thoitiet24h

Mưa Đá Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Sắp Xảy Ra Mưa Đá Bạn Nên Biết

17/01/2025 - Lượt xem: 52
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Mưa đá là gì? Hiện tượng mưa đá có nguy hiểm không? Những lý giải hiện tượng tự dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thế nào là mưa đá và mưa đá xuất hiện khi nào? Đặc biệt, đừng bỏ lỡ kiến thức về các biện pháp phòng tránh tác hại của mưa đá được nhắc đến cuối bài.

 Mưa đá là gì?

Mưa đá là gì?

Mưa đá là gì?

Mưa đá là hiện tượng tự nhiên đặc biệt. Mưa dạng hạt nước đá hoặc cục băng với hình dáng và kích thước khác nhau. 

Thông thường, kích thước của mưa đá khoảng 5mm. Tuy nhiên, một số trường hợp, kích thước mưa đá có thể lên đến hàng chục cm. Hình dạng mưa đá thường là hình cầu không cân đối. 

 Mưa đá là một hiện tượng thời tiết cực đoan 

Mưa đá là một hiện tượng thời tiết cực đoan 

Khi mưa đá xuất hiện thường rơi cùng với những hạt mưa rào. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện mưa đá không kéo dài. Thông thường mưa đá chỉ diễn ra trong khoảng 5 - 10 phút và lâu nhất khoảng 20 phút. 

Nguyên nhân hình thành mưa đá

Nguyên nhân hình thành mưa đá được xác định là do: hàm lượng hơi nước trong không khí cao các dòng không khí lên xuống mãnh liệt (đối lưu). 

Cụ thể, khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí cao, không khí sẽ trở nên rất bất ổn và dễ bị xáo trộn mạnh.

Dòng không khí chuyển động lên cao mang theo khối mây nóng và ẩm, khiến chúng bay lên rất cao, thậm chí vượt qua cả lớp không khí đối lưu.

Khi càng lên cao, nhiệt độ sẽ giảm dần cho đến khi đạt mức 0°C. Lúc này, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành các giọt nước, rồi đóng băng.

Khi các hạt băng đủ lớn và vượt qua lực hút của trái đất, chúng sẽ rơi xuống mặt đất và tạo thành mưa đá.

 Cơ chế hình thành mưa đá là gì?

Cơ chế hình thành mưa đá là gì?

Bên cạnh thắc mắc mưa đá là gì, nhiều người còn băn khoăn vì sao mưa đá có lúc trong lúc đục? 

Nguyên nhân là: các hạt mưa đá sẽ va chạm với giọt nước đóng băng trên bề mặt của hạt mưa đá khác

Lúc này, nếu nước đóng băng ngay lập tức khi va chạm với hạt mưa đá, nước đá sẽ vẩn đục do còn bọt khí sẽ bị giữ lại trong lớp băng.

Ngược lại, nếu nước đóng băng từ từ, nước đá sẽ trong do bọt khí đã thoát ra ngoài. 

Các dạng mưa đá 

Khái niệm và lý giải bên trên đã giải thích rõ ràng mưa đá là gì và nguyên nhân hình thành mưa đá. 

Vậy, mưa đá có mấy loại? Đá từ mưa đá có kích thước khác nhau, xuất hiện từ trong cơn dông mạnh, cường độ lớn. 

Mưa đá được phân loại theo kích thước viên đá rơi xuống. Theo đó, sẽ có 2 loại mưa đá:

  • Mưa đá nhỏ: Hạt mưa đá nhỏ có đường kính xấp xỉ 5mm. 

  • Mưa đá thường: Là những hạt mưa đá trong suốt hoặc vẩn đục. Mưa đá thường rơi từ trong đám mây hoặc rơi rời rạc với kích thước lớn hơn từ 5 - 50mm. 

Mưa đá thường xuất hiện khi nào? ở đâu? 

Nguyên nhân hình thành mưa đá là do một phần các đợt Frông lạnh di chuyển nhanh và mạnh.

Do đó, thời điểm thường xuyên xuất hiện mưa đá là từ tháng 3 - tháng 5. Ngoài ra, cũng có khi mưa đá xuất hiện sớm hơn trong khoảng tháng 1 - tháng 5. 

Ngoài ra, mưa đá được hình thành trong các đám mây giông bão. Đây là nơi có luồng khí mạnh, phạm vi thẳng đứng lớn, hàm lượng nước ở thể lỏng cao.

Không chỉ vậy, các giọt nước ở đây kích thước lớn và nơi có phần lớn lớp mây ở dưới nhiệt độ đóng băng (0 °C; 32 °F).

 Mưa đá xuất hiện ở các tỉnh vùng núi Việt Nam 

Mưa đá xuất hiện ở các tỉnh vùng núi Việt Nam 

Hiện tượng mưa đá thường xảy ra ở địa hình vùng núi, bán sơn địa giáp núi, giáp biển. Ở đồng bằng cũng có khi xuất hiện mưa đá nhưng tần suất ít hơn.

Việt Nam sở hữu địa hình đồi núi đan xen nên khả năng xảy ra mưa đá khắp mọi nơi, nhất là trong mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. 

Những dấu hiệu dự báo và nhận biết mưa đá 

Bên cạnh khái niệm mưa đá là gì và nguyên nhân hình thành mưa đá, hãy ghi nhớ thêm những dấu hiệu nhận biết mưa đá dưới đây: 

  • Mưa đá thường chỉ xảy ra trong các cơn dông tô mạnh. 

  • Tần suất xuất hiện mưa đá trong các cơn dông thực tế chỉ khoảng 10%. 

  • Hạt mưa đá khi rơi có vận tốc rất lớn, khó tránh: khoảng 30 - 60m/s. Cá biệt có trường hợp mưa đá rơi với vận tốc 90m/s. 

Mưa dông lớn là dấu hiệu nhận biết nguy cơ xuất hiện mưa đá

Mưa dông lớn là dấu hiệu nhận biết nguy cơ xuất hiện mưa đá

Đây là những dự báo và dấu hiệu nhận biết mưa đá cơ bản nhất. Do xuất hiện bất ngờ và khó lường trước nên mưa đá tương đối nguy hiểm và khó phòng tránh. 

Nội dung dưới đây sẽ làm rõ những tác hại của mưa đá và gợi ý một vài biện pháp dành cho bạn chưa biết mưa đá là gì? phòng tránh như thế nào? 

Mưa đá có nguy hiểm không?

Như đã nhắc ở trên, xuất hiện bất ngờ và khó lường nên mưa đá có thể gây ra rất nhiều thiệt hại ngoài dự tính khi xảy ra. 

  • Mưa đá gây hư hỏng tài sản: Với kích thước và trọng lượng, tốc độ của các viên mưa đá, nó có thể xé toạc mái nhà, làm vỡ cửa sổ,... Mưa đá có thể làm hư hỏng các phương tiện giao thông di chuyển trên đường. Bên cạnh đó, có thể hủy hoại các mùa màng, ảnh hưởng nghiệm trọng đến sản xuất nông nghiệp. 

 Mưa đá gây thiệt hại về người và của

Mưa đá gây thiệt hại về người và của

  • Mưa đá gây thiệt hại về người và vật nuôi: Hiện tượng mưa đá bất ngờ có thể gây thương tích nặng cho người, vật nuôi nếu di chuyển ngoài trời. Đặc biệt các hạt mưa đá kích thước lớn có thể gây tử vong khi đập vào đầu hay cơ thể. Ngoài ra, tác hại của mưa đá sau khi xảy ra là vô cùng nguy hiểm. Nước từ những hạt mưa đá ngấm vào nguồn nước tiêu dùng có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. 

Đến đây, phần nào bạn đã hiểu được mưa đá là gì và có tác hại như thế nào? Tuy nhiên, hiện tượng tự nhiên này lại rất khó dự báo và có sự chuẩn bị kịp thời.

Do đó, hãy ghi nhớ một vài biện pháp phòng tránh, giảm thiểu tác hại của mưa đá dưới đây:

Các biện pháp phòng tránh tác hại của mưa đá

Để phòng tránh tác hại của mưa đá và cập nhật các phương pháp xử lý sau khi xuất hiện mưa đá, hãy ghi nhớ những điều này: 

 Các biện pháp phòng tránh mưa đá 

Các biện pháp phòng tránh mưa đá 

  • Thường xuyên cập nhật các bản tin dự báo thời tiết các tin cảnh báo hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Điều này sẽ giúp bạn luôn chủ động phòng ngừa được các hiện tượng thời tiết xấu nói chung và mưa đá nói riêng. 

  • Thiết lập hệ thống chống sét, cột thu lôi tại nơi có nơi có các công trình, nhà cửa, nơi đặt các máy móc thiết bị, cột điện, ăng ten, ống khói. 

  • Lao động sản xuất hoặc chăn thả gia súc bên ngoài, khi thấy có các dấu hiệu mưa dông, sét lớn, cần tìm nơi trú ngụ và phân tán đàn gia súc. 

  • Ngắt nguồn các thiết bị tiêu thụ điện khi thấy có dấu hiệu mưa dông lớn. 

  • Với các thiết bị, phương tiện giao thông để bên ngoài trời, cần sử dụng các loại bạt khí chắc chắn để bảo vệ, che chắn. 

Đây là những biện pháp phòng chống cơ bản để hạn chế tác hại và rủi ro nguy hiểm do mưa đá gây ra. Đừng quên lưu lại và ghi nhớ sử dụng khi cần thiết. 

Với nội dung giải thích mưa đá là gì, nguyên nhân hình thành mưa đá và thông tin liên quan đến mưa đá kể trên, mong rằng, bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích cho cuộc sống.

Đặc biệt, hãy thường xuyên truy cập ThoiTiet24h để cập nhật thêm nhiều nội dung du lịch, văn hóa, giải trí và kinh nghiệm thú vị. Không chỉ thế, ThoiTiet24h còn là kênh thông tin cung cấp tin tức chỉ số thời tiết và cảnh báo hiện tượng thời tiết xấu kịp thời mà bạn không nên bỏ lỡ. 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Mưa đá dự báo điềm gì?
Mưa đá là hiện tượng tự nhiên bất thường và hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm cần lưu ý. Mưa đá thường xuất hiện từ tháng 1 - tháng 5. Do đó, cần lưu ý các biện pháp phòng tránh rủi ro mưa đá trong thời gian này. Ngoài ra, mưa đá không mang điềm báo gì có đặc biệt về mặt tâm linh.
Tuyết hình thành như thế nào?
Khác với mưa đá, tuyết là hiện tượng tự nhiên hình thành khi các tinh thể băng nhỏ trong mây dính lại với nhau. Từ đó tạo thành bông tuyết. Nếu đủ các tinh thể dính lại với nhau, những bông tuyết sẽ đủ nặng và rơi xuống đất.
Mưa đá kéo dài bao lâu?
Thông thường, mưa đá sẽ kết thúc nhanh chóng trong khoảng 5 - 10 phút. Tuy nhiên, cũng có khi mưa đá kéo dài khoảng 20 - 30 phút.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow