thoitiet24h

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc đầu năm, cầu khấn thế nào được may mắn

15/01/2025 - Lượt xem: 1977
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Du xuân đầu năm ở miền Bắc không thể bỏ qua kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc cầu bình an, tài lộc. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở phía Bắc đang giữ kỷ lục Guiness thế giới là “chùa có diện tích lớn nhất thời điểm hiện tại”. Cùng tìm hiểu và lưu lại kinh nghiệm đi chùa đầu năm ở Tam Chúc dưới đây. 

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc đầu năm 

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc đầu năm 

Để thuận lợi cho chuyến du xuân, khám phá chùa Tam Chúc đầu năm, đừng quên cập nhật dự báo thời tiết chùa Tam Chúc hiện tại:

Nếu có kế hoạch du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam dài ngày, hãy cập nhật trước những diễn biến thời tiết Hà Nam đầy đủ tại ThoiTiet24h:

Chùa Tam Chúc ở đâu? Chùa Tam Chúc thờ ai? 

Chùa Tam Chúc là một quần thể du lịch tâm linh nổi tiếng ở Hà Nam. Chùa thuộc: thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 

Chùa Tam Chúc là nơi thờ các vị quốc sư có công với Phật Giáo Việt Nam: Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, hòa thượng Thích Thanh Tứ, thiền sư Đỗ Pháp Thuận,...

Chùa Tam Chúc thờ các vị quốc sư có công với Phật Giáo Việt Nam

Chùa Tam Chúc thờ các vị quốc sư có công với Phật Giáo Việt Nam

Không gian chùa Tam Chúc được du khách đánh giá như Vịnh Hạ Long trên cạn. Với thiết kế:  lưng tựa Núi Thất Tinh, mặt hướng Hồ Tam Chúc với 6 hòn đảo đá nổi lên trên mặt hồ.

Toàn cảnh chùa Tam Chúc từ trên cao 

Toàn cảnh chùa Tam Chúc từ trên cao 

Chùa Tam Chúc được xây dựng trên nền cổ tự, kết hợp với kiến trúc đồ sộ, trang nghiêm tạo nên một khung cảnh vô cùng uy nghi, trang trọng, là nơi kính lễ, hành hương của nhiều Phật tử. 

Để di chuyển đến chùa Tam Chúc du lịch, khám phá, bạn có thể chọn đa dạng các loại phương tiện: xe máy, ô tô. Với khách du lịch ở xa, có thể di chuyển bằng máy bay, tàu đến Hà Nội rồi di chuyển tiếp tục từ Hà Nội đi Hà Nam, ghé thăm chùa Tam Chúc. 

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc: nên đi tháng mấy? 

Theo kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc đầu năm được nhiều người chia sẻ: “Thời điểm lý tưởng nhất để đi Tam Chúc là mùa lễ hội đầu năm: từ mùng 10 tháng giêng đến hết tháng 3 (âm lịch)”.

Thời tiết chùa Tam Chúc Hà Nam thời điểm này tương đối phù hợp cho các hoạt động hành hương, du xuân, lễ Phật. 

Chùa Tam Chúc đầu năm - mùa lễ hội du xuân 

Chùa Tam Chúc đầu năm - mùa lễ hội du xuân 

Ngoài thời điểm đầu năm, chùa Tam Chúc cũng mở cửa du lịch quanh năm đón du khách thăm quan chiêm bái vào các dịp lễ hội hay ngày lễ quan trọng của Phật Giáo. 

Chùa thường tổ chức các chương trình cúng lễ tôn nghiêm, trang trọng, đón du khách thập phương. 

Giá vé tham quan chùa Tam Chúc

Tùy thuộc vào cung đường di chuyển đến chùa Tam Chúc Hà Nam mà bạn có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển khác nhau như: ô tô, tàu, xe máy, xe khách, máy bay (nếu ở cách xa Hà Nam). 

Tham quan du lịch tại chùa Tam Chúc, bạn sẽ không mất bất cứ chi phí nào nếu muốn tự trải nghiệm: đi hành hương lễ chùa và tự mang theo thực phẩm đi đường. 

Trải nghiệm đi thuyền ở Tam Chúc

Trải nghiệm đi thuyền ở Tam Chúc

Nếu bạn muốn trải nghiệm nhiều dịch vụ đưa đón hay ăn uống tại chùa, mức giá được thông báo như sau:

Giá vé thuyền đi Tam Chúc: 

  • Thuyền nhỏ (sức chứa 8 - 10 khách): 200.000 VND.

  • Thuyền lớn (sức chứa 40 khách): 270.000 VND.

Vé du thuyền trọn gói: 400.000 VND. 

Gói Combo:

  • Thuyền + xe điện di chuyển: 240.000 VND

  • Du thuyền + xe điện di chuyển: 290.000 VND

Vé xe điện từ Khách Xá - chùa Ba Sao: 50.000 VND.

  • Combo du thuyền + vé buffet: 420.000 VND

  • Combo Du thuyền + Buffet + Xe điện: 450.000 VND

Giá vé ăn ở chùa Tam Chúc:

  • Vé buffet: 200.000 VND

  • Set Menu: gọi món từ 150.000 VND

Tour khám phá Tam Chúc Về Đêm: 250.000 VND 

Theo kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc đầu năm, khách du lịch nên di chuyển vào chùa bằng thuyền hoặc xe điện:

  • Để tiết kiệm chi phí, có thể di chuyển bằng xe điện: nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian. Tuy nhiên, đi xe điện trải nghiệm sẽ đơn giản, không đa dạng. 

  • Để trải nghiệm thêm cảnh sắc thiên nhiên sông nước rộng lớn ở Tam Chúc: khách du lịch chọn đi thuyền. Chi phí đi thuyền sẽ đắt và thời gian sẽ lâu hơn, tuy nhiên, du khách sẽ có thêm nhiều trải nghiệm độc đáo. 

Những địa điểm đẹp ở chùa Tam Chúc nhất định phải đến

Với điều kiện thời tiết ở chùa Tam Chúc đầu năm thuận lợi, bạn nên đi trọn vẹn các điểm du lịch ở ngôi chùa đặc biệt này để thấy được vẻ đẹp đặc biệt của chùa. 

Khu du lịch Tam Chúc được chia thành các phân khu bao gồm:

  • Cổng Tam Quan. 

  • Nhà khách Thủy Đình. 

  • Vườn Cột Kinh. 

  • Tam Điện. 

  • Đình Tam Chúc. 

  • Chùa Ngọc. 

Sơ đồ khu du lịch Tam Chúc

Sơ đồ khu du lịch Tam Chúc

Theo kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc, khách du xuân chùa đầu năm sẽ di chuyển lần lượt theo thử tự: Cổng Tam Quan Ngoại - Nội - nhà khách Thủy Đình - vườn Cột Kinh - Tam Điện - đình Tam Chúc - chùa Ngọc. 

Để trải nghiệm và tham quan trọn vẹn cảnh quan khu du lịch tâm linh Tam Chúc, lắng nghe những câu chuyện bí ẩn của ngôi chùa nổi tiếng này, bạn có thể đăng ký du lịch tour: Chỉ 500.000 VND 

Thông tin tour trải nghiệm du lịch Tam Chúc: 

  • 07:00-07:30 Xe cùng hướng dẫn viên đón khách tại điểm đón. Khởi hành tour. 

  • 07:30-09:00 Di chuyển đến Tam Chúc nằm tại Hà Nam. 
  • 09:00-12:30 Quý khách vào thăm quan chùa Tam Chúc—Ngôi chùa linh thiêng được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề.

  • Sau đó quý khách thăm quan chùa Ngọc. Chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh, đây là một trong những hạng mục chính của chùa Tam Chúc. Để có thể chiêm ngưỡng được ngôi chùa này bạn sẽ phải vượt qua 200 bậc thang bằng đá. Đứng trên chùa Ngọc bạn sẽ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng một khung cảnh mênh mông vô cùng yên bình và tự tại.Quý khách tiếp tục chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Điện Tam Bảo, Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni, Điện Quan Âm và Vườn Cột Kinh.

  • 12:30-17:00 Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng, sau đó đoàn nghỉ ngơi để tiếp tục hành trình. 
  • Xe tiếp tục đưa đoàn đến với Địa Tạng Phi Lai Tự tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa với lối kiến trúc thuần Việt kết hợp với màu xanh của hoa cỏ cây rừng, sẽ làm quý khách an nhiên tự tại như về nhà của mình.

  • 17:00-19:00 Trở về Hà Nội. 
  • 19:00-19:00 Kết thúc tour. 

ĐĂNG KÝ TOUR DU LỊCH TAM CHÚC 

Cổng Tam Quan 

Chùa Tam Chúc được thiết kế với 2 khu vực cổng tam quan: cổng tam quan ngoại và cổng tam quan nội. 

Cổng Tam Quan chùa Tam Chúc

Cổng tam quan ngoại chùa Tam Chúc 

Khách du lịch đến tham quan và chiêm bái chùa phải đi qua 2 cổng này. 

Cổng tam quan ở Tam Chúc được thiết kế vững chắc, kiên cố nhưng một bức tường thành khổng lồ. 

Du khách có thể check-in tại vị trí này để lưu lại kỷ niệm du lịch Tam Chúc Hà Nam của mình. Gợi ý một vài trang phục phù hợp đi lễ chùa đầu năm, check - in “siêu sang”:

Nhà khách Thủy Đình 

Sau cổng Tam Quan là khu vực nhà khách Thủy Đình. Thiết kế nhà Khách nằm nổi trên mặt nước như một kỳ quan tuyệt vỹ. Lối vào nhà khách Thủy Đình là 2 bên cầu đá trụ hoa sen. 

Nhà khách Thủy Đình 

Lối thiết kế cổ kính, vững chắc khiến du khách có cảm giác như lạc vào những ngôi chùa cổ thời xưa. Không gian hồ Thủy Đình xanh mướt mang đến cảm giác tĩnh tại cho người tham quan. 

Với kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc được nhiều người chia sẻ, bạn nên dừng lại ở nhà khách Thủy Đình chụp ảnh check-in trước khi vào kính lễ. Đây là một trong những không gian đẹp nhất trong toàn bộ khuôn viên chùa. 

Vườn Cột Kinh 

Khu vực vườn cột đình được thiết kế với vai trò là điểm du lịch hấp dẫn, ấn tượng cho du khách. Đây là nơi đặt 32 cột kinh làm từ đá xanh vững chắc. 

Mỗi cột kinh được thiết kế cao 13.5m và nặng chừng 200 tấn. Thiết kế cột kinh chân hoa sen, thân lục giác, đỉnh nụ sen. Xung quanh chân mỗi cột kinh được trồng cây và hoa cảnh quan. 

Vườn cột kinh chùa Tam Chúc 

Vườn cột kinh chùa Tam Chúc 

Không gian vườn cột kinh được lấy ý tưởng từ Bảo Vật Quốc Gia: cột kinh nhất trụ ở cố đô Hoa Lư. 

Nếu bạn đi Hà Nam vào ngày thời tiết chùa Tam Chúc nắng đẹp, đừng quên chụp lại một vài bức hình kỷ niệm ở khu vườn Phật Giáo này. 

Tam Điện

Với khách du lịch có kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc, chắc chắn sẽ biết đến thứ tự di chuyển tại khu vực Tam Điện ở chùa. 

Tại chùa Tam Chúc được xây dựng 3 điện tách biệt: Điện Pháp Chủ, Điện Tam Thế và Điện Quan Âm. 

  • Điện Pháp Chủ: Là không gian tu tập của Phật Tử. Điện được xây dựng trên diện tích rộng lớn với đậm chất kiến trúc chùa Á Đông. 

  • Điện Tam Thế: Là nơi thờ cúng Tam Bảo thiên triều: Phật, Tăng, Lão. Tại đây, tượng Phật được đặt tôn nghiêm với hình dáng uy nghi. Xung quanh tường được tạo tác điêu khắc trực tiếp trên đá, ghi lại hành trình tu tập khổ hạnh của Phật Tổ. 

Điện Tam Thế - chùa Tam Chúc 

Điện Tam Thế - chùa Tam Chúc 

  • Điện Quan Âm: Đây là nơi thờ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát, điện thờ thiết kế theo lối kiến trúc Á Đông với những đường nét điêu khắc tỉ mỉ. Thiết kế tượng Quan Âm cao 36m, tạc bằng đá cẩm thạch tự nhiên.

Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc là công trình kiến trúc được xây dựng theo phong cách đình cổ, nằm giữa lòng hồ Thiền Viện. Không gian đình Tam Chúc được ví như “Vịnh Hạ Long” trên cạn, được bao bọc bởi non xanh. 

Lối vào đình Tam Chúc 

Lối vào đình Tam Chúc 

Đình Tam Chúc còn mang trong mình câu chuyện lịch sử ấn tượng:

“Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đã đến vùng Kim Bảng ngày nay chiêu mộ binh mã, tích trữ lương thảo đã tiến đến đền thần Linh Lang Bạch Mã cầu đảo. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng lệnh cho dân Kim Bảng lập đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã.”

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc được nhiều người chia sẻ lại: di chuyển đến Đình Tam Chúc cần giữ thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đình là một trong những điểm thờ cúng linh thiêng nhất trong khu quần thể chùa. 

Chùa Ngọc

Chùa Ngọc thuộc quần thể du lịch Tam Chúc nằm trên đỉnh núi Thất Tích. Đây là nơi sở hữu vị trí cao nhất trong toàn bộ phân khu chùa Tam Chúc. Đứng từ chùa Ngọc, du khách có thể bao quát toàn bộ không gian khu du lịch Tam Chúc như một Vịnh Hạ Long trên cạn với những đảo đá lớn nhỏ nhấp nhô. 

Chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh cao nhất của quần thể chùa Tam Chúc 

Chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh cao nhất của quần thể chùa Tam Chúc 

Chùa Ngọc mang trong mình rất nhiều điều ấn tượng: thiết kế hoàn toàn từ đá granite đỏ. Chùa có tổng trọng lượng khoảng 2000 tấn trên diện tích 13m2, thờ tượng phật hồng ngọc trên 4 tấn. 

Hình ảnh chùa Ngọc về đêm 

Hình ảnh chùa Ngọc về đêm 

Theo kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc đầu năm được nhiều người chia sẻ: “Thăm chùa Ngọc vào những ngày cuối tuần, lễ hội sẽ rất đông và khó di chuyển. Do đó, nếu có ý định đến đây, bạn có thể tham khảo đi chùa Tam Chúc vào các ngày thường để tiết kiệm thời gian và tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp ở đây. 

Đầu năm đi chùa Tam Chúc khấn như thế nào?

Khách hành hương đến chùa Tam Chúc đầu năm thường cầu bình an, tài lộc. Do đó, khi khấn xin trước tượng Chư Phật, có thể sử dụng bài khấn dưới đây.

Đầu năm đi chùa Tam Chúc khấn gì

Đầu năm đi chùa Tam Chúc khấn gì

Bài khấn đi chùa đầu năm, lễ Phật: 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày........ tháng........ năm.........

Tín chủ con là ..............................

Ngụ tại...........................

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa ........ dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật,  Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ ,nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thần bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Theo kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc đầu năm, nên lưu ý:

  • Đi chùa mặc trang phục lịch sự, kín đáo. 

  • Đi chùa ăn nói trang nhã, nhẹ nhàng. 

  • Đi chùa không mang lễ vật là đồ mặn. Dâng lễ các vị Phật cần mang theo lễ chay: hoa quả, đồ cúng chay,..

  • Đi chùa không tự ý làm hư hại các đồ dùng, tự ý lấy và sử dụng các loại đồ dùng, vật dụng trong chùa, nơi thờ tự. 

Khách du lịch đến chùa Tam Chúc thành tâm kính lễ và khấn nguyện theo lòng thành sẽ giúp những điều cầu nguyện được như ý. 

Gợi ý phòng nghỉ, khách sạn gần chùa Tam Chúc

Trong hành trình trải nghiệm du lịch tâm linh tại Tam Chúc, đừng quên chuẩn bị trước cho mình chỗ nghỉ ngơi tại nhà nghỉ, khách sạn gần Tam Chúc. Một vài địa điểm được nhiều du khách lựa chọn và gợi ý mà bạn có thể tham khảo dưới đây. 

Nhà nghỉ, khách sạn ở Tam Chúc:

  1. Melia Vinpearl Phu Ly (8/10) Đặt phong ở Tam Chúc

Đầy đủ tiện ích: 

  • Máy lạnh

  • Nhà hàng

  • Hồ bơi

  • Khu đậu xe

  • Tháng máy

  • Wifi

  • …. 

Melia Vinpearl Phu Ly đi Tam Chúc

Phòng nghỉ tại Melia Vinpearl Phu Ly

  1. Muong Thanh Luxury Ha Nam Hotel (9/10) Đặt phong ở Tam Chúc

Đầy đủ tiện ích: 

  • Máy lạnh

  • Nhà hàng

  • Hồ bơi

  • Khu đậu xe

  • Tháng máy

  • Wifi

  • …. 

Phòng nghỉ tại Muong Thanh Luxury Ha Nam Hotel

Phòng nghỉ tại Muong Thanh Luxury Ha Nam Hotel

Dự báo thời tiết Tam Chúc Hà Nam 

Để đảm bảo hành trình trải nghiệm du lịch khám phá chùa Tam Chúc Hà Nam được thuận lợi, hãy tham khảo trước tin dự báo thời tiết chùa Tam Chúc Hà Nam:

  • Thời tiết chùa Tam Chúc ngày mai. 

  • Thời tiết Tam Chúc hôm nay.

  • Thời tiết chùa Tam Chúc 10 ngày tới.

  • Thời tiết Tam Chúc cuối tuần 

  • … 

Dự báo thời tiết huyện Kim Bảng tại Thời tiết 24h

Thông tin dự báo chi tiết và đầy đủ nhất: nhiệt độ ở Tam Chúc Hà Nam, chùa Tam Chúc Hà Nam có mưa không? sẽ được cập nhật liên tục tại Thời tiết 24h. 

Bạn chỉ cần thường xuyên truy cập trang web để theo dõi dự báo thời tiết Tam Chúc Hà Nam hàng giờ để chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho chuyến đi.

Dự báo thời tiết huyện Kim Bảng - Hà Nam

Dự báo thời tiết huyện Kim Bảng - Hà Nam

Với điều kiện thời tiết chùa Tam Chúc Hà Nam thuận lợi và kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc được gợi ý ở trên, chúc bạn có chuyến du lịch tâm linh thú vị và nhiều kỷ niệm. Đừng quên thường xuyên truy cập ThoiTiet24h để cập nhật diễn biến thời tiết hàng ngày và kinh nghiệm du lịch hữu ích nhất. 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Đi Tam Chúc có được mang theo đồ ăn không?
Chùa Tam Chúc có không gian dừng nghỉ chân cho du khách hàng hương. Khách du lịch có thể mang theo đồ ăn và dùng bữa tại nhà nghỉ chân. Ngoài ra, du khách cũng có thể đặt bữa ăn tại chùa.
Đi chùa Tam Chúc Hà Nam mất bao lâu?
Tùy thuộc vào điểm khởi hành mà thời gian đi chùa Tam Chúc sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thời gian tham quan, chiêm bái, cúng lễ tại chùa sẽ mất khoảng 2 - 3 tiếng (tùy thuộc vào cung đường lựa chọn trải nghiệm và hình thức di chuyển trong chùa).
Thời tiết chùa Tam Chúc cuối năm thế nào?
Thời điểm cuối năm và đầu năm mới, nhiệt độ ở chùa Tam Chúc Hà Nam tương đối thấp, se lạnh. Do đó, khách du lịch đi tham quan nên mang theo đồ dùng, trang phục tránh gió.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow