Sương mù là gì? Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi sương mù
Sương mù là gì? Hiện tượng tự nhiên thường thấy này tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm. Những hé lộ về tác hại của sương mù và các loại sương mù hiếm thấy dưới đây sẽ đưa đến những góc nhìn mới về hiện tượng sương mù. Đặc biệt, đừng bỏ qua những lời khuyên khi gặp sương mù từ các chuyên gia thời tiết phía dưới.
Hiện tượng sương mù là gì?
- Sương mù là gì?
- Nguyên nhân hình thành sương mù?
- Vì sao xuất hiện sương mù?
- Vì sao sương mù hay xuất hiện nhiều vào mùa đông ?
- 4 loại sương mù thường gặp
- Sương mù bình lưu
- Sương mù bức xạ
- Sương mù bốc hơi
- Sương mù frônt
- Sương mù quang hóa - mối nguy hại của thế giới hiện đại
- Sương mù quang hóa là gì?
- Nguyên nhân hình thành sương mù quang hóa?
- Hậu quả của sương mù quang hóa
- Tác hại của sương mù với đời sống
- Cách ứng phó với sương mù - lời khuyên chuyên gia
- Ở cấp độ 1:
- Ở cấp độ 2:
Sương mù là gì?
Câu hỏi “Sương mù là gì?” là thắc mắc của rất nhiều người về hiện tượng thời tiết đặc biệt này.
Theo giải thích của TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường):
“Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát bề mặt Trái đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Sương mù là một trong số hơn 20 loại hình thiên tai thường gặp ở Việt Nam. Thực tế, những ngày xuất hiện sương mù bao phủ ở Hà Nội không phải là hiếm”.
Hiện tượng sương mù
Khái niệm sương mù còn được giải nghĩa như sau: “Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát bề mặt trái đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Thông thường, sương mù có màu trắng, tại một số khu vực có thể có màu vàng đục hoặc màu xám.”
Một định nghĩa khác về sương mù, bạn có thể tham khảo: “Sương mù bao gồm các hạt nước siêu nhỏ hoặc các tinh thể băng được nén chặt trong không khí hoặc gần mặt đất.”
Vậy, điều kiện hình thành sương mù là gì và tại sao trời có sương mù? Hãy tìm hiểu một vài nguyên nhân được tổng hợp dưới đây.
Nguyên nhân hình thành sương mù?
Tại sao có sương mù? Và vì sao sương mù thường xuất hiện vào mùa đông? Những lý giải khoa học dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Vì sao xuất hiện sương mù?
Như đã nhắc đến ở phần định nghĩa, việc xuất hiện hiện tượng sương mù là do hoạt động của hơi nước.
Khi hơi nước bắt đầu ngưng tụ, các phân tử nước kết hợp với nhau tạo thành các hạt nước nhỏ trong không khí. Lượng lớn các hạt nước nhỏ ở tầng không như vậy sẽ tạo thành một lớp sương mù dày đặc.
Sương mù hình thành như thế nào
Sương mù là hiện tượng tự nhiên thường thấy, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ gặp. Việc hình thành sương mù cần đảm bảo các điều kiện:
-
Độ ẩm tương đối của không khí ở mức cao.
-
Nhiệt độ không khí ở mức thấp.
-
Tốc độ gió yếu hoặc nhẹ.
Sự có mặt đầy đủ của 3 yếu tố trên sẽ góp phần tạo nên hiện tượng sương mù.
Vì sao sương mù hay xuất hiện nhiều vào mùa đông ?
Khác với một số hiện tượng tự nhiên khác, sương mù không thường xuyên xuất hiện mà thường chỉ xuất hiện vào mùa đông. Vậy, tại sao sương mù thường xuất hiện vào mùa đông?
Mùa đông là một trong bốn mùa của thời tiết khu vực phía Bắc. Với đặc trưng độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp vào mùa đông chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sương mù gia tăng. Không chỉ vậy, sức gió mùa đông tương đối yếu, thậm chí nhiều ngày lặng gió. Đây chính là cơ hội cho hiện tượng sương mù hình thành.
Sương mù dày đặc vào mùa đông ở các vùng núi cao
Theo nhận định của Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Hoàng Phúc Lâm:
"Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông."
Đây cũng là thời điểm diễn ra Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Do đó, vào những ngày đầu năm mới, sáng sớm miền Bắc thường xuất hiện sương mù lạnh. Và hiện tượng này chỉ dần biết mất khi nhiệt độ trong ngày tăng dần, hửng nắng.
4 loại sương mù thường gặp
Nhiều người chỉ bắt gặp sương mù với hình thức như một màn mây dày đặc, bao phủ không khí. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều loại sương mù khác nhau trong tự nhiên. Phổ biến nhất là 4 loại sương mù dưới đây.
Sương mù bình lưu
Sương mù bình lưu được hình thành từ khối không khí nóng di chuyển trên các mặt đệm trải dưới lạnh đi.
Sương mù bình lưu
Một khối nghịch nhiệt được tạo ra từ khối không khí nóng. Sương mù bình lưu được tạo từ mặt đất đến ranh giới của khối nghịch nhiệt này. Để làm rõ hơn sương mù là gì và phân loại sương mù bình lưu, người ta chia thành 2 loại chính:
-
Sương mù bình lưu nóng: Đây là sương mù xuất hiện khi không khí bị lạnh đi khi mặt đệm lạnh hơn nó. Sương mù bình lưu nóng hình thành trong khối không khí nóng ẩm (khi khối không khí nhiệt đới biển đi vào đất liền). Đây chính là loại sương mù phổ biến ở nước ta trong các tháng mùa lạnh.
-
Sương mù bình lưu lạnh: đây là loại sương mù xuất hiện trên một khoảng nước khi có hơi nước bốc hơi từ mặt nước ấm vào không khí lạnh. Trên đất liền thường thấy sương mù bình lưu lạnh ở khu vực ao, hồ,..
Sương mù bức xạ
Sương mù bức xạ là gì? Để giải thích khái niệm sương mù là gì này, hãy tham khảo định nghĩa dưới đây:
Sương mù bức xạ thường xuất hiện trong khoảng áp cao lạnh lục địa. Hiện tượng này xảy ra vào thời kỳ đầu và giữa mùa đông khi không khí tương đối ẩm, nhiệt độ thấp và trời quang mây.
Sương mù bức xạ
Sự phát triển của sương mù bức xạ chịu ảnh hưởng một phần bởi sức gió:
-
Khi lặng gió, sương mù bức xạ hình thành trong lớp không khí sát mặt đất (cách mặt đất từ 2-5 m) trên mặt nước và trong thung lũng.
-
Khi tốc độ gió lớn hơn: khoảng 2-3m/s thì sương mù bức xạ phát triển thành một lớp dày hơn (độ cao từ 100-150m).
Lớp sương này thường tan đi cùng lớp nghịch nhiệt sát mặt đất. Do đó, sương mù bức xạ thường xuất hiện vào nửa đêm về sáng và biến mất hoàn toàn khi mặt trời xuất hiện.
Sương mù bốc hơi
Sương mù bốc hơi là gì? Hình thành như thế nào?
Sương mù bốc hơi là một trong 4 loại sương mù phổ biến. Sương mù bốc hơi hình thành khi nhiệt độ ở mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ của lớp không khí bên trên của nó.
Sương mù bốc hơi
Như vậy quá trình hình thành sương mù bốc hơi được diễn ra như sau: khi nhiệt độ của lớp không khí bên trên mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ mặt nước thì sự bay hơi xảy ra. Khi độ ẩm không khí phía trên đã đạt đến trạng thái bão hòa, lượng hơi nước thừa ngưng kết tạo thành sương mù.
Sương mù frônt
Sương mù frônt xuất hiện trong trường hợp khi frônt nóng đi qua có mưa, nhờ sự bay hơi của các giọt nước mưa nên không khí gần mặt đất sẽ bão hòa.
Sương mù front
Lúc này áp suất giảm nhanh, không khí giãn nở đoạn nhiệt và lạnh đi. Do đó, hơi nước ở sát mặt đất dễ ngưng kết lại thành sương mù.
Sương mù quang hóa - mối nguy hại của thế giới hiện đại
Bên cạnh khái niệm sương mù là gì và các loại sương mù phổ biến, thì có một thuật ngữ cũng được rất nhiều người quan tâm “sương mù quang hóa”. Khác hoàn toàn với khái niệm sương mù và không phải gây ra do tác động của độ ẩm, nhiệt độ không khí, nhưng “sương mù quang hóa” lại vô cùng nguy hiểm.
Sương mù quang hóa là gì?
Khác với sương mù tự nhiên, sương mù quang hóa là một dạng khói trắng tạo ra từ phản ứng giữa các chất gây hại cho không khí trong quá trình sản xuất công nghiệp và khí thải công nghiệp.
Sương mù quang hóa
Sương mù quang hóa tạo nên một lớp khói trắng dày đặc, không chỉ che lấp tầm nhìn mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nguyên nhân hình thành sương mù quang hóa?
Hiện tượng sương mù quang hóa thường thấy ở các khu tập trung sản xuất công nghiệp, các thành phố lớn - nơi lưu lượng khói bụi và khí thải cao.
Theo giải thích khoa học: “Sương mù quang hóa được hình thành do các chất khí NOx, CnHm thải ra từ động cơ phương tiện đi lại, chất thải công nghiệp. Kết hợp với ánh nắng mặt trời, hai chất này xảy ra những phản ứng hóa học tạo ra khí ozone (O3), các loại aldehyde, acid Nitricperoxyd,...
Khói bụi giao thông và khí thải gây ra hiện tượng sương mù quang hóa
Khi nồng độ các khí thải này trong không khí cao và ánh nắng mặt trời gay gắt, hiện tượng sương mù quang hóa xuất hiện.
Có thể coi sương mù quang hóa là một dạng ô nhiễm không khí gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hoạt động đời sống.
Hậu quả của sương mù quang hóa
Khác với hiện tượng sương mù tự nhiên, sương mù quang hóa mang đến nhiều hậu quả cho sức khỏe con người và sinh vật:
Trực tiếp tiếp xúc với sương mù trong thời gian dài gây nguy hại cho sức khỏe hô hấp
-
Sương mù quang hóa làm suy giảm chức năng hô hấp ở người thường xuyên tiếp xúc với nó.
-
Sương mù quang hóa là một phần nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hô hấp ở người: viêm phế quản, ho kéo dài, khó thở, hen,...
-
Với tự nhiên, sương mù quang hóa gây suy giảm môi trường sinh vật, thực vật. Một số cây nhạy cảm với ozone như cà chua, rau bina… sẽ bị đốm nâu trên bề mặt lá, sau chuyển sang màu vàng.
-
Hiện tượng sương mù quang hóa kéo dài sẽ phá hủy hệ thực vật, gây mất cân bằng sinh thái.
Do đó, cần phân biệt rõ sương mù và sương mù quang hóa để có những biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Tác hại của sương mù với đời sống
Không nguy hại như sương mù quang hóa nhưng hiện tượng sương mù cũng gây ra rất nhiều bất tiện trong đời sống.
-
Hiện tượng sương mù kéo dài khiến khói bụi và các chất độc hại tích tụ trong không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sương mù kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ hô hấp
-
Sương mù dày đặc kéo dài là điều kiện cho vi khuẩn, virus hay các bệnh lây nhiễm qua không khí, đường hô hấp phát triển.
-
Đặc biệt với những người mắc các vấn đề đau nhức mỏi cơ, xương khớp, khi gặp sương mù có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
-
Phương mù gây cản thầm nhìn phương tiện giao thông, gây nguy hiểm trong quá trình di chuyển.
► Bỏ túi ngay: Lưu ý khi lái xe đường sương mù, 99% bác tài quên điều này
Cách ứng phó với sương mù - lời khuyên chuyên gia
Trước những tác hại của sương mù, việc ghi nhớ các lời khuyên của chuyên gia thời tiết khi gặp sương mù là cực kỳ quan trọng. Hiện tượng sương mù được chia thành các cấp độ gây rủi ro:
Ở cấp độ 1:
-
Cảnh báo sương mù dày đặc, tầm nhìn xa dưới 50m trở lên, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên biển, trên sông trên đường cao tốc hoặc khu vực sân bay.
-
Cảnh báo rủi ro thiên tai do sương mù dày đặc, tầm nhìn xa từ 50m trở lên, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông hoặc đường đèo núi.
Ở cấp độ 2:
Cảnh báo sương mù dày đặc, tầm nhìn xa dưới 50m, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên đường cao tốc hoặc khu vực sân bay.
Đeo khẩu trang và lái xe an toàn khi di chuyển trong sương mù
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia khuyến cáo các biện pháp bảo vệ an toàn khi gặp sương mù bao gồm:
-
Không nên di chuyển quá sớm ngoài đường.
-
Trong trường hợp di chuyển ngoài sương mù, cần sử dụng khẩu trang y tế để ngăn chặn khí độc, ô nhiễm trong sương.
-
Trong trường hợp gặp các dấu hiệu bệnh hô hấp: khó thở khi đi trong sương mù, tức ngực,... cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
-
Giữ ấm cơ thể khi đi trong sương mù, đảm bảo vệ sinh cá nhân thường xuyên sau khi đi về từ sương mù.
-
Với lái xe, cần tuân thủ các quy tắc tốc độ an toàn khi di chuyển trong sương mù.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng thời tiết sương mù: sương mù là gì và các biện pháp phòng tránh sương mù, bảo vệ an toàn. Mong rằng, những thông tin hữu ích này sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều kỹ năng bổ ích trong cuộc sống. Để đảm bảo an toàn khi di chuyển và ngoài trời, đừng quên thường xuyên cập nhật dự báo thời tiết hàng ngày tại ThoiTiet24h. Các chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, tầm nhìn, tốc độ gió,... sẽ giúp bạn có hành trình thuận lợi, bình an.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *