Cấp độ động đất cao nhất là bao nhiêu? Các thang đo cấp độ động đất
Động đất không phải lúc nào cũng có mức độ tàn phá như nhau, mà được phân loại theo cấp độ động đất để đánh giá mức rung chấn và tác động của nó. Từ những trận động đất nhỏ, hầu như không cảm nhận được, đến những cơn địa chấn mạnh có thể gây sụp đổ công trình, thang đo động đất giúp con người hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của từng trận động đất.
Động đất có mấy cấp độ?
Cấp độ động đất theo thang đo Richter
Thang đo Richter (ký hiệu ML) do Charles F. Richter phát minh năm 1935 giúp xác định cường độ động đất dựa trên năng lượng phát ra từ tâm chấn. .
Đây là thang đo logarit dùng để đo biên độ sóng địa chấn. Điều này có nghĩa là mỗi cấp độ sẽ tăng thêm 1 đơn vị tương đương với năng lượng giải phóng tăng lên khoảng 31.6 lần.
Chẳng hạn như một trận động đất mạnh 6.0 độ Richter sẽ mạnh hơn 31,6 lần so với trận 5.0 Richter về năng lượng giải phóng.
Các cấp độ rủi ro thiên tai do động đất theo thang Richter
Theo thang đo này:
-
Dưới 2.0 (Vi động đất): Động đất siêu nhỏ, con người không cảm nhận được.
-
2.0 – 3.9 (Yếu): Động đất nhẹ, có thể gây rung lắc nhẹ, ít thiệt hại.
-
4.0 – 4.9 (Nhẹ): Động đất gây ra thiệt hại nhẹ, con người có thể cảm nhận.
-
5.0 - 5.9 (Trung bình): Động đất gây ra thiệt hại trung bình tới nặng.
-
6.0 – 6.9 (Mạnh): Động đất mạnh, gây sập công trình yếu.
-
Trên 7.0 (Cực mạnh): Động đất cực mạnh, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng trên diện rộng.
Tuy nhiên điểm hạn chế của thang đo này đó là nó không phản ánh chính xác các trận động đất lớn và diễn ra quá xa máy đo địa chấn.
Ngoài ra, giới hạn của thang đo là khoảng 7 độ Richter nên kết quả đo gần như bị bão hòa với các trận động đất mạnh hơn mức này.
Ưu và nhược điểm của thang đo Richter
Cấp độ động đất theo thang đo Mô-men (Mw)
Thang đo Moment (Moment Magnitude Scale – Mw) là thang đo hiện đại và chính xác hơn, được các nhà khoa học sử dụng rộng rãi thay thế thang Richter.
Nó đánh giá cường độ động đất dựa trên tổng năng lượng giải phóng, bao gồm diện tích đứt gãy và độ dịch chuyển của mảng kiến tạo.
Động đất có bao nhiêu cấp độ?
Cách phân loại cấp độ của động đất tương tự như thang Richter, nhưng độ chính xác cao hơn đối với động đất lớn (trên 7.0).
Vì vậy, hầu hết các trận động đất mạnh hiện nay đều được đo bằng thang đo Mô-men thay vì thang Richter.
Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết động đất
Cấp độ động đất theo thang đo Mercalli (MMI)
Khác với Richter và Moment, thang đo Mercalli (Modified Mercalli Intensity – MMI) đánh giá mức độ ảnh hưởng của động đất lên con người và công trình, thay vì đo năng lượng.
Thang đo này được phát triển vào những năm 1930 và chia động đất thành 12 cấp độ, từ I (không cảm nhận được) đến XII (hoàn toàn phá hủy, mọi thứ đổ sập).
Cụ thể như sau:
Cấp động đất theo thang đo Mercalli
Địa chấn kế xưa và nay
Địa chấn kế là thiết bị dùng để phát hiện, ghi lại và đo lường các rung động của mặt đất do động đất hoặc các nguồn dao động địa chấn khác gây ra.
Thiết bị này giúp các nhà khoa học nghiên cứu đặc điểm của động đất, từ đó đưa ra các cảnh báo và dự đoán chính xác hơn.
Trong lịch sử, địa chấn kế đầu tiên được phát minh vào năm 132 SCN bởi Trương Hành, một nhà khoa học Trung Quốc.
Thiết bị này sử dụng một hệ thống con lắc và bình chứa để phát hiện hướng của rung động địa chấn.
Hình ảnh mô phỏng địa chấn kế
Đến thế kỷ 19, các nhà khoa học phát triển các địa chấn kế cơ học, sử dụng con lắc và kim ghi trên giấy cuộn để ghi lại các sóng địa chấn.
Ngày nay, địa chấn kế hiện đại hoạt động dựa trên cảm biến điện tử và kỹ thuật số, cho phép ghi nhận các rung động nhỏ với độ chính xác cao hơn nhiều.
Các hệ thống địa chấn tiên tiến có thể truyền dữ liệu thời gian thực đến trung tâm nghiên cứu, giúp theo dõi và dự báo động đất hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các website dự báo thời tiết cũng có thể cung cấp thông tin cập nhật thiên tai theo từng phút, từng giờ, giúp người dân chuẩn bị ứng phó kịp thời.
Để theo dõi tình hình động đất và các hiện tượng thời tiết cực đoan, bạn có thể theo dõi ThoiTiet24h và tìm hiểu thêm về cách ứng phó nên làm gì khi động đất.
Website ThoiTiet24h
Tạm kết
Từ thang đo Richter, Moment đến Mercalli, mỗi hệ thống đều cung cấp thông tin quan trọng về cường độ, cấp độ động đất và mức độ nguy hiểm của hiện tượng này. Để bảo vệ bản thân và giảm thiểu rủi ro, hãy luôn cập nhật thông tin từ các trang dự báo thời tiết và trang bị kiến thức về cách ứng phó khi động đất xảy ra.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Bài viết liên quan

Những dấu hiệu nhận biết động đất và mẹo thoát thân khẩn cấp

10 Bình luận
Động đất mạnh bao nhiêu độ thì gây ra sóng thần
Động đất có độ lớn trên 6,5 độ richter xảy ra trên biển sẽ có khả năng gây ra sóng thần.
Động đất 5 độ có ảnh hưởng gì không?
Đây là mức độ trung bình. Không gây thiệt hại đến thiệt hại nhẹ cho các công trình được thiết kế tốt. Mọi người đều cảm nhận thấy động đất
Động đất ở myanmar bao nhiêu độ
Trận động đất đó mạnh 7.7 độ
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
7.7 độ đã đáng sợ như thế thì động đất có cường độ cao hơn nữa đáng sợ như nào nữa
Trận động đất 9.5 độ ở Chile năm 1960 làm chết hơn 5000 người đó bạn. Gần như là phá hủy hết toàn bộ thành phố
Đáng sợ quá
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *