Nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất? Có nơi nhiệt độ cao gần 60°C
Bạn có bao giờ thắc mắc nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất nằm ở đâu? Một số khu vực trên hành tinh có mức nhiệt khắc nghiệt, có thể chạm ngưỡng 50°C – 60°C, khiến con người khó có thể sinh sống. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá những địa điểm nóng nhất thế giới và lý do vì sao chúng lại có nhiệt độ cao đến vậy!
Nơi có nhiệt độ cao nhất trên thế giới là ở đâu?
- Nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất
- Thung lũng Chết, Mỹ
- Saudi Arabia
- El Azizia, Libya
- Dallol, Ethiopia
- Oodnadatta, Australia
- Sa mạc Lut, Iran
- Kebili, Tunisia
- Mitribah, Kuwait
- Flaming Mountains, Trung Quốc
- Iraq
- Tỉnh nào từng đạt kỷ lục nóng nhất Việt Nam?
- Biện pháp bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng
Nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất
Bạn cho rằng nơi có nhiệt độ cao nhất thế giới là sa mạc Sahara? Trên thực tế, sa mạc “chưa đủ nóng” để nằm trong danh sách này. Tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé:
Thung lũng Chết, Mỹ
Thung lũng Chết (Death Valley) ở California, Mỹ, là một trong những nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất.
Nhiệt độ trung bình vào mùa hè tháng Bảy tại đây là 46°C vào ban ngày và giảm xuống 31°C vào ban đêm. Mức nhiệt kỷ lục từng ghi nhận là 56,7°C vào năm 1913.
Thung lũng Chết ở California
Nhiệt độ cực cao này là do đây là một lưu vực dài, hẹp 86m và bị bao quanh bởi các dãy núi dốc, cao.
Ánh sáng mặt trời khiến bề mặt sa mạc nóng lên, nhiệt tỏa ra từ đất và đá bị mắc kẹt bởi các bức tường thung lũng cao khiến không khí nóng tăng lên.
Saudi Arabia
Saudi Arabia là một trong những quốc gia có khí hậu khô nóng nhất thế giới do vị trí với 95% lãnh thổ là sa mạc hoặc vùng đất khô cằn. Chỉ có 1,45%% diện tích đất là có thể canh tác.
Chính vì ít thảm thực vật và độ ẩm thấp, khiến bức xạ mặt trời mạnh hơn, đẩy nền nhiệt lên mức cực cao.
Nhiệt độ trung bình mùa hè thường xuyên trên 45°C. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận là 55°C tại khu vực Al-Ahsa.
Khí hậu tại Saudi Arabia
El Azizia, Libya
Nơi nào có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất? El Azizia, Libya, từng được ghi nhận là nơi nóng nhất thế giới với mức nhiệt 57,8°C vào năm 1922.
Thậm chí, người ta còn ghi nhận mức nhiệt thực tế 66°C khi đo dưới bóng râm ở độ cao cách mặt đấ 5m.
Nhiệt độ trung bình mùa hè tại khu vực này có thể vượt quá 48°C, chủ yếu do khí hậu sa mạc khô cằn, cộng với gió nóng từ sa mạc Sahara thổi qua, làm tăng nhiệt độ lên mức cực đoan.
El Azizia, Libya
Dallol, Ethiopia
Dallol được biết tới là một khu định cư tại miền Bắc Ethiopia và nằm ở độ cao 50m trên mực nước biển.
Nơi đây được coi là một trong những nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất, trung bình lên đến 35 – 40°C. Nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận là khoảng 50°C.
Nằm trong vùng trũng Danakil, Dallol có núi lửa hoạt động, suối nước nóng và mạch nước phun, kết hợp với địa hình thấp dưới mực nước biển, tạo ra điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt.
Dallol, Ethiopia
Oodnadatta, Australia
Oodnadatta, một thị trấn nhỏ ở Nam Australia, giữ kỷ lục về nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận tại châu lục này, đạt 50,7°C vào năm 1960.
Địa hình sa mạc, bề mặt đất khô cằn và sự thiếu vắng thảm thực vật khiến khu vực này dễ hấp thụ và giữ nhiệt từ mặt trời, góp phần vào mức nhiệt độ cực đoan.
Nhiệt độ trung bình mùa hè ở đây thường vượt 40°C.
Oodnadatta, Australia
Sa mạc Lut, Iran
Sa mạc Lut, hay còn gọi là Dasht-e Lut, là một trong những nơi nóng nhất trên Trái Đất.
Nguyên nhân khiến Lut nóng đến vậy là do địa hình sa mạc khô cằn, ít thảm thực vật, cộng với bề mặt đất có màu tối, hấp thụ nhiệt mạnh mẽ từ mặt trời và giữ nhiệt lâu hơn so với những khu vực khác.
Dữ liệu vệ tinh từ NASA cho thấy nhiệt độ bề mặt nơi đây từng chạm ngưỡng 70,7°C vào năm 2005 – một con số đáng kinh ngạc.
Sa mạc Lut, Iran
Kebili, Tunisia
Kebili là một ốc đảo ở miền Nam Tunisia và được biết đến với khí hậu cực kỳ khắc nghiệt. Mùa hè tại đây có thể nóng trên 40°C, và nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận lên tới 55°C vào năm 1931.
Tuy nhiên, điều thú vị là Kebili lại là một trong những khu vực có người sinh sống lâu đời nhất Bắc Phi.
Nhờ hệ thống ốc đảo tự nhiên, cư dân địa phương đã học cách thích nghi với cái nóng dữ dội bằng cách xây nhà có thiết kế đặc biệt để giảm nhiệt và sử dụng giếng nước ngầm để sinh hoạt.
Kebili, Tunisia
Mitribah, Kuwait
Mitribah, một khu vực hoang mạc ở Kuwait, là nơi có nhiệt độ kỷ lục lên đến 54°C, được ghi nhận vào năm 2016.
Đây là một trong những mức nhiệt cao nhất từng được ghi nhận chính thức trên Trái Đất.
Vị trí địa lý nằm sâu trong lục địa và không có nguồn nước lớn nào xung quanh khiến nhiệt độ ban ngày tại đây có thể lên đến mức khó chịu, trong khi ban đêm lại giảm xuống đáng kể.
Mitribah, Kuwait
Đọc thêm: Cách đo nhiệt độ không khí
Flaming Mountains, Trung Quốc
Dãy núi Flaming (Hỏa Diệm Sơn) ở Tân Cương, Trung Quốc, nổi bật với cảnh quan đá đỏ rực như đang cháy dưới ánh mặt trời.
Nơi đây từng được ghi nhận có nhiệt độ bề mặt lên tới 66,8°C, khiến nó trở thành một trong những điểm nóng nhất thế giới.
Địa hình đồi núi với những khối đá trần trụi không cây cối, kết hợp với ánh nắng gay gắt của sa mạc Gobi, khiến nhiệt độ nơi đây có thể đạt mức cực đoan.
Ngoài ra, sự hấp thụ và giữ nhiệt của lớp đá cũng khiến khu vực này trở nên nóng hơn vào ban ngày và giảm nhiệt rất chậm vào ban đêm.
Dãy núi Hỏa Diệm Sơn
Iraq
Do nằm trong khu vực Trung Đông khô cằn, Iraq không chỉ chịu ảnh hưởng của cái nóng từ sa mạc Ả Rập mà còn thường xuyên hứng chịu những đợt gió nóng khô khắc nghiệt.
Quốc gia này thường xuyên đứng trong danh sách những quốc gia nóng nhất thế giới, đặc biệt vào mùa hè khi nhiệt độ dễ dàng vượt quá 50°C.
Thành phố Basra từng ghi nhận mức nhiệt lên đến 53,9°C, gần chạm ngưỡng kỷ lục thế giới.
Khí hậu khắc nghiệt tại Iraq
Tỉnh nào từng đạt kỷ lục nóng nhất Việt Nam?
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 7/5/2023, trạm Tương Dương (Nghệ An) ghi nhận mức nhiệt 44,2°C, trở thành kỷ lục nóng nhất Việt Nam.
Trước đó, các trạm đo ở Hồi Xuân (Thanh Hóa) và Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng từng ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục là 44,1°C và 43,3°C.
Nguyên nhân chính khiến nhiệt độ tăng cao là do biến đổi khí hậu, làm mùa hè ngày càng nóng hơn và kéo dài hơn.
Đọc thêm: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì sao?
Nơi nào có nhiệt độ cao nhất ở Việt Nam?
Biện pháp bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng
Để đảm bảo sức khỏe trong những ngày nhiệt độ cao, bạn nên lưu ý một số điều sau:
-
Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm (từ 10h - 16h) để tránh tiếp xúc với nắng gay gắt.
-
Uống đủ nước, bổ sung thêm nước điện giải nếu vận động nhiều.
-
Mặc trang phục chống nắng, đội mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da.
-
Giữ môi trường sống mát mẻ, sử dụng quạt, điều hòa hoặc tạo không gian thoáng khí.
-
Theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên qua các ứng dụng như ThoiTiet24h để cập nhật thông tin nắng nóng và chủ động phòng tránh.
Tạm kết
Những nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất cho thấy rõ sự khắc nghiệt của khí hậu, đặc biệt trong bối cảnh nóng lên toàn cầu đang khiến nhiệt độ ngày càng tăng. Trong tương lai, nhiều nơi có thể trở nên khô hạn và oi bức hơn, ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống con người. Để chủ động thích ứng với thời tiết khắc nghiệt, hãy thường xuyên kiểm tra dự báo nhiệt độ trên ThoiTiet24h để có sự chuẩn bị tốt nhất.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *