Hiện tượng siêu trăng xuất hiện khi nào? Hé lộ 3 sự thật thú vị
Hiện tượng siêu trăng là một trong các hiện tượng tự nhiên đặc biệt, thu hút rất nhiều sự chú ý của công dân toàn cầu. Vậy, siêu trăng là gì? khi nào có siêu trăng và siêu trăng ẩn chứa bí mật gì? Hãy cùng tìm hiểu sự thật về hiện tượng đặc biệt này ngay dưới đây.
Hiện tượng siêu trăng
Hiện tượng siêu trăng là gì?
Hiện tượng siêu trăng là hiện tượng khi mặt trăng thay đổi lớn hơn và sáng hơn bình thường khi nhìn từ trái đất.
Hiện tượng siêu trăng còn được gọi với cái tên khác là hiện tượng siêu mặt trăng. Tại thời điểm diễn ra siêu trăng, khoảng cách quỹ đạo giữa mặt trăng với trái đất là gần nhất.
Do đó, khi quan sát từ mặt đất, sẽ thấy mặt trăng to và sáng hơn những ngày bình thường.
Sự thật là: Kích thước thực tế của mặt trăng không thể thay đổi. Nguyên nhân cảm nhận mặt trăng to và sáng hơn là do vị trí quan sát từ mặt trăng từ trái đất có sự thay đổi.
Hiện tượng siêu trăng là gì
Theo quy luật tự nhiên, trong một tháng, khoảng cách hình học của mặt trăng luôn có sự thay đổi.
Sự thay đổi gần nhất là trong từ khoảng 357.000 km cho đến khoảng xa nhất là 406.000 km. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi vị trí này là do quỹ đạo hình elip quanh trái đất.
Vậy, hiện tượng siêu trăng xuất hiện khi nào?
Siêu trăng xuất hiện khi nào
Để ngắm siêu trăng, cần tìm hiểu trước hiện tượng siêu trăng xuất hiện vào ngày nào, lúc mấy giờ.
Việc tính toán chính xác thời gian là vô cùng khó. Trăng tròn diễn ra một lần trong mỗi chu kỳ mặt trăng (kéo dài 29,5 ngày). Như vậy, mỗi tháng sẽ có một lần trăng tròn. Tuy nhiên, không phải mọi trăng tròn đều có khả năng xuất hiện siêu trăng.
Thông thường chỉ có 3 - 4 lần siêu trăng trong một năm. Theo đó, từ năm 2000 - 2025, sẽ có 3 - 4 lần siêu trăng mỗi năm.
Siêu trăng xuất hiện khi nào
Tham khảo lịch ngắm siêu trăng 2025 được dự đoán:
-
Ngày 6-10: Trăng Thu hoạch (Harvest Moon) và cũng là siêu trăng.
-
Ngày 5-11: Trăng Hải ly (Beaver Moon) và cũng là siêu trăng.
-
Ngày 5-12: Trăng Lạnh (Cold Moon) và cũng là siêu trăng.
Thời gian ngắm siêu trăng lý tưởng là thời điểm mặt trăng lộ rõ nhất trên bầu trời. Do đó, để đón trọn vẹn khoảnh khắc hiện tượng siêu trăng năm nay, hãy chuẩn bị một vị trí thuận lợi, theo dõi dự báo thời tiết buổi tối và chờ đợi ngắm khoảnh khắc thiên văn tuyệt đẹp này.
3 sự thật thú vị về siêu trăng
Siêu trăng không chỉ đơn thuần là một hiện tượng thiên văn đặc biệt. Với những người yêu bầu trời, không nên bỏ qua 3 thông tin thú vị này về các lần siêu trăng:
Siêu trăng thường lớn hơn vào mùa đông
Thực tế: Siêu trăng thường lớn hơn vào mùa đông. Vì sao vậy?
Lý giải: Vào mùa đông, trái đất thường tiến đến gần mặt trời theo quỹ đạo.
Theo đó, lực hấp dẫn từ mặt trời sẽ kéo mặt trăng lại gần với trái đất. Từ đó, khi quan sát mặt trăng từ trái đất sẽ có cảm nhận siêu trăng lớn hơn.
Siêu trăng lớn hơn vào mùa đông
Siêu trăng có xu hướng nhỏ lại trong tương lai
Thực tế: Mặt trăng đang có xu hướng di chuyển xa trái đất (mỗi năm sẽ cách xa trái đất khoảng 3.8cm). Đây là thông tin được các cơ quan hàng không nhận định.
Lý giải: Như vậy, khi khoảng cách mặt trăng và trái đất càng xa, sự xuất hiện của siêu trăng của sẽ mờ nhạt hơn, kích thước siêu trăng sẽ nhỏ đi đáng kể.
Siêu trăng có xu hướng nhỏ lại trong tương lai
Mỗi năm siêu trăng diễn ra một lần
Nhiều người thắc mắc: hiện tượng siêu trăng có hiếm gặp không? Câu trả lời là “không”. Siêu trăng không phải là một hiện tượng tự nhiên quá hiếm gặp.
Tùy thuộc vào từng thời điểm và sự xoay chuyển của các hành tinh mà siêu trăng có thể xuất hiện: 4 - 5 lần/ 1 năm.
Mỗi năm siêu trăng diễn ra một năm
Tuy nhiên, sẽ có những năm siêu trăng chỉ xuất hiện khoảng 3 - 4 lần hoặc 1 lần/ năm.
Những sự kiện này đều đã được các chuyên gia theo dõi và đưa ra nhận định.
Bên cạnh đó, không chỉ có siêu trăng, còn rất nhiều các hiện tượng mặt trăng đặc biệt thú vị xuất hiện trên bầu trời, có thể bạn chưa biết. Tìm hiểu thêm dưới đây.
Một số hiện tượng trăng đặc biệt khác
Các hiện tượng liên quan đến mặt trăng rất đa dạng:
-
Trăng tròn: Đây là hiện tượng xảy ra 1 lần/ tháng. Thời điểm này, toàn bộ phần chiếu sáng của mặt trăng có thể nhìn thấy rõ từ trái đất. Chu kỳ trăng tròn mỗi tháng có sự chênh lệch.
-
Trăng non: Đây là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. Hiện tượng trăng non là khi phần chiếu sáng của mặt trăng không thể nhìn thấy từ trái đất.
-
Nhật thực: Đây là hiện tượng trăng non trong trường hợp đặc biệt. Mặt trăng che lấp mặt trời khi cả 3 nằm trên một đường thẳng.
Hiện tượng nhật thực
-
Nguyệt thực: Đây là hiện tượng xảy ra khi mặt trời, trái đất, mặt trăng nằm thẳng hàng, nhưng mặt trăng nằm trong vùng tối của trái đất và không nhận được ánh sáng từ mặt trời.
-
Trăng đen: Là hiện tượng khi phần mặt trăng được chiếu sáng rơi vào vùng tối của trái đất. Lúc này mặt trăng biến mất hoàn toàn trên bầu trời.
Hiện tượng trăng đen
Như vậy, ngoài hiện tượng siêu trăng, vị trí của mặt trăng thay đổi cũng tạo nên rất nhiều các hiện tượng thiên văn đặc biệt. Trên đây là những lý giải về siêu trăng và các hiện tượng trăng đặc biệt khác. Mong rằng, những thông tin này sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị. Đừng quên theo dõi ThoiTiet24h thường xuyên để cập nhật những diễn biến thời tiết hàng ngày và kiến thức thiên đời sống hấp dẫn.
10 Bình luận
Hay
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Siêu trăng Hải Ly là gì?
Trăng tròn tháng 11 thường được gọi là Trăng hải ly vì loài hải ly thường xây đập mùa đông vào thời điểm này trong năm ở vùng đông bắc nước Mỹ
Hiện tượng siêu trăng có ảnh hưởng gì không?
Hiện tượng siêu trăng được nhận định không ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Hiện tượng siêu trăng xảy ra bao nhiêu lần trong năm?
Siêu Trăng xảy ra khi pha trăng tròn đồng bộ với một sự thay đổi đặc biệt gần quanh Trái Đất. Điều này xảy ra 3 hoặc 4 lần một năm và liên tiếp
Siêu trăng xanh xuất hiện lúc mấy giờ?
Trăng xanh xuất hiện theo chu kỳ. Thời điểm xuất hiện trăng xanh tiếp theo sẽ vào lúc .... Theo dõi bài viết https://thoitiet24h.vn/hien-tuong-trang-xanh
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *