Lịch 24 tiết khí của Trung Quốc - giải thích ý nghĩa chi tiết nhất
24 tiết khí là khái niệm rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Vậy, lịch 24 tiết khí của Trung Quốc được phân chia như thế nào? Và cách ứng dụng 24 tiết khí trong đời sống và sản xuất ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của các tiết khí qua nội dung giải thích chi tiết và đầy đủ nhất dưới đây.
24 tiết khí của Trung Quốc
Tiết khí là gì?
Tiết khí là khái niệm dùng để chỉ vị trí quỹ đạo của trái đất xoay xung quanh mặt trời trong một năm. Theo đó, việc phân chia tiết khí sẽ giúp phân chia, đồng bộ hóa các mùa trong một năm.
Khái niệm này được sử dụng chủ yếu ở các nước mang nền văn minh phương Đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
Có thể bạn chưa biết: Tổng hợp bài thơ về 24 tiết khí - Thơ và dịch nghĩa đầy đủ nhất
Vì sao có 24 tiết khí?
24 tiết khí của Trung Quốc được phân chia dựa trên 2 yếu tố sau:
-
Khi xem lịch tiết khí, ta sẽ chia mặt phẳng 360 độ thành 24 điểm cách đều, mỗi điểm cách nhau một khoảng cách tạo thành góc 15 độ. Tại các điểm này, mặt trời ở vị trí tọa độ nhất định sẽ được gọi là 1 tiết khí.
Cách chia tiết khí theo quỹ đạo quay của trái đất (Nguồn ảnh: hocvienlyso.org)
-
Trái đất hình elip nên quỹ đạo quay xung quanh mặt trời cũng không phải là con số cố định. Do đó, khoảng cách giữa các tiết khí cũng có sự chênh lệch. Để tính ngày tiết khí, người ta thường làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí. Bởi vậy, khoảng cách giữa 2 tiết khí gần nhau sẽ khoảng 14 - 16 ngày.
Các tiết khí được chia đều cho 4 mùa để thể hiện các đặc trưng về thời tiết, sự vật,..Ngoài phân chia 24 tiết khí của Trung Quốc theo mùa, tiết khí còn được chia theo từng đặc trưng riêng.
Tiết khí biểu thị cho dự giao chuyển mùa |
Lập xuân, Xuân Phân; Lập Hạ, Hạ chí; Lập thu, Thu Phân; Lập Đông, Đông Chí |
Tiết khí biểu thị cho đặc trưng nổi bật về nhiệt độ |
Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn |
Tiết khí liên quan đến sương, mưa, nước |
Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết |
Tiết khí biểu thị cho sự thay đổi của sự vật, cảnh sắc |
Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng |
24 tiết khí của Trung Quốc - giải thích chi tiết
Để hiểu rõ và chính xác nhất về ý nghĩa 24 tiết khí, hãy theo dõi phân loại và ý nghĩa của các tiết khí theo từng mùa dưới đây.
Tiết khí mùa Xuân
Mùa Xuân có 6 tiết khí: Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ.
Theo đó, ý nghĩa và đặc điểm của từng tiết khí được thể hiện dưới đây:
-
Lập Xuân (4/2- 5/2): Lập xuân là tiết khí đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân, báo hiệu mùa xuân đến, mang theo một chu kỳ sống mới, đầy sức sống.
Tiết lập xuân
-
Vũ Thủy (19/2- 20/2): Vũ là mưa, thủy là nước. Tiết khí Vũ Thủy bắt đầu cho những cơn mưa xuân nhỏ li ti cho cây cối đâm chồi nảy lộc.
Tiết Vũ Thủy
-
Kinh Trập (6/3-7/3): Tiết kinh trập đại diện cho thời điểm các sinh vật thức giấc sau một mùa đông dài.
Tiết Kinh Trập
-
Xuân Phân (21/3-22-3): Đây là thời điểm khởi đầu cho mùa xuân ở Bắc Bán Cầu, thời điểm lý tưởng để bắt đầu mùa vụ.
Tiết Xuân Phân
-
Thanh Minh (5/4-6/4): Đây là khoảng thời gian khí trời thanh khiết và trong sạch nhất. Thời điểm này cây cỏ cũng bắt đầu vào độ phát triển.
Tiết Thanh Minh
-
Cốc Vũ (20/4-21/4): Đây là thời điểm xuất hiện mưa rào, báo hiệu cuối xuân đầu hạ. Thời điểm này cây cối phát triển mạnh nhất.
Tiết Cốc Vũ
Đây là 6 tiết khí mùa xuân theo cách tính 24 tiết khí của Trung Quốc. Trong 24 tiết khí của Trung Quốc, đây cũng là 6 tiết khí khởi đầu cho một năm.
Tiết khí mùa Hạ
Mùa Hạ có 6 tiết khí: Lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử, đại thử. Theo đó, ý nghĩa và đặc điểm của từng tiết khí được thể hiện dưới đây:
-
Lập Hạ (6/5-7/5): Đây là thời điểm xác nhận mùa hạ bắt đầu, bán cầu Nam nhận được ánh sáng và nhiệt độ nhiều hơn.
Tiết Lập Hạ
-
Tiểu Mãn (21/5-22/5): Tiểu Mãn dịch Hán Việt có thể hiểu là tiết “lũ nhỏ”. Thời điểm này có mưa nhỏ, cây lương thực bắt đầu vào vụ chín.
Tiết Tiểu Mãn
-
Mang chủng (6/6-7/6): Mang chủng dịch theo Hán Việt có thể hiểu: Mang là râu của các loại như ngô, chủng là hạt như thóc. Tiết mang chủng là thời điểm có thể bắt đầu chuẩn bị hạt reo vụ mới.
Tiết Mang Chủng
-
Hạ Chí (21/6-22/6): Đây là thời điểm nổi bật đặc trưng của mùa hè, nhiệt độ cao, mưa nhiều, cây cối phát triển, ngày dài đêm ngắn.
Tiết Hạ Chí
-
Tiểu Thử (7/7-8/7): Tiết khí Tiểu Thử là thời điểm oi nóng trong năm nhưng chưa phải nóng nhất.
Tiết Tiểu Thử
-
Đại Thử (22/7-23/7): Đây là tiết khí cuối hè, đánh dấu thời điểm nóng nhất trong năm.
Tiết Đại Thử
Đây là 6 tiết khí mùa hạ theo cách tính 24 tiết khí của Trung Quốc. Trong 24 tiết khí của Trung Quốc, mùa hạ có 6 tiết khí với tiết khí mở đầu là Lập Hạ và tiết khí kết thúc là Đại Thử.
Tiết khí mùa Thu
Mùa Thu có 6 tiết khí: Lập thu, xử thử, bạch lộ, thu phân, hàn lộ, sương giáng. Theo đó, ý nghĩa và đặc điểm của từng tiết khí được thể hiện dưới đây:
-
Lập Thu (8/8-9/8) : Tiết khí lập thu là thời điểm đánh dấu mùa thu bắt đầu, kết thúc sự oi ả của mùa hè.
Tiết lập thu
-
Xử Thử (23/8-24/8): Tiết Xử Thử là thời điểm kết thúc cái nóng oi bức của mùa hè, đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn của mùa hạ.
Tiết Xử Thử
-
Bạch lộ (8/9-9/9): Tiết Bạch Lộ theo Hán Việt được giải thích: bạch nghĩa là trắng, lộ nghĩa là giọt nước. Bạch lộ là thời điểm bắt đầu xuất hiện giọt sương.
Tiết Bạch Lộ
-
Thu phân (23/9-24/9): Tiết Thu Phân là sự phân chia bằng nhau, cân bằng - hay còn hiểu là thời điểm giữa thu.
Tiết Thu Phân
-
Hàn lộ (8/10-9/10): Tiết Hàn lộ là thời điểm bắt đầu xuất hiện lạnh kéo dài.
Tiết Hàn Lộ
-
Sương Giáng (23/10-24/10): Đây là tiết khí sương rơi nhiều nhất, đặc biệt là sương muối.
Tiết Sương Giáng
Đây là 6 tiết khí mùa thu theo cách tính 24 tiết khí của Trung Quốc. Trong 24 tiết khí của Trung Quốc, mùa thu có 6 tiết khí với tiết khí mở đầu là Lập Thu và tiết khí kết thúc là Sương Giáng.
Tiết khí mùa Đông
Mùa Đông có 6 tiết khí: Lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn. Theo đó, ý nghĩa và đặc điểm của từng tiết khí được thể hiện dưới đây:
-
Lập đông (7/11-8/11) : Tiết khí lập đông là thời điểm đánh dấu bắt đầu mùa đông trong năm.
Tiết Lập Đông
-
Tiểu Tuyết (22/11-23/11): Tiết tiểu tuyết là các đợt tuyết nhỏ trong năm.
Tiết Tiểu Tuyết
-
Đại Tuyết (7/12-8/12): Tiết đại tuyết đại diện cho những đợt tuyết lớn nhiều và nhiệt độ lạnh hơn.
Tiết Đại Tuyết
-
Đông chí (21/12-22/12): Tiết Đông chí là tiết khí giữa mùa đông.
Tiết Đông Chí
-
Tiểu Hàn (5/1-6/1): Tiết tiểu hàn là những đợt lạnh nhỏ, lạnh vừa trong năm.
Tiết Tiểu Hàn
-
Đại hàn (20/1-21/1): Đây là những đợt lạnh lớn, kéo dài đến hết năm, cũng là tiết khí cuối cùng của mùa đông.
Tiết Đại Hàn
Đây là 6 tiết khí mùa đông theo cách tính 24 tiết khí của Trung Quốc. Trong 24 tiết khí của Trung Quốc, mùa đông có 6 tiết khí với tiết khí mở đầu là Lập Đông và tiết khí kết thúc là Đại Hàn.
Việc phân chia các tiết khí trong năm không chỉ hỗ trợ để chia lịch theo mùa phương đông mà còn giúp hỗ trợ các hoạt động sản xuất. Sự thay đổi về đặc trưng thời tiết, chuyển biến của các sự vật, hiện tượng là dấu hiệu quan trọng phục vụ trong sản xuất, theo dõi mùa vụ.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp đầy đủ 24 tiết khí của Trung Quốc và giải thích ý nghĩa của mỗi tiết khí. Với những thông tin cập nhật này, mong rằng, bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích cho mình về tiết khí và ứng dụng hiệu quả tiết khí trong hoạt động đời sống hàng ngày.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *