Chu Kỳ Trăng Là Gì? Sự Ảnh Hưởng Của Chu Kỳ Trăng Tới Giấc Ngủ
Chu kỳ trăng là một hiện tượng thiên văn có ý nghĩa trong đời sống và văn hóa của con người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chu kỳ của mặt trăng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, nhưng vẫn chưa có khẳng định cụ thể. Cùng tìm hiểu về mối liên hệ giữa giấc ngủ của con người với chu kỳ mặt trăng qua bài viết dưới đây!
Chu kỳ mặt trăng và giấc ngủ có mối liên hệ như thế nào?
- Chu kỳ trăng là gì?
- Các hình thái của mặt trong trăng trong chu kỳ trăng
- Mối liên hệ giữa chu kỳ trăng và giấc ngủ
- Các nghiên cứu về tác động của chu kỳ trăng đến giấc ngủ
- Vì sao chu kỳ trăng ảnh hưởng đến giấc ngủ?
- Ảnh hưởng của chu kỳ trăng tới giấc ngủ giữa nam giới và nữ giới
- Những điều thú vị về chu kỳ trăng
Chu kỳ trăng là gì?
Chu kỳ mặt trăng là hiện tượng mặt trăng thay đổi vị trí và hình dạng trên bầu trời theo thời gian.
Nguyên nhân là bởi mặt trăng không thể tự tạo ra ánh sáng mà do có mặt trời chiếu sáng, nên tùy thuộc vào vị trí mặt trăng, mặt trời và trái đất tương quan với nhau mà lượng ánh sáng mặt trời phản xạ cũng sẽ khác nhau.
Do đó, khi nhìn từ trái đất, chúng ta sẽ thấy mặt trăng luôn thay đổi qua từng đêm.
Chu kỳ của mặt trăng
Mỗi chu kỳ trăng kéo dài khoảng 29,5 ngày, còn được gọi là một tháng âm lịch tương ứng với thời gian từ lúc mặt trăng tròn đầy (trăng rằm) đến lúc hoàn thành một vòng quay quanh trái đất.
Các hình thái của mặt trong trăng trong chu kỳ trăng
Sự thay đổi hình dạng của mặt trăng theo chu kỳ được chia thành 8 giai đoạn, phản ánh quá trình tăng giảm độ tròn của Mặt Trăng. Dưới đây là các hình thái cụ thể của Mặt Trăng trong từng giai đoạn:
Trăng non (New Moon) |
|
Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, không nhìn thấy được từ Trái Đất. |
Trăng lưỡi liềm đầu tháng (Waxing Crescent) |
|
Sau trăng non, một phần nhỏ của mặt trăng bắt đầu được chiếu sáng. |
Bán nguyệt đầu tháng (First Quarter) |
|
Một nửa mặt trăng được chiếu sáng, xuất hiện như hình chữ “D” trên bầu trời. |
Trăng khuyết đầu tháng (Waxing Gibbous) |
|
Lượng ánh sáng tiếp tục tăng lên, hơn một nửa mặt trăng được chiếu sáng. |
Trăng tròn (Full Moon) |
|
Mặt Trăng được chiếu sáng hoàn toàn. |
Trăng khuyết cuối tháng (Waning Gibbous) |
|
Sau trăng tròn, ánh sáng bắt đầu giảm dần, hơn một nửa mặt trăng vẫn còn được chiếu sáng. |
Bán nguyệt cuối tháng (Last Quarter) |
|
Một nửa mặt trăng được chiếu sáng nhưng ánh sáng đang tiếp tục giảm, xuất hiện như hình chữ “C” ngược. |
Trăng lưỡi liềm cuối tháng (Waning Crescent) |
|
Chỉ còn một phần nhỏ của Mặt Trăng được chiếu sáng. |
Mối liên hệ giữa chu kỳ trăng và giấc ngủ
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy chu kỳ của mặt trăng có những tác động đáng kể đến giấc ngủ của con người, đặc biệt trong giai đoạn trăng tròn.
Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc tất cả mọi người đều chịu ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng theo cách giống nhau.
Các nghiên cứu về tác động của chu kỳ trăng đến giấc ngủ
-
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trăng tròn có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Các tình nguyện viên được quan sát phải mất thêm 5 phút để đi vào giấc ngủ, ngủ ít hơn 20 phút và có giấc ngủ sâu bị suy giảm 30%.
-
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tổng thời gian ngủ trong thời gian trăng tròn giảm và số lần thức giấc tăng lên.
Các nghiên cứu về tác động của chu kỳ mặt trăng đến giấc ngủ
-
Ngoài ra, một phân tích trên 319 người nhận thấy họ ngủ ít sâu hơn và mất nhiều thời gian hơn để đạt giấc ngủ REM trong giai đoạn trăng tròn.
-
Các nhà nghiên cứu đã phân tích mô hình giấc ngủ ở ba cộng đồng người Argentina bản địa và 464 sinh viên đại học Mỹ sống tại một thành phố lớn. Dù vị trí và lượng tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo như thế nào, tất cả các nhóm đều ngủ muộn hơn và ngủ ít thời gian hơn vào tuần trước khi trăng tròn.
Mặc dù vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định cơ chế chính xác của tác động này, những phát hiện trên cho thấy rằng chu kỳ Mặt Trăng có thể có ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ của con người.
Đọc thêm: Sao băng là gì?
Vì sao chu kỳ trăng ảnh hưởng đến giấc ngủ?
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến chu kỳ mặt trăng ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người:
Lý do chu kỳ trăng ảnh hưởng đến giấc ngủ
Do ánh sáng mặt trăng
Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng có thể làm giảm độ tối của môi trường, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin – hormone điều chỉnh giấc ngủ, dẫn đến chất lượng giấc ngủ giảm.
Điều này có thể khiến con người cảm thấy khó ngủ hơn trong những đêm trăng sáng.
Do dao động điện từ
Một số nghiên cứu cho thấy con người có thể nhạy cảm với biến thể địa từ mức độ thấp.
Mặt Trăng có thể tạo ra các dao động điện từ thông qua quá trình tương tác với từ trường Trái Đất. Những dao động này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, quá trình trao đổi chất và giấc ngủ.
Một số hiện tượng địa từ khác như bão địa từ cũng được ghi nhận có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và các vấn đề về huyết áp.
Dao động điện từ là nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ
Do trọng lực
Dù có ý kiến cho rằng lực hấp dẫn của Mặt Trăng có thể tác động đến cơ thể do nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, nhưng thực tế tác động này quá nhỏ để ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Lực hấp dẫn của Mặt Trăng ảnh hưởng mạnh đến đại dương và thủy triều nhưng gần như không có tác động đáng kể đến sinh lý con người.
Do yếu tố tâm lý
Ngoài các yếu tố khoa học, một số người tin rằng trăng tròn có thể gây ảnh hưởng tâm lý, khiến họ lo lắng hoặc mất ngủ.
Các quan niệm dân gian từ lâu đã gắn trăng tròn với những sự kiện kỳ bí, điều này có thể tạo ra hiệu ứng tâm lý làm tăng sự căng thẳng và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ảnh hưởng của chu kỳ trăng tới giấc ngủ giữa nam giới và nữ giới
Tác động của chu kỳ trăng tới giấc ngủ theo giới tính
Ảnh hưởng đến nữ giới
Một số nghiên cứu đề xuất rằng chu kỳ Mặt Trăng có thể tác động đến giấc ngủ ở phụ nữ thông qua nội tiết tố nữ, vì nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn mâu thuẫn. Một số phân tích không tìm thấy mối tương quan giữa chu kỳ kinh nguyệt và tuần trăng, trong khi một số khác nhận thấy phụ nữ có chu kỳ bắt đầu khi trăng gần tròn thường ngủ tốt hơn.
Một nghiên cứu cho thấy nữ tình nguyện viên ngủ ít hơn và ít ngủ REM hơn vào khoảng thời gian trăng tròn.
Ảnh hưởng đến nam giới
Chu kỳ trăng ảnh hưởng đến giấc ngủ của nam giới
Nghiên cứu từ năm 2016 - 2018 cho thấy đàn ông có thể nhạy cảm hơn với chu kỳ Mặt Trăng, với giấc ngủ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với phụ nữ.
Họ ngủ ít hơn khoảng 21 phút, ngủ kém chất lượng hơn và thức giấc lâu hơn vào những đêm trăng phát triển từ non đến tròn.
Các nghiên cứu cũng ghi nhận mức độ melatonin và testosterone ở nam giới thấp hơn, trong khi hormone căng thẳng cortisol cao hơn khi trăng tròn, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Đọc thêm: Hiện tượng siêu trăng
Những điều thú vị về chu kỳ trăng
Dân gian Việt Nam có câu “trai mùng một, gái ngày rằm” để dự đoán tính cách của những đứa trẻ sinh ra vào ngày trăng non và trăng rằm sẽ rất đặc biệt.
Bên phương Tây, người ta cho rằng vật nuôi được làm thịt vào những ngày trăng lớn dần thì ăn sẽ ngon hơn, còn với ngư dân, những ngày câu được nhiều cá nhất thường rơi vào nửa tháng đầu của pha trăng.
Chu kỳ mặt trăng trong quan niệm dân gian và trong lịch sử
Lịch làm việc hiện nay dựa theo chuyển động của Mặt Trời, nhưng một số loại lịch cổ xưa của người Babilon (vùng Trung Đông) cách đây khoảng 2.500 năm lại dựa theo chuyển động của Mặt Trăng.
Các pha trăng vẫn được áp dụng để xác định thời điểm cho nhiều nghi lễ tôn giáo, như các ngày lễ của đạo Islam và đạo Do Thái được tính theo tháng Mặt Trăng.
Lễ Phục sinh cũng được tính là ngày Chủ nhật đầu tiên sau kỳ trăng tròn đầu tiên của mùa xuân. Các ngày lễ Tết cổ truyền của người Việt Nam cũng tính theo lịch Mặt Trăng.
Tạm kết
Chu kỳ Mặt Trăng không chỉ ảnh hưởng đến thiên nhiên mà còn tác động đến đời sống, văn hóa và tín ngưỡng của con người. Từ việc xác định ngày lễ, dự đoán tính cách đến lập kế hoạch sản xuất, con người vẫn luôn dựa vào quy luật của Mặt Trăng để thích nghi với cuộc sống. Để cập nhật thông tin về chu kỳ trăng và thời tiết chính xác, bạn có thể truy cập ThoiTiet24h.
8 Bình luận
Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết bao lâu?
Thời gian để Mặt Trăng hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Trái Đất trong hệ quy chiếu của các ngôi sao cố định, và xấp xỉ bằng 27,32 ngày
Trái Đất và Mặt Trăng cái nào lớn hơn?
Mặt Trăng có hình cầu tr.223 với chiều rộng bằng khoảng 27% Trái Đất và khối lượng bằng khoảng 1,23% Trái Đất.
Tại sao có trăng lưỡi liềm?
Khi Mặt Trăng dịch chuyển ra xa một chút, ánh sáng từ Mặt Trời sẽ chiếu vào mép của Mặt Trăng mà bé có thể thấy, giống như hình lưỡi liềm.
Bài viết rất hữu ích
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *