Ohio

26oC

Mây rải rác

0 mm

Lượng mưa

6 sự khác nhau giữa tết 3 miền - Biết sớm để “nhập gia tùy tục” 

15/10/2024 - Lượt xem: 1002
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Sự khác nhau giữa tết 3 miền tạo nên nét văn hóa độc đáo và đa sắc cho văn hóa tết dân tộc ta. Tuy có sự khác nhau trong một số hình thức, nghi lễ, nhưng ngày Tết Nguyên Đán ở 3 miền vẫn luôn chung một ý nghĩa về sự đoàn tụ, sum họp và niềm vui đón chào một năm mới với thành công và nhiều điều khởi sắc. Cùng khám phá ngay những đặc trưng ngày tết 3 miền ngay dưới đây. 

Sự khác nhau giữa tết 3 miền 

Sự khác nhau giữa tết 3 miền 

Sự khác nhau giữa tết 3 miền: Bánh cổ truyền ngày tết

Các món ăn ngày tết 3 miền không thể thiếu hình ảnh của bánh cổ truyền. Truyền thống người Việt ngày Tết thường sử dụng 1 loại bánh cổ truyền để dâng lên thắp hương gia tiên ngày tết tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên. 

Ngoài ra, bánh tết cổ truyền còn mang ý nghĩa văn hóa truyền thống đặc trưng ở Việt Nam. Câu chuyện bắt đầu sự tích bánh chưng bánh dày mà trẻ em được nghe và học từ rất sớm. 

Tuy nhiên, thời gian qua đi, nét phong tục tập quán từng miền có sự thay đổi, bánh cổ truyền ngày tết của mỗi miền cũng theo đó mà có sự khác biệt. 

Bánh chưng, bánh tét 

Bánh chưng, bánh tét 

 

Bánh cổ truyền ngày tết

Miền Bắc 

Bánh chưng

  • Nguyên liệu bánh chưng được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt, hành, tiêu. Bánh luộc chín có vị dẻo thơm của thịt, bùi của đỗ. 
  • Bánh chưng được gói bằng lá dong.

Miền Trung 

Bánh Tét

  • Nguyên liệu gói bánh tét tương tự bánh chưng. Tuy nhiên, bánh tét được gói bằng lá chuối, ăn cùng lá kim (củ cải, cà rốt, dưa leo ngâm mắm đường) . 

Miền Nam 

Bánh Tét

  • Bánh tét miền Nam gói dài được chết biến nhân đa dạng. Bánh tét miền Nam có thể sử dụng nhân truyền thống hoặc các loại nhân hiện đại khác hay nhân chay. 

Mâm cỗ ngày tết 3 miền 

Sự khác nhau giữa tết 3 miền còn nằm ở mâm cỗ tết 3 miền. Mâm cỗ tết từng miền sẽ mang nét đặc trưng văn hóa riêng của mỗi miền. Do đó, nhìn vào mâm cỗ, bạn có thể dễ dàng nhận biết được: đây là mâm cỗ ở miền nào. 

Mâm cỗ ngày tết miền Nam 

Mâm cỗ ngày tết miền Nam 

Các món ăn ngày tết 3 miền có sự khác biệt cụ thể như:

Miền Bắc 

Các món ăn ngày tết miền Bắc thường được bày biện rất cẩn thận, chu đáo và có phần màu sắc hơn miền Trung hay miền Nam. Một số món cơ bản có trong mâm cơm ngày tết:

  • Bánh chưng.

  • Giò.

  • Thịt gà.

  • Nem.

  • Canh măng.

  • Dưa hành,... 

Miền Trung 

Mâm cơm ngày tết miền Trung tương đối đơn giản, song, vẫn đầy đủ và trang trọng khi kính lễ thắp hương. Ngoài ra, đặc trưng của mâm cơm tết miền trung là bánh tráng và rau cuốn. Các món đặc ăn đặc trưng vào dịp Tết miền Trung:

  • Măng xào thịt.

  • Giá xào.

  • Mít trộn.

  • Các món cuốn.

Miền Nam 

Mâm cơm tết miền Nam có phần phong phú và màu sắc không kém mâm cỗ miền Bắc. Các món đặc trưng ở miền Nam: 

  • Món nem

  • Lòng heo khìa

  • Giò heo

  • Lạp xưởng tươi

  • Gỏi,...

Ngoài các món ăn cơm hàng ngày, mâm cỗ Tết miền Nam còn đặc trưng với: 

  • Lỗ tai heo ngâm giấm.

  • Tôm khô củ kiệu,...

Mâm ngũ quả ngày tết 3 miền

Mâm ngũ quả là một trong những phần không thể thiếu trong phong tục ngày tết 3 miền. Song, sự khác nhau giữa tết 3 miền cũng thể hiện rất độc đáo ở mâm ngũ quả. Tùy thuộc theo từng mùa, theo từng loại hoa quả mà cách bày biện mâm ngũ quả sẽ khác nhau:

Mâm ngũ quả ngày tết có gì?

Mâm ngũ quả ngày tết có gì?

Miền Bắc 

Mâm ngũ quả miền Bắc bắt buộc phải có 3 loại quả: chuối, bưởi, quýt (hoặc cam). Ngoài ra, các loại quả được kết hợp có thể tùy chọn cho đa dạng màu sắc: táo, xoài,...

Miền Trung 

Mâm ngũ quả miền Trung thường có những loại quả phổ biến như: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Đặc biệt người miền Trung không bày cam với quan niệm “cam đành quýt đoạn”. 

Miền Nam 

Mâm ngũ quả miền Nam thường có đủ các loại: mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, sẽ có thêm những loại quả tùy chọn cho mỗi gia đình cho đủ màu sắc phong phú. Mâm ngũ quả miền Nam đặc biệt khi đọc các loại quả sẽ liên tưởng đến câu: ““cầu vừa đủ xài” là điều mà mọi gia đình đều mong ước vào dịp đầu năm. 

Hoa tết 3 miền 

Hoa đặc trưng tết 3 miền là một trong những phần không thể thiếu mỗi dịp xuân sang. Hoa không chỉ đóng vai trò như một vật phẩm trang trí cho gia đình mà nó chính là cái hồn của ngày tết. Mỗi dịp Tết đến cứ bắt gặp hoa khoe sắc trên từng con phố là người dân đã thấy náo nức không khí mùa xuân về. 

Hoa tết 3 miền 

Hoa tết 3 miền 

Vậy phong tục ngày tết 3 miền đặc trưng với những loài hoa nào?

Miền Bắc 

Đào, quất là 2 loại cây cảnh đặc trưng nhất trong ngày tết miền Bắc. Đào và quất rất hợp với khí hậu lạnh, rét của ngày tết miền Bắc. Hoa đào với cánh mỏng, hồng đậm nhạt tùy loài khoe sắc tỏa hương khắp nhà. Cây quất thế cũng là cây chơi tết được nhiều gia đình miền Bắc lựa chọn. 

Miền Trung, miền Nam 

Cả miền Trung và miền Nam đều có thú chơi cây tết giống nhau, đó là hoa mai. Hoa mai ngày tết rực rỡ sắc vàng, đại diện cho một năm mới nhiều thành công và may mắn. Ngoài hoa mai, người miền Trung hay miền Nam còn chọn chơi nhiều loại hoa tết khác: cúc, thủy tiên, hoa lay ơn,...

Phong tục du xuân ngày tết

Ngoài ẩm thực ngày tết, hoa ngày tết, tết 3 miền có gì khác biệt nữa không? Đó chính là phong tục du xuân ngày tết. Mỗi miền sẽ có truyền thống du xuân ngày tết khác nhau. Sự khác nhau giữa tết 3 miền trong phong tục du xuân được thể hiện chi tiết dưới đây:

Phong tục chúc tết miền Bắc dịp đầu năm 

Phong tục chúc tết miền Bắc dịp đầu năm 

Miền Bắc 

Người miền Bắc có phong tục chúc tết gắn liền với câu nói: “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”. Theo đó, sáng mùng 1 gia đình sẽ đến bên nhà nội để chúc tết, mùng 2 sẽ chúc tết bên ngoại, mùng 3 chúc tết thầy. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống hiện đại ngày nay có nhiều thay đổi, nhiều gia đình không đi chúc tết mùng 1 mà chọn đi chùa hay đi du xuân, sau đó mới trở lại chúc tết. 

Miền Trung 

Ngày tết miền Trung, người dân thường có truyền thống, phong tục đi tảo mộ, lễ chùa, để cầu chúc cho một năm bình an, may mắn. 

Mùng 2, mùng 3 tết, người dân miền Trung mới bắt đầu đi chúc tết họ hàng, người thân. 

Miền Nam 

Khác hoàn toàn miền Bắc và miền Trung, miền Nam lại không quá chú trọng việc chúc tết. Ngày tết Miền Nam chủ yếu được sử dụng để vui chơi, ăn uống. 

Người miền Nam có suy nghĩ phóng khoáng hơn, chủ yếu là chọn các hoạt động du lịch hay thăm quan vào ngày tết. 

Kiêng kỵ ngày tết 3 miền 

Kiêng kỵ điều gì trong ngày tết giữa 3 miền cũng có sự khác biệt. Do đó, hãy ghi nhớ những điều kiền kỵ trong ngày tết mỗi miền dưới đây để có cách hành xử đúng nhất vào dịp tết. 

Kiêng quét nhà ngày tết 

Kiêng quét nhà ngày tết 

Miền Bắc 

Người miền Bắc kiêng: cho lửa, cho nước, kiêng làm vỡ bát, kiêng ăn đồ ăn có tên gọi xấu: khổ qua, mực,...

Miền Trung 

Người miền Trung kiêng kỵ tương tự như những việc làm mà người miền Bắc kiêng. Tuy nhiên, về thực phẩm, người miền Trung còn đặc biệt kiêng các món chế biến từ: tôm, thịt vịt, thịt chó,...

Miền Nam 

Khác hoàn toàn với người miền Bắc, người miền Nam lại ăn khổ qua vào ngày tết với ý nghĩa: khổ nhọc sẽ qua đi. 

Ngoài ra, những điều kiêng kỵ khác ở miền Bắc và miền Trung đều được người miền Nam áp dụng. 

Như vậy, với sự xa cách về mặt địa lý, văn hóa đã tạo nên những sự khác nhau giữa tết 3 miền. Đây cũng chính là điểm tạo nên sự độc đáo và đa dạng cho ngày Tết ở Việt Nam. Để chuẩn bị đón một cái tết bình an, may mắn, bạn đừng quên tra cứu thời tiết Tết Nguyên Đán 2023 trước khi bắt đầu những kế hoạch du xuân đầu năm của mình nhé. Chúc bạn có một năm mới thuận lợi, vạn sự như ý. 

Chuyên mục: Tết Nguyên Đán 

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow