4 giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí ở Hà Nội cấp thiết nhất
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày càng gia tăng. Từ những ngày cuối năm, thời tiết thay đổi với các đợt không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chạm mốc top 4 địa phương chỉ số ô nhiễm không khí cao trên thế giới. Ngay sau đó vài ngày, chất lượng không khí mới được cải thiện thì đầu tháng 1 (12/1), đợt gió mùa mới xuất hiện khiến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng xấu. Điều gì đang xảy ra với không khí thủ đô và cần làm gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí?
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội - làm gì để bảo vệ sức khỏe
Ô nhiễm không khí - Hà Nội nín thở
Trong những ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã đạt mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống của người dân. Theo các số liệu từ ứng dụng theo dõi chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội đang ở mức xấu, lan rộng trên nhiều khu vực và các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương.
Chất lượng không khí Hà Nội trong trạng thái “Không lành mạnh” và “Rết không tốt”
Cụ thể, tại Hà Nội, chất lượng không khí ở các khu vực quan trắc như Đại học Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng), đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) và công viên Nhân Chính (Thanh Xuân) đều ghi nhận mức ô nhiễm xấu.
Sáng ngày 12/1, thông qua cổng thông tin quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đã xuất hiện một số điểm có chất lượng không khí ở mức kém và xấu. Các khu vực đáng chú ý bao gồm xã An Khánh (huyện Hoài Đức) với chỉ số AQI là 151, xã Vân Hà (huyện Đông Anh) đạt 145, thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) là 147, xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) có chỉ số AQI 143, và phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) ở mức 123.
Cùng thời điểm, ứng dụng Air Visual ghi nhận Hà Nội đứng thứ 9 trong số hơn 100 thành phố trên toàn thế giới với chỉ số AQI trung bình lên tới 172 vào lúc 10 giờ sáng.
Đặc biệt, nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại Hà Nội đã vượt mức 17.1 lần giá trị hướng dẫn hằng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một con số cực kỳ đáng lo ngại đối với sức khỏe của người dân.
Tình trạng bụi mịn tầng không ở Hà Nội
Theo nhận định của TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ngày càng trầm trọng và nếu không có các biện pháp quyết liệt ngay lập tức, hậu quả sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Những con số và thực trạng trên là lời cảnh báo cấp bách về tình hình ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Chúng ta cần có những hành động mạnh mẽ hơn, ngay từ bây giờ, để giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
4 giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Theo TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, Hà Nội và các địa phương ở miền Bắc đang trong "mùa ô nhiễm không khí" nghiêm trọng nhất năm, thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 hằng năm. Vì vậy, người dân nên thường xuyên theo dõi các ứng dụng quan trắc chất lượng không khí để có giải pháp bảo vệ sức khỏe kịp thời.
Dưới đây là 4 giải pháp cấp thiết được đưa ra:
-
Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm: Theo nghiên cứu xác định giao thông đường bộ là nguồn thải lớn nhất (chiếm hơn 56%). Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã xây dựng đề án khu vực phát thải thấp (LEZ) - hạn chế các phương tiện giao thông phát thải, tăng cường sử dụng điện, năng lượng xanh.
-
Hoàn thiện hệ thống quan trắc chất lượng không khí: Các trạm quan trắc đảm bảo tập trung cung cấp các chỉ số chất lượng không khí kịp thời, liên tục. Điều này giúp phục vụ quá trình cải thiện chất lượng không khí kịp thời.
-
Tăng mảng xanh: Trồng cây xanh, cải tạo đô thị.
-
Học hỏi kinh nghiệm các nước phát triển Bangkok, Bắc Kinh và Seoul.
Tăng cường không gian xanh, cải thiện ô nhiễm không khí
Ngoài những giải pháp mang tính vĩ mô, mỗi người dân có thể chủ động bảo vệ sức khỏe, hạn chế ô nhiễm không khí ở Hà Nội bằng cách:
-
Thường xuyên tra cứu chất lượng không khí hàng ngày: TẠI ĐÂY
-
Hạn chế tối đa tiếp xúc với không khí ô nhiễm: hạn chế ra đường vào giờ cao điểm, đeo khẩu trang lọc bụi, đeo kính mắt chống bụi,...
-
Sử dụng máy lọc không khí trong các môi trường sinh hoạt và làm việc.
-
Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng thông qua chăm sóc dinh dưỡng và tập luyện thể thao.
Các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí (Nguồn ảnh: TTXVN)
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội sẽ dần được cải thiện nhờ những giải pháp tích cực của các cơ quan chức năng và ý thức của người dân trong sinh hoạt, tham gia giao thông.
Đừng quên cập nhật chất lượng không khí hàng ngày tại Thoitiet24h để có những hành động thiết thực, chăm sóc sức khỏe, cải thiện chất lượng không khí.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *