Miền Nam có mấy mùa? Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bạn từng thắc mắc miền Nam có mấy mùa không? Khác với miền Bắc bốn mùa rõ rệt, khí hậu miền Nam lại có sự phân chia rất riêng, chỉ gói gọn trong hai mùa chính. Vậy hai mùa ấy bắt đầu và kết thúc vào thời điểm nào, thời tiết mỗi mùa ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Miền Nam có mấy mùa rõ rệt trong năm?
Khái quát đặc điểm khí hậu Việt Nam
Trước hết hãy cùng tìm hiểu nước ta có khí hậu gì. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc thuộc khu vực vòng đai khí hậu nhiệt đới. Do đó, nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với các đặc trưng sau:
-
Tính chất nhiệt đới: Nước ta có nền nhiệt lớn do đón lượng bức xạ lớn từ Mặt Trời, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 27°C.
-
Tính chất ẩm: Việt Nam có lượng mưa trung bình từ 700 đến 5.000mm nhưng thực tế chỉ nhận từ 1.400 đến 2.400mm. Lượng mưa này khoảng 80 - 90% đến từ mùa mưa trong năm. Ngoài ra, nước ta có độ ẩm không khí khá cao khoảng 80%.
Đặc điểm khí hậu nước ta
-
Tính chất gió mùa: Nước ta chịu ảnh hưởng của 4 loại gió chính là gió mậu dịch (gió tín phong), gió tây ôn đới, gió mùa và gió địa phương. Trong đó, gió mùa thể hiện rõ nhất đặc điểm khí hậu nước ta.
Miền Nam có mấy mùa?
Miền Bắc và miền Trung có mấy mùa? Thời tiết ở 2 khu vực này được chia thành 4 mùa khá rõ rệt là xuân, hạ, thu và đông.
Tuy nhiên, miền Nam có khí hậu cận đường xích đạo gió mùa nên chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa.
Mùa khô ở miền Nam
Thường bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, mùa khô ở Nam Bộ có nhiệt độ cao hơn và biên độ nhiệt độ nhỏ hơn phía Bắc dãy Bạch Mã.
Cụ thể, khu vực miền núi miền Nam có nhiệt độ khoảng 21°C còn vùng đồng bằng dao động khoảng 25 - 27°C.
Đặc điểm mùa khô ở miền Nam
Mùa khô là một phần khí hậu không thể thiếu ở miền Nam nước ta với nắng nóng kéo dài.
Những cơn mưa hầu như không xuất hiện trong thời gian nắng nóng, bởi vậy có nguy cơ cao dẫn tới tình trạng hạn hán và thiếu hụt nguồn nước.
Mùa mưa ở miền Nam
Miền Nam có mấy mùa và mùa mưa có đặc điểm gì?
Tổng lượng mưa hàng năm ở Nam Bộ dao động từ 966 đến 1.325mm, đóng góp trên 70 tới 82% tổng lượng mưa cả năm.
Tuy nhiên, mưa phân bổ không đều, thường giảm dần từ khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống vùng Tây và Tây Nam. Khu vực Đông Nam thường có lượng mưa thấp nhất.
Mùa mưa ở Nam Bộ
Mùa mưa tại đây có thể kéo dài 6 tới 7 tháng, bắt đầu từ cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11. Tháng 9 và tháng 10 là thời điểm có lượng mưa lớn nhất.
Đặc điểm của mùa mưa Nam Bộ đó là mưa nắng gián đoạn trong ngày. Trưa và chiều tối có xu hướng mưa trên diện rộng nên cần đề phòng ngập úng.
Đọc thêm: Miền Bắc có mấy mùa?
Đặc điểm khí hậu từng vùng
Miền Nam Việt Nam nổi tiếng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng ấm quanh năm nhưng mỗi vùng lại có những nét thời tiết riêng biệt. Cùng khám phá đặc điểm khí hậu ở từng khu vực nhé!
Khí hậu Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh thành như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Bình Phước.
Khu vực này có khí hậu đặc trưng là nóng ẩm quanh năm, với nhiệt độ trung bình dao động từ 27 - 28°C.
Khí hậu vùng Đông Nam Bộ
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, trung bình 1.600 - 2.200mm.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 với thời tiết nắng gắt, ít mưa, đôi khi xảy ra hiện tượng khô hạn và thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu Tây Nam Bộ
Tây Nam Bộ, hay còn gọi là miền Tây, bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.
Khí hậu khu vực này có nền nhiệt ổn định, nhiệt độ trung bình từ 26 đến 27°C.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa đạt khoảng 1.500 - 2.000mm mỗi năm.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, thường đi kèm tình trạng hạn hán, đặc biệt là xâm nhập mặn vào cuối mùa khô, ảnh hưởng nặng nề đến vùng ven biển và sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình dao động từ 26 - 28°C.
Khu vực này là vùng đất rộng lớn gồm 13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,...
Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa lớn khoảng 1.600 - 2.400mm/năm.
Ngoài ra, vùng này còn đối mặt với các hiện tượng thiên tai như triều cường, ngập úng và xâm nhập mặn vào mùa khô, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và nông nghiệp.
Tạm kết
Tóm lại miền Nam có mấy mùa? Nam Bộ chỉ có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mỗi mùa có những đặc điểm thời tiết riêng, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn muốn biết chi tiết tình hình thời tiết từng ngày tại từng khu vực cụ thể, hãy truy cập ThoiTiet24h để cập nhật nhanh và chính xác nhé!
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *