thoitiet24h

Milky Way là gì? Khám phá dải ngân hà rực rỡ giữa vũ trụ bao la

26/04/2025 - Lượt xem: 19
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Khi ngước nhìn bầu trời đêm, bạn có bao giờ thấy một dải sáng mờ kéo dài như một dòng sữa chảy ngang qua không gian? Đó chính là Milky Way – thiên hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Vậy Milky Way là gì, tại sao nó lại quan trọng và đẹp đến vậy? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây.

Milky Way nghĩa là gì?Milky Way nghĩa là gì?

Milky Way là gì?

Milky Way hay còn được gọi là dải ngân hà, là một thiên hà mà hệ Mặt Trời nằm trong đó. 

Nó xuất hiện trên bầu trời giống như một dải sáng mờ kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam.

Milky Way nghĩa là gì?

Milky Way nghĩa là gì?

Dải ngân hà là một thiên hà xoắn ốc có một hàng thẳng sao băng qua chính giữa nó. Nó có khối lượng xấp xỉ 1012 khối lượng của Mặt Trời và chứa khoảng 200 đến 400 tỷ ngôi sao.

Đường kính của Milky Way khoảng 100.000 năm ánh sáng. Khoảng cách từ Mặt Trời tới trung tâm dải Ngân Hà là khoảng 27.700 năm ánh sáng,

Vì sao dải Ngân Hà được gọi là Milky Way?

Tên gọi này bắt nguồn từ hình dáng giống như dòng sữa khi nó vắt qua trời đêm, hơi ngả sang màu vàng nhạt như màu của sữa.

Sở dĩ tên gọi này xuất phát từ việc thần Zeus đã bế con trai mình là Hercules và cho cậu bé bú trộm dòng sữa của nữ thần Hera để trở nên bất từ.

Tuy nhiên nữ thần bỗng tỉnh giấc, khiến dòng sữa bị văng tung tóe trên bầu trời. Từ đó xuất hiện cái tên Milky Way.

Milky Way có nghĩa là gì?

Milky Way có nghĩa là gì?

Ngoài ra, tên gọi Milky Way còn được cho là xuất phát từ tiếng Hy Lạp Γαλαξίας (Galaxias), được nhà triết học Democritus sử dụng vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.

Sau này, tên gọi đó đã được dịch sang tiếng La Tinh là Via Lactea và trở nên phổ biến trong văn hóa phương Tây.

Đọc thêm: Cầu vồng lửa

Lịch sử hình thành Milky Way

Quá trình hình thành dải ngân hà được cho là bắt đầu từ hơn 13 tỷ năm về trước, ngay sau Vụ Nổ lớn (Big Bang).

Từ một đám mây khí và bụi khổng lồ, thiên hà phải trải qua nhiều giai đoạn sụp đổ, va chạm và kết hợp để hình thành nên cấu trúc như ngày nay.

Giai đoạn đầu

Khoảng 13,8 tỷ năm trước, Vụ Nổ Lớn tạo ra một vũ trụ vô cùng nóng và đặc. Theo thời gian, vũ trụ nguội dần, các hạt cơ bản kết hợp để tạo thành nguyên tử hydro và heli — hai nguyên tố nhẹ nhất. 

Thiên hà hình thành như thế nào?

Thiên hà hình thành như thế nào?

Dưới tác động của lực hấp dẫn, các nguyên tử này bắt đầu gom lại thành những đám mây khí khổng lồ gọi là đám mây tiền thiên hà. 

Trong số đó, một đám mây đã trải qua nhiễu loạn — như va chạm với đám mây khác — khiến nó bắt đầu quá trình sụp đổ, đặt nền móng cho sự hình thành của Milky Way.

Giai đoạn sụp đổ

Khi đám mây tiền thiên hà sụp đổ do lực hấp dẫn, nó bắt đầu quay nhanh hơn và dẹt thành hình dạng đĩa. Ở trung tâm của đĩa này, một cấu trúc hình cầu dày đặc được hình thành, gọi là vầng hào quang. 

Trong phần đĩa xung quanh, các đám mây khí nhỏ hơn tiếp tục co lại và hình thành nên những thế hệ sao đầu tiên của Dải Ngân Hà.

Giai đoạn phát triển

Các giai đoạn hình thành nên Milky Way

Các giai đoạn hình thành nên Milky Way

Các ngôi sao trong Milky Way dần dần tiến hóa, có những ngôi sao già đi và phát nổ trong các vụ nổ siêu tân tinh, tạo ra các nguyên tố nặng như sắt, carbon… 

Những nguyên tố này làm phong phú thêm thành phần hóa học của Thiên Hà, góp phần tạo điều kiện cho các hành tinh và hệ sao mới hình thành. 

Dải Ngân Hà cũng trải qua các vụ va chạm và hợp nhất với những thiên hà nhỏ hơn, khiến kích thước và khối lượng của nó ngày càng lớn hơn theo thời gian.

Sự khác nhau giữa dải Ngân Hà và Thiên Hà

Thiên hà là khái niệm chung dùng để chỉ những hệ thống khổng lồ gồm hàng tỷ ngôi sao, hành tinh, khí, bụi và vật chất tối được liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn. 

Chúng tồn tại dưới nhiều hình dạng và kích thước khác nhau như xoắn ốc, elip, lenticular hoặc bất thường. 

Vậy Milky Way là gì? Khác với thiên hà, dải ngân hà là tên riêng của thiên hà mà Trái Đất và Hệ Mặt Trời đang nằm trong đó. 

Đây là một thiên hà xoắn ốc có đường kính khoảng 100.000 đến 180.000 năm ánh sáng, chứa hàng trăm tỷ ngôi sao và hành tinh. 

Sự khác nhau giữa dải Ngân Hà và Thiên Hà

Sự khác nhau giữa dải Ngân Hà và Thiên Hà

Nói cách khác, Dải Ngân Hà là một ví dụ cụ thể trong hàng tỷ thiên hà tồn tại trong vũ trụ. 

Khi nhắc đến “thiên hà”, chúng ta thường nói đến những đặc điểm tổng quát của các hệ thống này, còn khi nhắc đến Dải Ngân Hà, chúng ta đang nói đến ngôi nhà vũ trụ của chính mình.

Đọc thêm: Top hiện tượng lạ trên bầu trời

Tạm kết

Milky Way không chỉ là nơi cư ngụ của Trái Đất mà còn là một phần nhỏ trong vũ trụ bao la. Việc hiểu Milky Way là gì giúp chúng ta hình dung rõ hơn về vị trí của mình giữa hàng tỷ ngôi sao và hành tinh khác. Dù còn nhiều điều chưa khám phá, thiên hà này vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho khoa học và trí tưởng tượng của con người.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Hệ Mặt Trời nằm ở đâu trong Ngân Hà?
Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của dải Ngân hà, cách tâm Ngân hà khoảng 26.000 năm ánh sáng.
Tại sao lại gọi là dải Ngân hà?
Dải Ngân Hà được gọi như vậy vì khi nhìn từ Trái Đất, nó trông như một dải sáng mờ giống dòng sông bạc trải dài trên bầu trời. Tên gọi Ngân Hà mang ý nghĩa là sông bạc, bắt nguồn từ hình ảnh lấp lánh của hàng tỷ ngôi sao.
Vũ trụ rộng bao nhiêu?
Hiện tại, vũ trụ quan sát được có đường kính khoảng 28,5 tỷ parsec (93 tỷ năm ánh sáng) và ước tính có khoảng 2 nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ quan sát được. Tuy nhiên, các nhà thiên văn vẫn chưa biết được kích thước toàn thể vũ trụ là bao nhiêu.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow