Các điểm cực của Việt Nam nằm ở đâu & có gì đặc biệt? Khám phá ngay
Bạn yêu thích những hành trình khám phá và muốn chinh phục những địa điểm độc đáo khắp đất nước? Vậy thì đừng bỏ qua các điểm cực của Việt Nam – nơi đánh dấu ranh giới xa nhất về Bắc, Nam, Đông, Tây. Mỗi điểm cực không chỉ mang ý nghĩa địa lý đặc biệt mà còn sở hữu cảnh đẹp hoang sơ, hứa hẹn trải nghiệm đáng nhớ cho dân mê xê dịch.
Tọa độ các điểm cực của Việt Nam
Các điểm cực của Việt Nam
Nước ta có 6 điểm cực, bao gồm 4 điểm đất liền đó là Cực Bắc Lũng Cú, cực Tây A Pa Chải, cực Đông Mũi Đôi, cực Nam Đất Mũi.
Ngoài ra còn có 2 điểm cực tiếp cận biển là cực Nam (Đất Mũi, Cà Mau) và cực Đông (Mũi Đôi, Khánh Hòa).
Cực Bắc (Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang)
-
Tọa độ cực Bắc Việt Nam: 23°23’B, 105°20’Đ
-
Địa điểm: Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Điểm cực Bắc của Việt Nam chính xác về tọa độ là một mỏm đá trên bờ sông Nho Quế, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn.
Đây là một khu vực hiểm trở và khó đi lại. Bởi vậy mà khách du lịch coi cột cờ Lũng Cú cách đó khoảng 3km là cột mốc đánh dấu địa đầu Tổ Quốc. Đây là cột cờ với độ cao hơn 1.700m cùng lá quốc kỳ rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc.
Điểm cực Bắc của Việt Nam ở Lũng Cú
Đường lên cột cờ gồm 389 bậc thang đá và 140 bậc thang xoắn ốc lên đỉnh.
Thời điểm lý tưởng nhất trong năm để bạn chinh phục đỉnh Lũng Cú là cuối tháng 9 - đầu tháng 10. Lúc này thời tiết tạnh ráo, lúa bắt đầu chín vàng cùng những thửa ruộng bậc thang vàng óng.
Cực Tây (A Pa Chải, Mường Nhé, Điện Biên)
-
Tọa độ: 22°23’B, 102°8’Đ
-
Địa điểm: Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Một trong các điểm cực Việt Nam ở phía Tây nằm ở vùng biên giới với Lào và Trung Quốc. Cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 250km, nơi đây được mệnh danh là nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.
Tuy nhiên, bởi đây là khu vực biên giới liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia nên du khách cần phải đăng ký và được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh Điện Biên cho phép.
Các điểm cực của lãnh thổ Việt Nam
Đối với những người yêu thích du lịch, đặc biệt là dân phượt thì đây được coi là cột mốc số 0 hay cột mốc không số. Đoạn đường từ Trạm biên phòng lên cột mốc A Pa Chải khoảng 11km nhưng gồm 3km đường đất, còn lại đường khá dễ đi.
Bạn có thể ghé thăm địa điểm này bất kỳ thời gian nào trong năm, nhưng nếu có thể hãy đi vào tháng 3 để ngắm rừng hoa ban nở rộ.
Cực Đông (Vạn Ninh, Khánh Hòa)
-
Tọa độ: 12°40’B, 109°24’Đ
-
Địa điểm: Mũi Đôi, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Đây là một trong các điểm cực của Việt Nam mà hội mê phượt không nên bỏ qua bởi đây là nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên lãnh thổ nước ta. Không những vậy, Mũi Đôi cũng nổi tiếng với những bãi biển trong xanh và cảnh quan tuyệt đẹp.
Cực Đông nước ta ở Mũi Đôi
Tuy nhiên, hành trình đến với Mũi Đôi không hề dễ dàng bởi bạn sẽ phải đi thuyền từ Đầm Môn hoặc đường bộ băng qua rừng, đồi núi và đồi cát.
Nếu bạn muốn chinh phục cực Tây Việt Nam thì hãy khởi hành từ tháng 1 đến tháng 5 để tránh mùa mưa và cái nắng gay gắt của miền Trung.
Cực Nam (Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau)
-
Tọa độ: 8°34’B, 104°40’Đ
-
Địa điểm: Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Cách TP Cà Mau khoảng 108km, cực Nam nước ta có mốc tọa độ quốc gia GPS 0001, thuộc địa phận công viên văn hóa du lịch mũi Cà Mau.
Cực Nam nước ta có biểu tượng là con thuyền hướng ra biển
Trước đây du khách phải đi bằng cano để đến Đất Mũi. Nhưng từ năm 2019, tuyến đường Hồ Chí Minh đã giúp hành trình di chuyển bằng đường bộ thuận tiện hơn rất nhiều.
Lưu ý rằng thời tiết nơi đây gồm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 5 - 11) và mùa khô (tháng 12 - 4). Do đó, bạn nên lựa chọn khoảng thời gian phù hợp với các hoạt động du lịch của mình.
Đọc thêm: Miền Nam có mấy mùa?
Vai trò của các điểm cực của Việt Nam
Việc xác định toạ độ địa lý các điểm cực của Việt Nam có vai trò to lớn trong việc xác định ranh giới lãnh thổ, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ý nghĩa của các cực của Việt Nam
Không những vậy, các điểm cực của Việt Nam còn có giá trị văn hóa, du lịch và giáo dục sâu sắc. Đây là những nơi giúp mỗi người dân thêm tự hào về chủ quyền quốc gia, hiểu rõ hơn về hình dạng đất nước trên bản đồ.
Ngoài ra, với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và độc đáo, các điểm cực ngày càng thu hút nhiều du khách khám phá, góp phần phát triển du lịch địa phương và nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan.
Đọc thêm: Nước ta có khí hậu gì?
Các điểm cực của Việt Nam có gì đặc biệt?
Dưới đây là một số gợi ý khi bạn chinh phục các điểm cực của tổ quốc:
-
Cực Bắc: Check-in tại cột cờ Lũng Cú thiêng liêng, ngắm nhìn toàn cảnh núi non trùng điệp, ghé thăm bản người Lô Lô đen.
-
Cực Nam: Trải nghiệm đứng trên chóp mũi nhìn ra biển khơi, tham quan rừng ngập mặn và ghé thuyền len lỏi trong rừng U Minh Hạ.
-
Cực Tây: Leo núi chinh phục cột mốc biên giới 3 nước Việt – Lào – Trung, khám phá đời sống của đồng bào Hà Nhì.
-
Cực Đông: Đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền, trekking qua cung đường biển đẹp hoang sơ và bãi tắm Robinson.
Lưu ý khi chinh phục các điểm cực
Các điểm cực đều nằm ở vị trí địa lý đặc biệt, nhiều nơi còn hoang sơ và hạ tầng chưa phát triển.
Trước khi khởi hành, bạn nên kiểm tra thời tiết tại ThoiTiet24h để chuẩn bị trang phục, đồ dùng phù hợp. Đừng quên mang theo đồ ăn nhẹ, nước uống và chuẩn bị thể lực tốt nếu trekking dài.
Tạm kết
Khám phá các điểm cực của Việt Nam là hành trình đầy thú vị dành cho những ai yêu thích du lịch và muốn hiểu thêm về hình hài đất nước. Từ cực Bắc hùng vĩ đến cực Nam hiền hòa, mỗi điểm cực đều mang đến trải nghiệm đáng nhớ, góp phần làm phong phú thêm hành trình khám phá quê hương.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Bài viết liên quan

Miền Nam có mấy mùa? Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long

0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *