Đường đi chùa Hương như thế nào? Du xuân chùa Hương A-Z
Đường đi chùa Hương như thế nào? Chùa Hương là địa danh mang nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần và ký ức tuổi thơ của người dân Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng là một điểm đến hành hương linh thiêng dành cho du khách thập phương. Nếu bạn còn đang phân vân về đường đi tới đây, tham khảo ngay bài viết sau.
Hướng dẫn đường đi chùa Hương chi tiết
- Chùa Hương ở đâu? Đường đi chùa Hương như thế nào?
- Đường đi chùa Hương như thế nào?
- Đi chùa Hương bằng phương tiện nào?
- Nên đi chùa Hương vào tháng mấy?
- Kinh nghiệm đi du xuân chùa Hương
- Nên chuẩn bị những gì khi đi chùa Hương?
- Các tuyến du lịch chùa Hương
- Giá vé tham quan chùa Hương
- Đặc sản chùa Hương
Chùa Hương ở đâu? Đường đi chùa Hương như thế nào?
Chùa Hương (Chùa Hương Sơn) tọa lạc ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nơi đây là một điểm đến tâm linh Phật Giáo hàng đầu tại Việt Nam.
Mỗi năm, có rất nhiều du khách trong nước và quốc tế ghé thăm để hành hương, cầu bình an và cầu may. Đồng thời, du khách cũng có thể thưởng ngoạn phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ của vùng đất này.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết đường đi chùa Hương dành cho mọi người:
Đường đi chùa Hương như thế nào?
Với sự phát triển của giao thông hiện nay, bạn hoàn toàn có thể đi đến chùa Hương qua những tuyến đường khác nhau.
Vậy từ chùa Hương cách Hà Nội bao xa? Xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn có thể di chuyển theo nhiều tuyến đường để đến chùa Hương. Hai con đường phổ biến nhất để đi từ trung tâm thành phố Hà Nội đến chùa Hương bao gồm:
-
Tuyến Nguyễn Trãi – Hà Đông: Bạn di chuyển theo tuyến đường này, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Bạn di chuyển tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu. Sau đó, bạn rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương.
Đường đi từ Hà Nội đến chùa Hương
-
Tuyến quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ: Bạn rẽ phải ở nút giao Đồng Văn vào quốc lộ 38. Sau đó, bạn đi tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu để di chuyển đến chùa Hương.
Nếu bạn di chuyển cùng đoàn và sợ bị thất lạc nhau giữa hành trình, hãy chuẩn bị mang theo một vài thiết bị định vị thông minh. Thiết bị định vị giúp bạn dễ dàng xác định vị trí của đồng đội khi di chuyển:
Tuy nhiên, tuyến đường này chỉ dành riêng cho phương tiện ô tô. Nếu bạn đi chùa Hương bằng xe máy thì nên chọn tuyến đường đi thứ nhất.
Bên cạnh đó, bạn có thể đến chùa Hương theo quốc lộ 1A cũ hướng Thanh Trì, di chuyển theo tuyến đường đi chùa Hương từ Phủ Lý,...
Đi chùa Hương bằng phương tiện nào?
Để đi đến chùa Hương, bạn có thể di chuyển bằng một số phương tiện như: xe máy, xe ô tô, xe bus,,...Dưới đây là gợi ý đường đi chùa Hương bằng những phương tiện giao thông dành cho bạn:
-
Xe máy: Đoạn đường đi qua Quốc lộ 21B dài khoảng 55.5km và mất khoảng 1 giờ 50 phút.
Cách đi chùa Hương bằng xe máy
-
Xe ô tô: Bạn sẽ đi qua Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, rẽ vào Quốc lộ 38 rồi chạy thẳng theo Quốc lộ 21B. Quãng đường dài khoảng 65km và hết khoảng 1 giờ30 phút di chuyển.
-
Xe bus: Xe bus cũng là một phương tiện thuận tiện được nhiều người lựa chọn. Hiện nay, Hà Nội có 2 tuyến xe bus từ trung tâm Hà Nội đến chùa Hương. Tham khảo lộ trình của xe bus để sắp xếp kế hoạch tham quan phù hợp.
Chuyến đầu tiên trong ngày sẽ bắt đầu lúc 5h8 phút và kết thúc trở về bến lúc 20h40. Tần suất 17-20-25 phút/ chuyến. Giá vé bus hiện tại là 20.000VNĐ/lượt.
Xe bus |
Lộ trình |
Bus 103A |
Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Hương Sơn, lộ trình chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu - Mỗ Lao - Nguyễn Văn Lộc - Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Phùng Hưng (Hà Đông) - Phúc La, Văn Phú - đường trục phía Nam (Cienco 5) - đường sông Ái - tỉnh lộ 427B - quốc lộ 21B - tỉnh lộ 424 (đường tỉnh 76) - tỉnh lộ 419 - Hương Sơn (Bến xe Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức). |
Chiều về: Hương Sơn (Bến xe Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) - tỉnh lộ 419 (đoạn qua huyện Mỹ Đức) – cầu Tế Tiêu - tỉnh lộ 424 - quốc lộ 21B - tỉnh lộ 427B - đường sông Ái - đường trục phía Nam (Cienco 5) - Phúc La, Văn Phú - Phùng Hưng (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Nguyễn Văn Lộc – Vũ Trọng Khánh - Tố Hữu - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - quay đầu tại ngã tư Phạm Hùng, Tôn Thất Thuyết - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. |
|
Bus 103B |
Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu - Vạn Phúc - Quang Trung (Hà Đông) - Văn Khê (Hà Đông) - đường trục phía Nam (Cienco 5) - đường sông Ái - tỉnh lộ 427B - quốc lộ 21B – đường tỉnh 74 (Hồng Quang, cầu Đục Khê) - Hương Sơn (Bến xe Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức). |
Chiều về: Hương Sơn (Bến xe Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) - đường tỉnh 74 (cầu Đục Khê, Hồng Quang) - quốc lộ 21B - tỉnh lộ 427B - đường sông Ái - đường nối trục phía Nam (Cienco 5) với tỉnh lộ 427B (qua xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai) - đường trục phía nam (Cienco 5) - Văn Khê (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Vạn Phúc - Tố Hữu - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. |
Dù di chuyển bằng bất cứ phương tiện nào, bạn cũng nên mang theo một số vật dụng bảo vệ an toàn khi đi đường như:
Nên đi chùa Hương vào tháng mấy?
Mỗi mùa ở chùa Hương đều có những vẻ đẹp và nét quyến rũ riêng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể đến tham quan ngôi chùa này quanh năm.
Nếu muốn đi lễ chùa Hương, bạn nên đi du lịch từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch.
Đây là thời điểm diễn ra lễ hội chùa Hương, đặc biệt là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Đi chùa Hương vào dịp này, bạn có cơ hội hòa mình vào không khí tưng bừng của các hoạt động văn hóa đặc sắc nơi đây.
Mùa xuân là thời điểm lý tưởng để đi lễ chùa Hương
Tuy nhiên, nếu bạn muốn đến chùa Hương để ngắm cảnh. Bạn nên tránh đi vào khoảng thời gian cao điểm của lễ hội. Bởi vì du khách thập phương hành hương lễ Phật đông đúc.
Vì vậy, chùa Hương khó tránh khỏi gặp phải tình trạng xô bồ chen chúc, các dịch vụ bị đội giá và chặt chém.
Vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 là thời điểm rất lý tưởng để ghé thăm chùa Hương. Đến chùa Hương vào những tháng này, đường đi chùa Hương dọc theo dải suối Yến, hoa súng nở rực rỡ, đây là 1 trải nghiệm thú vị.
Bên cạnh đó, bạn được dịp ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng của cánh đồng lau bất tận, hoặc chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình của ngôi chùa cổ này.
Kinh nghiệm đi du xuân chùa Hương
Chùa Hương là một trong những danh thắng quốc gia nổi tiếng nhất tại Bắc Bộ Việt Nam.
Địa danh này quyến rũ bởi ở sự linh thiêng nổi tiếng và vẻ đẹp tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Chính vì thế, chùa Hương là một địa điểm du lịch văn hóa - tâm linh lý tưởng dành cho du khách thập phương.
Nếu bạn có ý định du lịch chùa Hương, đừng bỏ qua một số kinh nghiệm du lịch sau đây nhé!
Nên chuẩn bị những gì khi đi chùa Hương?
Để có được một chuyến du lịch chùa Hương trọn vẹn nhất, bạn cần chuẩn bị một số điều sau đây:
-
Trang phục đi lễ chùa Hương: Việc ăn mặc phù hợp rất quan trọng, đặc biệt là đối với những địa danh linh thiêng như chùa Hương trong dịp lễ đầu năm. Những bộ quần áo giản dị, lịch sự là ưu tiên hàng đầu khi đi lễ Phật chùa Hương. Bạn nên chọn những gam màu lạnh, trầm tính, giống với tông màu với loại áo tràng Phật tử thường mặc đi lễ chùa. Ngoài ra, bạn có thể mang giày bệt đơn giản, dễ tháo, bởi chùa Hương thường quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi hành lễ.
>>>>> Nguyên tắc chọn trang phục đi chùa cần ghi nhớ: Đi chùa Hương nên mặc gì? Gợi ý cách phối đồ đi chùa thanh lịch
Chuẩn bị trang phục đi chùa Hương đừng quên mang theo một vài bộ áo dài và đồ lam:
Trang phục lễ chùa Hương
-
Tiền mặt: Đi du lịch chùa Hương, bạn nên mang theo tiền mặt để trả tiền cho những dịch vụ nhỏ lẻ tại chùa như: tiền đò, tiền cáp treo, tiền mua quà, tiền công đức…Tuy nhiên, bạn chỉ nên mang theo một số tiền mặt vừa đủ dùng. Hạn chế mang quá nhiều tiền vì dịp lễ chùa Hương đông đúc dễ xảy ra tình trạng mất cắp, móc túi, cướp giật…
-
Cập nhật thông tin thời tiết: Bạn nên theo dõi diễn biến thời tiết chùa Hương sắp xếp chuyến đi phù hợp. Trước khi du lịch chùa Hương, bạn hãy truy cập ThoiTiet4h và theo dõi thông tin dự báo thời tiết tại đây. Việc theo dõi dự báo thời tiết chùa Hương sẽ giúp chuyến du lịch diễn ra một cách thuận lợi và an toàn.
Bỏ túi những kinh nghiệm đi chùa Hương cầu được ước thấy:
>>>>> Kinh nghiệm du lịch chùa Hương đầu năm A - Z, cầu được ước thấy
Các tuyến du lịch chùa Hương
Chùa Hương là một quần thể những ngôi chùa nằm rải rác tại khắp thung lũng Suối Yến.
Do đó, nếu muốn tham quan được hết những ngôi chùa thì bạn sẽ mất thời gian khoảng 2-3 ngày.
Trong trường hợp chỉ đi trong ngày, bạn có thể ghé thăm đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương Tích.
Đây là những ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất trong toàn bộ khu di tích chùa Hương.
Những tuyến du lịch tại chùa Hương
Đối với lịch trình du lịch chùa Hương dài ngày, các bạn có thể chọn một trong 3 tuyến như sau:
-
Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – chùa Hinh Bồng: Đây là tuyến du lịch được nhiều du khách ưa chuộng nhất với những địa điểm chính của khu di tích chùa Hương.
-
Tuyến Long Vân: Bến Đục – Đền Trình – Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
-
Tuyến Tuyết Sơn: Bến Đục - Đền Trình - chùa Tuyết Sơn - chùa Bảo Đài - động Ngọc Long - chùa Cá.
Giá vé tham quan chùa Hương
Giá vé tham quan khu di tích thắng cảnh chùa Hương cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng |
Giá vé |
|
Vé xe điện từ bãi xe đến bến đò |
20.000 đồng/người/lượt |
|
Vé gửi xe |
Ô tô dưới 9 chỗ |
30.000 đồng/lượt Qua đêm: 50.000 đồng/lượt |
Ô tô trên 10 chỗ |
50.000 đồng/lượt Qua đêm: 70.000 đồng/lượt |
|
Vé đò thuyền tuyến Hương Tích |
Người lớn |
230.000đ/khách |
Trẻ em |
65.000đ/ khách |
|
Vé đò thuyền tuyến Long Vân - Tuyết Sơn |
Người lớn |
85.000đ/khách |
Trẻ em |
50.000đ/ khách |
|
Vé cáp treo từ chùa Thiên Trù đến động Hương Tích |
Người lớn |
260.000đ/vé khứ hồi 180.000đ/vé một chiều |
Trẻ em dưới 1,2 m |
240.000đ/vé khứ hồi 120.000đ/vé một chiều |
Ngoài ra, để thuận tiện, tránh phải đợi chờ quá lâu, bạn có thể đặt mua vé điện tử tham quan thắng cảnh tích hợp sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng thuyền đò.
Đặc sản chùa Hương
Đến du lịch chùa Hương, bạn đừng bỏ qua việc thưởng thức ẩm thực đặc sắc tại nơi đây. Đặc sản chùa Hương được giới sành ăn yêu thích bởi hương vị thơm ngon và cảm giác mộc mạc.
Dưới đây là một số món ăn mà bạn nhất định phải thử khi đi đến chùa Hương:
-
Bánh củ mài: Đây là một đặc sản chùa Hương được nhiều du khách chọn để mua về làm quà. Bánh củ mài có hương vị ngọt ngào, thanh mát và mang một hương vị đặc trưng của Hà Nội xưa.
Chè lam tại chùa Hương
-
Chè lam: Món đặc sản này là một món ngon nức tiếng của vùng đất Hà Nội và khu vực phía Bắc. Chè lam có màu nâu nhạt, được phủ một lớp bột mịn. Đây là món ngon có hương vị ngọt lịm, vừa ăn vừa thưởng trà hoặc ăn cùng quả mơ sẽ mang đến trải nghiệm vị giác tuyệt vời.
Bên cạnh đó, bạn có thể thưởng thức một số món đặc sản chùa Hương hấp dẫn khác có thể kể đến như: mơ rừng, hạt dẻ, rau sắng, quả mã thầy...
Trên đây là chia sẻ chi tiết về quần thể khu du lịch chùa Hương. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ nhận được những thông tin hữu ích như: đường đi chùa Hương, kinh nghiệm đi chùa Hương,...Từ đó bạn có thể chuẩn bị chu đáo cho chuyến du lịch sắp tới.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Tùy theo điều kiện và nhu cầu cá nhân, bạn có thể sắp xếp lịch trình du lịch chùa Hương trong ngày hoặc dài ngày. Thông thường, một chuyến du lịch dài ngày tại chùa Hương có thể dao động từ khoảng 3 - 5 ngày.
Tháng 4 ở chùa Hương là thời điểm bắt đầu chuyển giao giữa hai mùa xuân và hạ. Do đó, vào thời điểm này ở chùa Hương sẽ có nhiệt độ tương đối mát mẻ và dễ chịu, thích hợp cho hoạt động tham quan và hành hương của du khách thập phương.
Khu du lịch chùa Hương là một quần thể công trình bao gồm những đền, chùa, hang động,...Bạn có thể mất tương đối nhiều công sức để đi hết khu di tích này. Do đó, bạn nên chọn những hình thức như cáp treo hoặc đi đò để di chuyển dễ dàng và thuận tiện hơn.
7 Bình luận
đi chùa Hương ăn chè lam ngon
Cảm ơn bạn đã chia sẻ
Có lần mình cứ lạc mãi ở gần chùa Hương mà có ngay chú dẫn đường cho, cuối cùng thì ra chú là nhà thuyền mời đi thuyền :((
Cảm ơn bạn đã chia sẻ
Mình cũng 1 lần được dẫn đường, cuối cùng phải trả tiền
như vậy cũng tiện mà, mình thích đi kiểu vậy, an toàn . Chứ lần đầu đi không biết cũng khó
giờ đi quốc lộ 38 đẹp, nhanh
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *