ứng thời tiết hiệu quả cho dạng dị ứng này được áp dụng thông qua bài thuốc sau.

  • Tô tử, phòng phong, đan sâm: 12g/ vị.

  • Ý dĩ, lá đơn, ké, kinh giới: 16g/ vị.

  • Quế chi, bạch chỉ: 8g/ vị.

  • Tế tân, sinh khương: 6g/ vị.

Cho tất cả các vị thuốc cùng 1 lượng nước nhất định để sắc thuốc. Cần sắc thuốc và uống theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Bị dị ứng thời tiết nên làm gì?

Bị dị ứng thời tiết nên làm gì?

Cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết bằng Đông y cũng cần được cân nhắc và lựa chọn đơn thuốc phù hợp. Nguyên nhân là cơ thể trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết nhạy cảm, có nhiều vị thuốc không phù hợp. Do đó, các bậc phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng phương pháp này. 

Tây y

Dị ứng thời tiết phải làm gì? Tương tự như sử dụng các bài thuốc Đông y, tùy vào biểu hiện bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa dị ứng thời tiết với liều lượng phù hợp cho bạn.

  • Thuốc corticoid: Đây là nhóm thuốc được sử dụng để kháng viêm, ức chế miễn dịch, hạn chế tình trạng bệnh kéo dài. Một số loại thuốc có thể được chỉ định như Triamcinolone, Fluocinolone, Hydrocortisone, Betamethasone…

  • Thuốc giảm ngứa: Khi bệnh nhân bị ngứa, khó chịu dưới da chủ yếu sử dụng nhóm kháng histamin để điều trị. Đây là loại thuốc dị ứng thời tiết dành cho những trường hợp bệnh thông thường. Một số tên thuốc quen thuộc như Cetirizine, Brompheniramine, Dimenhydrinate, Cetirizine,…

Thuốc Dimenhydrinate có tác dụng giảm ngứa

Thuốc Dimenhydrinate có tác dụng giảm ngứa

  • Thuốc điều trị các triệu chứng khác:

  • Thuốc viêm mũi dị ứng thời tiết, thuốc dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi: thuốc kháng histamin, thuốc chống co mạch.

  • Thuốc chữa đau đầu dị ứng: Thuốc aspirin, Ibuprofen….

  • Cách chữa bị dị ứng thời tiết phù mạch, nổi mề đay là sử dụng thuốc Prednisolone

  • Các trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay nặng sẽ được kê đơn thuốc kháng thụ thể H2 cùng với thuốc kháng histamin để đạt hiệu quả tốt. 

Cơ thể trẻ em yếu và có sức đề kháng kém hơn so với người trưởng thành. Do đó, khi trẻ bị dị ứng thời tiết, việc sử dụng thuốc dị ứng thời tiết cho trẻ cần hết sức lưu ý. 

Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Thuốc Cetirizin Stada 10mg có thể được sử dụng cho trẻ gặp những vấn đề như nổi mề đay nhẹ, ngứa ngáy da… Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc Clarityne, Telfast BD…

Ngoài ra, thuốc dị ứng cho bé còn có dạng bôi ngoài da, các phụ huynh có thể tham khảo. Trẻ bị dị ứng thời tiết bôi thuốc gì

  • Thuốc bôi Phenergan: Được sử dụng nhằm cải thiện tình trạng ngứa và mẩn đỏ trên da do bị dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa hoặc do một số dị nguyên khác,...

  • Thuốc bôi Hidem Cream: Thuốc hỗ trợ điều trị tổn thương ngoài da do dị ứng thời tiết hoặc do bệnh chàm hay viêm da dị ứng,…

Tuy nhiên, theo khuyến cáo, trên đây chỉ là những loại thuốc phụ huynh có thể tham khảo. Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, người bệnh cũng như phụ huynh không nên tự ý mua thuốc mà cần có sự tham vấn của bác sĩ. 

Bi di ung thoi tiet nen lam gi? 

Bi di ung thoi tiet nen lam gi? 

Mẹo chữa dị ứng thời tiết

Cách để hết dị ứng thời tiết có triệu chứng nhẹ bằng những nguyên liệu tự nhiên cũng đem lại hiệu quả tốt và được nhiều người áp dụng. Một số nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm để làm mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà như gừng, lá lốt, khoai tây, trà xanh, lô hội….

- Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng gừng

Dị ứng thời tiết làm gì cho hết? Hãy sử dụng gừng - nguyên liệu nấu ăn quen thuộc trong mọi gia đình. Trong gừng có chứa nhiều chất gingerol có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm nhiễm, hạn chế viêm nhiễm và tái tạo tế bào mới. Do đó, từ xa xưa, ông cha ta sử dụng nguyên liệu này để chữa dị ứng thời tiết.

Sử dụng 4 củ gừng tươi, rửa sạch và đập dập vào nồi nước. Đun sôi nước và sử dụng để làm nước tắm. Trong khi tắm người bệnh có thể sử dụng bã gừng để chà lên vùng da bị dị ứng.  

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gừng xông mũi để chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà. Áp dụng phương pháp này 2-3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh. 

Cách hết dị ứng thời tiết chảy nước mũi bằng xông gừng tươi

Cách hết dị ứng thời tiết chảy nước mũi bằng xông gừng tươi

- Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt

Bị dị ứng thời tiết phải làm gì? Lá lốt có thể là 1 câu trả lời hoàn hảo. Từ lâu, đây luôn được coi là 1 trong những nguyên liệu tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Các chất piperidin và piperin trong lá lốt sẽ làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu do dị ứng thời tiết gây ra. Bé bị dị ứng thời tiết nên tắm lá gì? Bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt, bạn cần làm các bước sau:

  • Chuẩn bị 8-10 lá lốt tươi và đem đi rửa sạch.

  • Bỏ lá lốt vừa rửa cùng 1 chút muối tinh vào 1 nồi nước, đun sôi nước.

  • Khi nước sôi khoảng 5 phút, đổ ra pha với nước lạnh để tắm.

  • Tận dụng phần bã lá lốt để chà xát lên người. Lưu ý không sử dụng sữa tắm để tác dụng của lá lốt được đạt hiệu quả tốt nhất. 

Dị ứng thời tiết tắm lá gì?

Dị ứng thời tiết tắm lá gì?

- Mẹo trị dị ứng thời tiết bằng trà xanh

Cách trị dị ứng thời tiết tại nhà bằng trà xanh là 1 trong những mẹo dân gian hiệu quả, chi phí rẻ với nguyên liệu dễ kiếm. Trong trà xanh có chứa nhiều khoáng chất, vitamin kháng viêm, kháng khuẩn cực hiệu quả. Chính vì thế, sử dụng trà xanh sẽ làm giảm cảm giác ngứa ngáy và loại bỏ các vết mẩn đỏ nhanh chóng.

Cách làm hết dị ứng thời tiết bằng trà xanh như sau:

  • Sử dụng 1 nằm lá trà xanh tươi, còn non.

  • Rửa sạch trà xanh, sau đó đem ngâm với nước muối để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn tồn đọng.

  • Vớt trà xanh, để ráo nước.

  • Đun sôi nước trà xanh rồi pha thành nước tắm. Sử dụng bã lá trà để chà xát, làm sạch vùng dị ứng.

Cách giảm ngứa khi bị dị ứng thời tiết

Cách giảm ngứa khi bị dị ứng thời tiết

Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì? Các mẹ có thể sử dụng phương pháp này khi trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay mức độ nhẹ. Mẹo chữa dị ứng thời tiết chỉ nên áp dụng cho các trường hợp dị ứng nhẹ hoặc mới bắt đầu dị ứng. Đối với các trường hợp bệnh nặng như sưng phù toàn thân, mẩn đỏ toàn thân, vết thương hở…. không nên áp dụng phương pháp tự nhiên này. 

Các cách phòng ngừa dị ứng thời tiết

Đối với từng loại dị ứng thời tiết, cách khắc phục dị ứng thời tiết có thể khác nhau. Tuy nhiên, cách giảm dị ứng thời tiết hiệu quả và rẻ nhất là sở hữu một cơ thể khỏe mạnh và hệ miễn dịch tốt. 

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa căn bệnh thời tiết này, bạn nên nắm rõ:

  • Tìm hiểu và nắm bắt nguyên nhân gây dị ứng thời tiết, từ đó tránh những tác nhân gây dị ứng. Ví dụ bạn dễ bị viêm xoang mũi dị ứng, cần hạn chế tiếp xúc các tác nhân như phấn hoa, khói bụi, lông chó mèo, …

  • Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục. Hạn chế việc lao động nặng nhọc dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Mặc quần áo thoáng khí, thấm hút mồ hôi vào mùa hè. Mặc ấm và bảo vệ những bộ phận nhạy cảm như đầu, tai vào mùa đông.

Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định làm giảm nguy cơ dị ứng thời tiết

Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định làm giảm nguy cơ dị ứng thời tiết

  • Duy trì thói quen vận động, tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.

  • Bổ sung thêm vitamin B1, B6, B12 và vitamin C cho cơ thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Đây đều là những loại vitamin cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng, đem đến cơ thể khỏe mạnh. Nạp những vitamin cần thiết bằng cách ăn nhiều rau củ quả, uống nước ép trái cây hoặc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin.

  • Khi xuất hiện hiện tượng mẩn ngứa, nổi mề đay trên cơ thể, cần giữ vệ sinh sạch sẽ, theo dõi và đi gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.

  • Dự trữ thuốc trị dị ứng thời tiết trong tủ thuốc ở nhà để khi có biểu hiện nhẹ hoặc mới có dấu hiệu bệnh có thể sử dụng thuốc chữa dị ứng thời tiết ngay. Trong trường hợp triệu chứng dị ứng nặng, cần đến gặp ngay bác sĩ để được kê đơn thuốc và tư vấn cách điều trị dị ứng thời tiết phù hợp. 

  • Thường xuyên cập nhật tin tức thời tiết và theo dõi Thoitiet24h.vn để nắm bắt tình hình thời tiết hôm nay, ngày mai và những ngày sắp tới. Từ đó, có sự chuẩn bị chu đáo trước những thay đổi thời tiết thất thường.  

Dự trữ thuốc trị dị ứng thời tiết trong tủ thuốc nhà bạn

Dự trữ thuốc trị dị ứng thời tiết trong tủ thuốc nhà bạn

Những câu hỏi liên quan đến dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Chắc hẳn đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng dị ứng thời tiết được chia thành 2 dạng cấp tính và mãn tính.

Ở cấp độ cấp tính, dị ứng do thời tiết có biểu hiện đặc trưng là dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏdị ứng thời tiết nổi mề đay cùng nhiều triệu chứng khác gây khó chịu cho người bệnh. Thông thường, các triệu chứng bệnh có thể kéo dài vài giờ đồng hồ đến dưới 6 tuần.

Cần điều trị dị ứng thời tiết kịp thời và đúng cách

Cần điều trị dị ứng thời tiết kịp thời và đúng cách

Tuy nhiên, nếu biểu hiện dị ứng thời tiết kéo dài mà không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Khi bệnh phát triển lên cấp mãn tính, người bệnh có thể gặp hiện tượng phù nề cơ thể, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, khi bị dị ứng thời tiết chúng ta không nên chủ quan mà cần theo dõi, thăm khám, và điều trị kịp thời. 

Dị ứng thời tiết có lây không?

Bệnh dị ứng thời tiết không có khả năng lây nhiễm. Mỗi cơ địa sẽ có những phản ứng khác nhau trước tác nhân gây dị ứng thời tiết, vì vậy mà mức độ và biểu hiện dị ứng cũng khác nhau.

Bị dị ứng thời tiết có chạy bộ được không?

Những người bị dị ứng thời tiết có nguy cơ mắc hen suyễn cao khi chạy bộ. Hen suyễn là bệnh lý khá nguy hiểm, vì vậy tốt hơn hết bạn nên tìm các bài tập thể dục thay thế ở trong nhà và luyện tập với nhịp độ nhẹ nhàng. 

Có nên chạy bộ khi bị dị ứng thời tiết?

Có nên chạy bộ khi bị dị ứng thời tiết?

Ngoài ra, nếu bạn đang bị sốt hoặc có các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp, hãy nghỉ ngơi tạm thời. Điều này không đồng nghĩa với việc người bị dị ứng thời tiết không thể chạy bộ ngoài trời. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý theo dõi chỉ số phấn hoa trong không khí, kiểm tra thời tiết trước khi chạy và mang phụ kiện phù hợp để bảo vệ sức khỏe.

Dị ứng thời tiết kiêng gì?

Đối với những người bị dị ứng thời tiết thì việc kiêng cữ giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn biến chứng gây tổn thương lâu dài. 

Dị dị ứng thời tiết nên kiêng gì

Dị dị ứng thời tiết nên kiêng gì

Dưới đây là những thực phẩm và thói quen sinh hoạt mà người bị dị ứng nên tránh:

  • Kiêng thực phẩm dễ gây kích ứng da: hải sản, thịt bò, sữa bò đậu phộng, món ăn cay nóng, thực phẩm lạnh, thực phẩm lên men (dưa muối, cà pháo, …).

  • Hạn chế để da tiếp xúc với gió và nước lạnh.

  • Tránh mặc quần áo chật gây cọ xát trên da, khiến bệnh dị ứng trở nên nghiêm trọng.

  • Kiêng đồ uống có ga và bia rượu.

  • Tránh sử dụng mỹ phẩm.

  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài.

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không? 

Một số triệu chứng có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày như phát ban hay nổi mẩn ngứa. Điều này khiến người bệnh chủ quan cho rằng hiện tượng dị ứng thời tiết có thể tự khỏi mà không cần điều trị. 

Ngứa dị ứng thời tiết

Ngứa dị ứng thời tiết

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng trên 90% các triệu chứng dị ứng có khả năng tái phát bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh và diễn tiến phức tạp. Với các trường hợp tái phát bệnh nhiều lần, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì các triệu chứng dị ứng không thể tự khỏi.

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi? 

Trẻ bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi? Thời gian khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và phương pháp điều trị của mỗi người.

  • Đối với trường hợp dị ứng thời tiết nhẹ: Các biểu hiện của bệnh có thể giảm đáng kể sau khi dị ứng bùng phát vài giờ. Nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc và chữa trị phù hợp, chúng sẽ hoàn toàn biến mất sau 3 – 4 ngày.

  • Đối với trường hợp dị ứng thời tiết mãn tính: Những người bị dị ứng thời tiết mãn tính thường có thời gian phát bệnh kéo dài đến vài tuần hoặc vài tháng,  vì vậy thời gian khỏi bệnh sẽ lâu hơn.

Mũi bị dị ứng thời tiết

Mũi bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có nên tắm?

Câu trả lời là “có”. Các chuyên gia về Da liễu khuyên rằng, việc tắm rửa đúng cách giúp hạn chế các loại vi khuẩn trú ngụ trên da và giảm nguy cơ viêm nhiễm cho da. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh và hạn chế để cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh.

Kết luận 

Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh dị ứng thời tiết mà Thoitiet24h muốn chia sẻ đến bạn. Xin lưu ý rằng tất cả thông tin trên không phải là tư vấn y khoa và không thể thay thế cho những chẩn đoán, tư vấn từ nhân viên y tế. Nếu không may có những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, sổ mũi, hắt xì hay ho khan, đừng tự ý uống thuốc và bôi bất cứ loại kem điều trị nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Như vậy, bệnh tình sẽ trở nên nặng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Hãy đến thăm khám bác sỹ để được chẩn đoán đúng bệnh và được tư vấn cách trị dị ứng thời tiết an toàn, hiệu quả!

Đánh giá:3.9 - 50Lượt
Chia sẻ:

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận