Nhà thờ lớn Hà Nội ở đâu? Giải mã kiến trúc Gothic hơn 100 năm
Nhà thờ lớn Hà Nội là công trình di tích lịch sử nổi tiếng đã cùng thủ đô trải qua bao thăng trầm của thời gian. Nét kiến trúc Gothic được xây dựng từ những năm 1884 vẫn là bí ẩn lớn với nhiều khách tham quan, du lịch. Bên trong nhà thờ lớn có gì? Công trình này được xây dựng như thế nào? Những thông tin về kiến trúc của Nhà thờ lớn Hà Nội sẽ được giải mã ngay dưới đây.
Khám phá kiến trúc Nhà thờ lớn Hà Nội
- Nhà thờ lớn Hà Nội ở đâu?
- Thời gian mở cửa hoạt động ở nhà thờ lớn Hà Nội
- Đường đến Nhà thờ lớn Hà Nội như thế nào?
- Giải mã kiến trúc Gothic Nhà thờ lớn
- Nhà thờ lớn Hà Nội xây năm nào?
- Kiến trúc Gothic chuẩn trung cổ
- Sự xuất hiện của cây đại phong cầm nặng 9 tấn
- 5 điều cần làm khi đến Nhà thờ lớn Hà Nội
- Dự thánh lễ ở Nhà thờ
- Cầu nguyện ở Nhà thờ
- Thưởng thức trà chanh Nhà thờ lớn
- Chụp ảnh check in
- Dạo quanh vườn hoa ở Nhà thờ
- Những quán ăn ngon gần Nhà thờ lớn
Nhà thờ lớn Hà Nội ở đâu?
-
Địa chỉ: Nhà thờ lớn Hà Nội nằm ở số 40 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhà thờ Lớn Hà Nội hay còn gọi là Nhà thờ Lớn, Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse. Đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng giám mục.
Nhà thờ lớn Hà Nội nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội
Nhà thờ lớn Hà Nội thuộc top các công trình kiến trúc có lịch sử lâu đời nhất thủ đô. Nhà thờ lớn ở Hà Nội được xây dựng từ năm 1884 và khánh thành vào mùa giáng sinh năm 1887.
Công trình mang nét kiến trúc Gothic đặc trưng thời trung cổ ở châu Âu. Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, lịch sử, công trình Nhà thờ lớn Hà Nội chịu không ít hư hại. Đến này, sau nhiều lần phục dựng và cải tạo, Nhà thờ lớn vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, trang nghiêm vốn có nơi Thánh đường. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch quận Hoàn Kiếm nổi tiếng, được nhiều du khách tìm đến check-in.
Thời gian mở cửa hoạt động ở nhà thờ lớn Hà Nội
Là địa điểm sinh hoạt chính của Tông Giáo Phận Hà Nội, nhà thờ lớn Hà Nội được quy định về thời gian mở cửa hoạt động như sau:
Giờ mở cửa ở Nhà thờ lớn Hà Nội:
-
Từ thứ Hai đến thứ Bảy: 08:00 - 11:00, 14:00 - 20:00.
-
Chủ nhật: 07:00 - 11:00, 15:00 - 21:00
Giờ lễ ở Nhà thờ lớn Hà Nội:
-
Từ thứ Hai đến thứ Bảy: 5:30, 18:00 (thứ Bảy), 18:15
-
Chủ nhật: 05:00, 07:00, 09:00, 11:00, 16:00, 18:00, 20:00
Thời gian mở cửa hoạt động ở Nhà thờ lớn
Đường đến Nhà thờ lớn Hà Nội như thế nào?
Thuộc quận trung tâm Hà Nội, khách du lịch lần đầu đến Hà Nội có thể tham khảo nhiều cung đường di chuyển đến Nhà Thờ lớn. Tùy thuộc vào điểm xuất phát mà bạn có thể lựa chọn cung đường phù hợp, tiết kiệm thời gian nhất. Tại khu vực Nhà thờ lớn Hà Nội, các tuyến xe, tuyến đường lưu thông vô cùng đa dạng, thuận tiện.
Khách tham quan đi xe bus 2 tầng qua Nhà thờ lớn Hà Nội
Du khách có nhiều lựa chọn phương tiện để đến nhà thờ lớn Hà Nội:
-
Đi bộ: người dân địa phương, khách du lịch cư trú ở gần khu vực nhà thờ lớn chỉ mất vài phút để đi bộ đến đây. Trải nghiệm đi bộ sẽ tạo cơ hội cho du khách ngắm nhìn những con phố và nhịp sống náo nhiệt ở Hà Nội.
-
Xe buýt đi Nhà thờ lớn là phương tiện thuận lợi cho những ai không thạo đường. Các chuyến xe buýt đi qua nhà thờ lớn mà bạn có thể tham khảo: 09, 14, 36…
-
Ngoài ra, nếu ở xa khu vực quận Hoàn Kiếm Hà Nội, lựa chọn di chuyển bằng xe máy hoặc taxi đi nhà thờ lớn sẽ vô cùng thuận tiện.
Dù di chuyển bằng bất cứ phương tiện nào đi Nhà thờ lớn, bạn đều nên tra cứu trước dự báo thời tiết quận Hoàn Kiếm Hà Nội để có kế hoạch di chuyển thuận lợi nhất.
Giải mã kiến trúc Gothic Nhà thờ lớn
Công trình kiến trúc Nhà thờ lớn Hà Nội được rất nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích, tìm hiểu và khám phá. Không chỉ đơn thuần là nét đẹp phong cách kiến trúc châu Âu, nhà thờ chính tòa Thánh Giuse còn mang trong mình nhiều câu chuyện thú vị.
Nhà thờ lớn Hà Nội xây năm nào?
Cuối thế kỷ 19, Hà Nội là thủ phủ ở Bắc Kỳ của Pháp. Thời điểm này, Pháp đầu tư xây dựng rất nhiều các công trình kiến trúc phục vụ đời sống của những kẻ đô hộ tại đây. Nhà thờ lớn Hà Nội là một trong số đó.
Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng trong 3 năm
Giám mục Puginier đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ lớn năm 1884. Công trình được kiến trúc sư Jean Bourard chịu trách nhiệm thiết kế và thi công.
Năm 1887, công trình nhà thờ chính thức được hòa thiện. Lễ khánh thành Nhà thờ lớn Hà Nội được tổ chức vào đúng dịp giáng sinh năm đó.
Kiến trúc Gothic chuẩn trung cổ
Nét nổi bật nhất ở Nhà thờ lớn Hà Nội là tượng Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu hoàn toàn từ đá. Ngay trước cổng nhà thờ, Tượng Đức Mẹ chính là hình ảnh biểu tượng thiêng liêng của công trình kiến trúc này.
Phong cách kiến trúc Gothic nổi bật ở nhà thờ lớn
Nhà thờ Lớn được xây dựng và thiết kế theo phong cách Gothic Châu Âu. Hai bên của nhà thờ là 2 tháp chuông cao vút, phần ở giữa thấp hơn mà đỉnh tường hình tam giác với cây thánh giá. Điều này đã tạo điểm nhấn cũng như khẳng định được vai trò của kiến trúc này.
Tại đây, cửa ra vào hoặc là cửa sổ đều dùng hình thức vòm cuốn nhọn Gothic. Phía trên của cây thánh giá có một mặt đồng hồ hình tròn.
Khi bước vào trong Nhà thờ sự lộng lẫy và hoành tráng của công trình sẽ khiến không ít bạn phải bất ngờ. Ở bên trong, những hàng cửa kính và các bức tranh treo tường với chủ đề tôn giáo càng làm nổi bật phong cách kiến trúc Châu Âu.
Nhà thờ lớn Hà Nội mang phong cách Châu Âu nhưng vẫn xem một chút kiến trúc Việt trong đó. Bởi những vật liệu xây dựng Châu Âu được đem kết hợp cùng với mái ngói đất nung của nước ta. Đây được xem là sản phẩm của sự giao lưu văn hóa Đông Tây.
Sự xuất hiện của cây đại phong cầm nặng 9 tấn
Cây đại phong cầm (pipe organ) nặng 9 tấn, cao 7m, rộng 6,5m, dày 4m được đưa đến Nhà thờ lớn Hà Nội sau nhiều nỗ lực của các bên.
Đây vốn là cây đại phong cầm được sản xuất năm 1993, tại Trung tâm Sun City Hall, thành phố Itami, tỉnh Hyogo (Nhật Bản).
Cây đại phong cầm được đặt tại Nhà thờ lớn Hà Nội
Theo linh mục An tôn Nguyễn Văn Thắng, Chính xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội, cây đại quản cầm này đã trải qua trận động đất Kobe vào năm 1995 nên đã bị hư hại nhiều. Khi toà thị chính thành phố Itami có ý định thanh lý và muốn tặng cây đàn cho một nhà thờ Công giáo, hầu hết các tòa công giáo ở Nhật đều nhỏ và thấp, không tương xứng về vị trí lắp đặt cây đàn.
Ong Chikara Maruyama một chuyên gia sửa đàn đã tình cờ tìm được không gian nhà ở Việt Nam - những công trình xây dựng theo kiến trúc Gothic.
Sau nhiều lần trao đổi, đàm phán các bên, tất cả các linh, phụ kiện của cây đàn đều được tháo dỡ cẩn trọng, xếp vào các thùng gỗ đóng lại đưa lên container rồi chuyển về Việt Nam. Cây đàn cập cảng Hải Phòng và làm thủ tục thông quan ngày 19/7/2022. Đến tối 21/7, chiếc cây đại phong cầm chính thức về tới Nhà thờ Chính tòa Hà Nội.
5 điều cần làm khi đến Nhà thờ lớn Hà Nội
Đến Nhà thờ lớn Hà Nội tham quan, khám phá mà chưa biết làm gì? Đừng bỏ qua 5 trải nghiệm đặc biệt dưới đây.
Dự thánh lễ ở Nhà thờ
Các buổi thánh lễ ở nhà thờ là hoạt động thường niên của những người Công Giáo. Bạn hoàn toàn có thể tham gia những buổi lễ này.
Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu trước thời gian tổ chức thánh lễ ở nhà thờ, các quy định khi tham gia thánh lễ.
Người dân chờ tham dự thánh lễ cuối tuần ở nhà thờ
Cầu nguyện ở Nhà thờ
Cầu nguyện ở Nhà thờ là trải nghiệm đặc biệt được rất nhiều người công giáo và ngoại đạo thực hiện. Thánh đường là nơi tôn nghiêm, mỗi người đều có thể thành tâm tìm kiếm sự bình an, kết nối với Chúa và cầu nguyện những mong muốn của mình tại đây.
Hãy luôn mang lòng tôn kính và chân thành khi đến nhà thờ cầu nguyện.
Thưởng thức trà chanh Nhà thờ lớn
Ngắm nhìn và dạo quanh Nhà thờ lớn để thưởng thức ly trà chanh vỉa hè, cảm nhận không gian thánh đường tôn nghiêm là trải nghiệm được rất nhiều người lựa chọn.
Từ những quán trà chanh ven đường, bạn có thể ngắm nhìn trọn vẹn kiến trúc Nhà thờ lớn tuyệt đẹp.
Thưởng thức và trải nghiệm trà chanh nhà thờ
Chụp ảnh check in
Với kiến trúc đặc biệt ấn tượng mang phong cách châu Âu, Nhà thờ lớn Hà Nội sở hữu rất nhiều góc check in đẹp cho khách tham quan.
Một số hình ảnh checkin ở Nhà thờ lớn Hà Nội:
Dạo quanh vườn hoa ở Nhà thờ
Quanh Nhà thờ lớn Hà Nội được trồng những bồn cây, hoa cảnh. Đây là không gian thư giãn cho du khách tham quan nhà thờ. Những bồn hoa, hệ thống hàng cây xanh mang đến cảm giác thư thái trong tâm hồn.
Dạo vườn hoa, chụp ảnh check in Nhà thờ lớn
Những quán ăn ngon gần Nhà thờ lớn
Thưởng thức ẩm thực món ngon Hà Nội gần Nhà thờ lớn cũng là một trải nghiệm thú vị. Bạn có thể tham khảo một vài quán ăn ngon gần nhà thờ được gợi ý dưới đây:
-
Hoa Phong Hóa: Số 9 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
-
Hồ Nguyên: Số 77 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
-
Nhà Hàng Thăn Bò Jacksons: Số 23J Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
-
Quán Ăn S&L: Số 24 Đường Thành, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
-
Nhà Hàng Dimsum Ngô: Số 13 - 15 Nhà Chung, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Gợi ý thêm cho bạn: Ăn gì ở phố cổ? Danh sách địa chỉ quán ăn ngon, nổi tiếng phố cổ
Trải nghiệm ẩm thực thủ đô gần nhà thờ lớn
Nhà thờ Lớn sẽ mở cửa miễn phí cho du khách tới đây tham quan. Do đó, nếu có thời gian, hãy tra cứu thời tiết Hà Nội và lên kế hoạch khám phá không gian kiến trúc Nhà thờ lớn. Sau đó, đừng quên trải nghiệm những hoạt động thú vị ở đây. ThoiTiet24h xin được đồng hành cùng bạn trên mỗi hành trình khám phá du lịch, ẩm thực trọn vẹn trên mọi miền đất nước.
9 Bình luận
Nguyễn Mai Anh
trà chanh nhà thờ mùa đông cũng có hở
Thời tiết 24h
Quán trà chanh mở quanh năm, bạn có thể tham khảo nhiều món đồ uống khác ngoài trà chanh, thông tin đến bạn - ThoiTiet24h
Thảo Quyên
Đi 1 lần vào noel năm ngoài, hồi mới ra Bắc, bị ngạt, đông kín
Tú Anh
Xem được thời tiết khu vực nhà thờ tối nay không
Thời tiết 24h
Nhà thờ lớn Hà Nội thuộc khu vực phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tra cứu thời tiết tại phường Hàng Trống: https://thoitiet24h.vn/thoi-tiet/ha-noi/hang-trong-hoan-kiem
Thông tin thời tiết cung cấp bởi: ThoiTiet24h
Trúc Linh
đi nhà thờ lớn toàn phải gửi xe xa
Thời tiết 24h
Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Do để đảm bảo an ninh trật tự đường phố, các điểm gửi xe bố trí khá xa. Du khách thường mất nhiều thời gian gửi phương tiện tại đây.
Nguyễn Minh An
nhà thờ lớn Hà Nội mở cửa những ngày nào?
Thời tiết 24h
Thông tin đến bạn: "Nhà thờ có chương trình lễ vào cả ngày thường và thứ 7, chủ nhật. Từ thứ 2 đến thứ 6, lễ sẽ diễn ra từ 5h30 – 18h15, thứ 7 lúc 18h"
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *