Nguyên Nhân Gây Ra Sấm Sét Là Gì? Vì Sao Xuất Hiện Ngày Càng Nhiều?
Sấm sét không chỉ là hiện tượng tự nhiên bình thường mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây ra sấm sét là gì? Những yếu tố nào kích thích sự phóng điện trong khí quyển? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hơn trong bài viết này!
Vì sao có hiện tượng sấm sét?
Nguyên nhân gây ra sấm sét là gì?
Sấm sét là gì? Đây là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi cũng xuất hiện trong bão bụi hoặc các trận phun trào núi lửa.
Trước khi khoa học giải thích hiện tượng sấm sét bằng các nguyên lý vật lý, con người đã có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc của nó.
Lý luận cổ đại
Trong nhiều nền văn hóa cổ đại, sấm sét được xem là biểu hiện của sức mạnh thần linh, thường gắn liền với sự trừng phạt hoặc quyền uy tối thượng. Dưới đây là một số lý luận cổ đại về sự hình thành của sấm sét:
-
Hy Lạp cổ đại: Người Hy Lạp tin rằng thần Zeus – vị thần tối cao của Olympus – sử dụng tia sét như một vũ khí để bảo vệ trật tự và trừng phạt những kẻ xúc phạm thần linh.
Nguyên nhân gây ra sấm sét theo lý luận cổ đại
-
La Mã cổ đại: Tương tự, thần Jupiter được cho là vị thần kiểm soát sấm sét và thường dùng nó để bày tỏ sự phẫn nộ hoặc gửi đi những cảnh báo thiêng liêng.
-
Bắc Âu: Trong thần thoại Bắc Âu, thần Thor – vị thần sấm sét – sở hữu chiếc búa Mjölnir có thể tạo ra tia chớp và sấm vang trời mỗi khi ngài vung búa.
-
Trung Quốc: Trong thần thoại Trung Hoa, Lôi Chấn Tử là chúa tể sấm sét. Ông có ngoại hình dữ tợn với đôi cánh lớn, thường cưỡi mây và tạo ra sấm chớp để trừng phạt kẻ ác hoặc giữ gìn trật tự thiên giới.
Sự tích sấm sét
Bên cạnh những lý luận thần thoại, nhiều quốc gia như Việt Nam còn lưu truyền câu chuyện dân gian giải thích sự xuất hiện của sấm sét.
Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam, ngày xửa ngày xưa, chằn Ramasua và tiên nữ Mêkhala cùng theo học phép thuật.
Sự tích sấm sét ở nước ta
Một ngày, đạo sĩ giao cho họ nhiệm vụ thu thập một chén sương mai để nhận thưởng. Mêkhala nhanh trí dùng vỏ cây thấm sương và được ban tặng viên ngọc thần giúp nàng bay lên trời.
Trong khi đó, Ramasua chậm chạp, chỉ nhận được một chiếc búa thần với điều kiện phải nhắm mắt khi sử dụng.
Ghen tị với Mêkhala, Ramasua luôn tìm cách tấn công nàng. Mỗi khi trời mưa, Mêkhala bay lên trời cùng ánh sáng viên ngọc, còn Ramasua ném búa để đuổi theo.
Nhưng do phải nhắm mắt, hắn luôn đánh trượt, tạo ra tia chớp và tiếng nổ vang trời.
Từ đó, mỗi khi có mưa giông, trận chiến giữa họ lại diễn ra, gây nên hiện tượng sấm sét mà con người vẫn thấy ngày nay.
Lý giải khoa học
Nguyên nhân gây ra sấm sét dưới góc nhìn khoa học đó là do những luồng không khí bốc lên và đi xuống bị đốt nóng không đều.
Hơi nước nóng bốc lên, ngưng tụ và đóng băng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
Năng lượng này làm cho không khí bốc lên nhanh hơn và các giọt nước trong đó bị cọ xát rất mạnh vào các tinh thể băng từ trên rơi xuống sinh ra tĩnh điện.
Khoa học giải thích nguyên nhân gây ra sấm sét
Sau đó, những dòng không khí đi lên mạnh mẽ và không đều làm cho các hạt nước ở phần bên dưới của đám mây bị tán nhỏ và vỡ vụn.
Những phần nhỏ bên ngoài của hạt nước bị tách ra mang điện âm, phần còn lại lớn hơn mang điện dương.
Các hạt nước lớn mang điện dương tập trung ở phần trước và các điện âm tập trung ở những hạt nước nhỏ được dòng không khí cuốn tời các phần khác của đám mây.
Sự tích điện trái dấu của các phần giữa các đám mây hoặc một đám mây gây ra hiện tượng phóng điện hay còn được biết đến là chớp.
Mặt đất giống như một đám mây khổng lồ mang điện âm nên thường xảy ra hiện tượng phóng điện từ các đám mây dông xuống những nơi nhô cao của mặt đất, tạo thành sét.
Tác hại của sấm sét là gì?
Sấm sét không chỉ là hiện tượng thiên nhiên bình thường mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho con người, động vật và tài sản.
Dưới đây là một số tác hại nghiêm trọng mà sấm sét có thể gây ra:
Sấm sét có thể đe dọa tính mạng con người
-
Gây nguy hiểm đến tính mạng con người
Sét đánh trực tiếp có thể gây bỏng nặng, tổn thương hệ thần kinh, thậm chí tử vong.
Ngay cả khi không đánh trúng trực tiếp, dòng điện lan truyền qua mặt đất hoặc vật dẫn điện cũng có thể gây nguy hiểm cho người ở gần.
VÌ thế, việc nhận biết các dấu hiệu sắp bị sét đánh là rất quan trọng.
-
Thiệt hại kinh tế
Sét có thể đánh trúng nhà cửa, cột điện, trạm biến áp, gây hư hỏng thiết bị điện, chập cháy và mất điện trên diện rộng.
Những công trình cao tầng hoặc khu vực ít cây cối thường có nguy cơ bị sét đánh cao hơn.
-
Gây cháy rừng và hỏa hoạn
Khi sét đánh vào cây cối hoặc khu vực có vật liệu dễ cháy, nó có thể gây ra các vụ cháy rừng nghiêm trọng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khô hanh.
Những đám cháy do sét gây ra thường lan rộng nhanh chóng, rất khó kiểm soát.
Sét có thể gây hỏa hoạn
-
Ảnh hưởng đến giao thông và hệ thống liên lạc
Sét có thể làm hỏng hệ thống viễn thông, đường truyền internet, gây nhiễu loạn tín hiệu liên lạc.
Ngoài ra, trong điều kiện mưa giông kèm sấm sét, tầm nhìn bị giảm sút, làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông.
Với những tác hại nghiêm trọng này, việc phòng tránh sét là vô cùng quan trọng để bảo vệ an toàn cho con người và tài sản.
Tìm hiểu thêm về tại bài viết “Cách phòng chống sấm sét”.
Vì sao sấm sét ngày càng xuất hiện nhiều?
Không khí ấm và độ ẩm rất quan trọng đối với giông bão. Chính vì thế, chúng thường xảy ra vào mùa xuân và mùa hè, sét cũng thường xuất hiện trong khoảng thời gian này.
Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ toàn cầu tăng, làm cho không khí trở nên ấm hơn, giữ ẩm nhiều hơn.
Độ ẩm tăng thêm khoảng 7% khi nhiệt độ tăng thêm 1°C, làm gia tăng khả năng xảy ra dông bão và nhiều sấm sét hơn.
Sấm sét ngày càng xuất hiện nhiều
Yếu tố bề mặt cũng khiến cho sấm sét xảy ra ngày càng nhiều. Các khu vực đất sét, có độ dẫn điện tốt cũng dễ xuất hiện sét hoặc dưới lòng đất chứa nhiều kim loại như đồng, quặng sắt, nhôm.
Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn, mùa giông tại Việt Nam tương đối dài, số ngày dông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ giông trung bình là 250 giờ một năm. Mỗi năm, Việt Nam hứng chịu 2 triệu cú sét.
Tạm kết
Sấm sét là hiện tượng thiên nhiên mạnh mẽ nhưng đầy nguy hiểm. Hiểu được nguyên nhân gây ra sấm sét, tác hại và các biện pháp phòng tránh sét sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân và người thân tốt hơn trong mùa mưa bão. Để luôn nắm bắt thông tin thời tiết chính xác và kịp thời, đừng quên thường xuyên cập nhật tại ThoiTiet24h.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *