Ohio

3oC

Nhiều mây, trời âm u

0 mm

Lượng mưa

Cách chăm sóc da mặt dầu hiệu quả, chuẩn khoa học

25/10/2024 - Lượt xem: 282
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Chăm sóc da mặt dầu không đúng cách khiến da tiết ra nhiều dầu và hình thành mụn trứng cá. Để chăm sóc đúng cách, bạn cần biết nguyên nhân gây nên tình trạng da dầu và cách khắc phục phù hợp. Hãy cùng Thời tiết 24h tìm hiểu các bước chăm sóc da dầu dưới đây để có một làn da sạch nhờn và khỏe đẹp.

Hướng dẫn cách chăm sóc da dầu tối ưu

Hướng dẫn cách chăm sóc da dầu tối ưu

Những điều cần biết về da mặt dầu

Để chăm sóc da dầu hiệu quả, bạn cần có những kiến thức về loại da này. Điều này giúp bạn lựa chọn được sản phẩm chăm sóc phù hợp nhất cho làn da. Từ đó, bạn có thể thực hiện quy trình chăm sóc da dầu một cách hiệu quả, khoa học và tối ưu nhất. 

Da dầu là gì?

 Tình trạng da dầu (da nhờn)

Tình trạng da dầu (da nhờn)

Da dầu (da nhờn) là tình trạng tuyến bã nhờn tiết ra lượng dầu quá mức cần thiết. Trong đó, bã nhờn được tạo ra từ chất béo. Bã nhờn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp độ ẩm cho da. Tuy nhiên, nếu lượng dầu được tiết ra quá mức sẽ gây ra tình trạng da dầu.

Nguyên nhân gây ra da dầu

 Da dầu thường có lỗ chân lông to hơn da khô, da thường 

Da dầu thường có lỗ chân lông to hơn da khô, da thường 

Da dầu là tình trạng da mặt khiến nhiều chị em cảm thấy tự ti. Đồng thời, việc chăm sóc loại da này cũng vô cùng khó khăn. Vậy nguyên nhân dẫn đến da dầu là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng da dầu ở các chị em phụ nữ: 

  • Do di truyền: Da thường có xu hướng di truyền qua thế hệ. Do đó, nếu cha mẹ có da dầu, con cái có khả năng cao được di truyền loại da này. 

  • Do tuổi tác: Ở độ tuổi thanh thiếu niên, da sẽ tiết nhiều dầu nhờn. Tuy nhiên, da có xu hướng sản sinh ít dầu ở các độ tuổi cao hơn.

  • Do môi trường sống và các mùa trong năm: Môi trường là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến làn da. Da thường đổ nhiều dầu hơn vào mùa hè hay tại khí hậu nóng ẩm.

  • Do các lỗ chân lông lớn: Các lỗ chân lông lớn dần do sự thay đổi của tuổi tác, cân nặng hoặc da đã từng nổi mụn. Những yếu tố này khiến cho da bạn đổ nhiều dầu hơn so với những làn da bình thường.

  • Do dùng sản phẩm skincare không phù hợp: Nếu bạn dùng sản phẩm dưỡng da với kết cấu kem dày sẽ khiến da dầu không được thông thoáng. Điều này gây giãn nở lỗ chân lông và kích thích tiết dầu nhờn nhiều hơn. 

  • Do chăm sóc da thái quá: Việc quá lạm dụng sữa rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết sẽ khiến cho da tiết nhiều dầu hơn.

  • Do bỏ qua bước dưỡng ẩm: Để tránh cho da bị khô, bạn nên chú trọng dưỡng ẩm khi sử dụng các hoạt chất đặc trị như Salicylic Acid, Benzoyl Peroxide hay Retinol. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ hoặc dạng nước, dạng gel.

Tác hại của da mặt bị dầu

Tất cả bụi bẩn ngoài môi trường có thể được giữ lại bởi dầu thừa trên da. Các chất có trong bụi bẩn sẽ làm da bị kích ứng hoặc gây viêm da.

Dầu nhờn tiết ra quá nhiều có thể làm bít tắc lỗ chân lông. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn bã nhờn hoạt động. Nếu lượng vi khuẩn quá nhiều sẽ phá hủy nang lông, chuyển hóa mụn trứng cá thành mụn mủ, mụn bọc,… gây vết thâm sau mụn và sẹo rỗ. 

 Những tác hại của da mặt bị dầu

Những tác hại của da mặt bị dầu

Bên cạnh đó, da dầu dễ bắt nắng hơn so với các loại da khác. Do đó, làn da khá xỉn màu và sần sùi. Người có làn da dầu thường khó khăn hơn trong việc chăm sóc da mặt. Bởi vì loại da này rất nhạy cảm và dễ hình thành những vấn đề về mụn nhọt.

Phân loại và chăm sóc da mặt bị dầu

Da dầu được phân loại dựa vào mức độ tiết dầu và nguyên nhân gây ra tình trạng da dầu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại da dầu này để có những cách chăm sóc da mặt phù hợp nhất. 

 Hướng dẫn phân loại da mặt bị dầu

Hướng dẫn phân loại da mặt bị dầu

Loại da dầu/ Đặc điểm

Da dầu không bài tiết được

Da dầu vì bài tiết thái quá

Da dầu vì thiếu nước

Nhận dạng

Loại da không bóng nhờn, da sần sùi, lốm đốm đen sờ vào rất cứng

Da mặt bóng nhờn, lỗ chân lông giãn nở và dễ hình thành các loại mụn viêm.

Lượng dầu tiết ra nhiều vừa phải

Khắc phục

Cần sử dụng sữa rửa mặt chuyên dụng để làm sạch lớp dầu nhờn thừa. Đồng thời, bạn nên tẩy tế bào chết thường xuyên để loại bỏ lớp sừng sần sùi trên da. 

Bạn cần che chắn cẩn thận khi ra đường để tránh bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập. Bạn nên duy trì rửa mặt đều đặn 2 lần/ 1 ngày và có chế độ sinh hoạt khoa học. 

Bạn cần hạn chế tiết dầu, cân bằng da và thực hiện dưỡng ẩm cho da. 

Các bước chăm sóc da dầu an toàn, tối ưu

Để sở hữu làn da trắng đẹp như ý, bạn cần có một quy trình chăm sóc da mặt dầu chuyên sâu và khoa học. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được phương pháp chăm sóc da mặt bị dầu hiệu quả nhất. Dưới đây là tổng hợp các bước chăm sóc da dầu được các chuyên gia da liễu khuyến cáo: 

Tẩy trang

 Tẩy trang là bước chăm sóc da mặt dầu hiệu quả 

Tẩy trang là bước chăm sóc da mặt dầu hiệu quả 

Khác với những làn da khác, da dầu luôn sản sinh lượng dầu nhờn nhiều hơn, nhất là ở vùng chữ T. Mồ hôi và khói bụi sẽ khiến lỗ chân lông tắc nghẽn. Vì thế, tẩy trang là bước cơ bản và quan trọng nhất trong cách chăm sóc da mặt dầu tại nhà. Tẩy trang đúng cách giúp da hấp thụ hiệu quả các dưỡng chất ở những bước skincare tiếp theo. 

Rửa mặt

 Rửa mặt là bước chăm sóc da mặt dầu quan trọng

Rửa mặt là bước chăm sóc da mặt dầu quan trọng

Với da dầu, làm sạch da là bước không thể thiếu để loại bỏ lượng dầu thừa và thông thoáng lỗ chân lông. Vì thế, việc chọn sữa rửa mặt phù hợp cũng rất quan trọng. Bạn không nên chọn sản phẩm rửa mặt có độ kiềm cao mà nên chọn loại sữa rửa mặt lành tính, dịu nhẹ. Khi rửa mặt, bạn nên massage thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn hại cho da.

Dùng toner cân bằng da

 Thoa toner giúp chăm sóc da mặt bị dầu

Thoa toner giúp chăm sóc da mặt bị dầu

Sau khi rửa mặt, da dầu thường bị khô căng hơn vì da bị mất cân bằng độ pH. Thế nên để cân bằng độ ẩm cho da, bạn cần bổ sung nước hoa hồng (hay gọi là toner). Sử dụng toner giúp cân bằng độ pH trên da. Đồng thời, toner còn có tác dụng làm sạch những bụi bẩn ẩn sâu dưới lỗ chân lông.

Loại bỏ tế bào chết

Các lớp tế bào chết là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại và bụi bẩn. Theo thời gian, chúng tích tụ và làm bít tắc lỗ chân lông. Để giúp lỗ chân lông thông thoáng, ngăn ngừa mụn thì bạn nên tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần. Bên cạnh đó, da mặt lúc này rất nhạy cảm nên bạn cần chú ý trong việc chăm sóc da mặt sau khi tẩy tế bào chết.

Thêm treatment đặc trị vào quy trình dưỡng da

 Bước treatment giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu 

Bước treatment giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu 

Bạn nên thực hiện bước treatment. Đây là bước cung cấp dưỡng chất chuyên sâu để cải thiện các vấn đề về da của bạn. Nếu da sản sinh nhiều dầu thừa, bạn có thể bổ sung thêm Niacinamide vào quy trình chăm sóc da mặt của mình. 

Tuy nhiên, treatment là sản phẩm đặc trị với nồng độ cao hơn các sản phẩm dưỡng da thông thường. Do đó, bạn cần hạn chế sử dụng một lúc nhiều loại treatment. Điều này có thể dẫn đến tình trạng da bị “quá tải”, dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. 

Thoa kem dưỡng

 Kem dưỡng giúp cung cấp độ ẩm và bảo vệ da dầu 

Kem dưỡng giúp cung cấp độ ẩm và bảo vệ da dầu 

Kem dưỡng giúp nuôi dưỡng, cung cấp độ ẩm cho da và bảo vệ da tránh những tác động xấu từ môi trường. Khi lựa chọn kem dưỡng cho da dầu, bạn nên ưu tiên sản phẩm với kết cấu gel mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh giúp làm thông thoáng lỗ chân lông.

Sử dụng kem chống nắng

 Kem chống nắng là bước cần thiết để chăm sóc da dầu 

Kem chống nắng là bước cần thiết để chăm sóc da dầu 

Mọi bước chăm sóc da mặt dầu sẽ không có hiệu quả lớn nếu không sử dụng kem chống nắng. Bôi kem chống nắng hàng ngày bất kể ra ngoài hay ở trong nhà. Bởi làn da cũng có thể chịu tác động tia UV từ các bức xạ trên màn hình các thiết bị điện tử.

Kem chống nắng giúp bạn tránh bị sạm da khi chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Đồng thời, sản phẩm này hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng lão hóa hiệu quả. Bạn nên loại kem chống nắng chuyên biệt cho da dầu để không gây nhờn dính khi sử dụng.

Lựa chọn các loại sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da

Khi tìm kiếm sản phẩm chăm sóc da, bạn nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm giàu chất dưỡng ẩm, vitamin và chất chống lão hóa. Đồng thời, bạn cần hạn chế dùng những sản phẩm tạo cảm giác nhờn dính và gây kích ứng cho làn da.

Một quy trình chăm sóc da mặt dầu hiệu quả nhất với những sản phẩm dành riêng cho da dầu được review như sau: “Tẩy trang - Rửa mặt – Toner – Tinh chất serum – Kem dưỡng – Mặt nạ dưỡng da”.

 Lựa chọn các loại sản phẩm chăm sóc da phù hợp với da dầu 

Lựa chọn các loại sản phẩm chăm sóc da phù hợp với da dầu 

Ngoài ra, để giúp làn da kiềm dầu một cách hiệu quả nhất bạn có thể để ý thêm một số mẹo dưới đây.

  • Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Bạn nên bổ sung nhiều rau cần, xà lách, cà rốt, pho mát trắng, đậu, cam, táo và các loại rau xanh dưới dạng thức ăn và nước ép. Nếu không muốn da trở nên bóng nhờn, bạn phải tránh xa các loại thịt mỡ, đồ ăn dầu mỡ, đồ ngọt và các chất kích thích. 

  • Nếu thường xuyên trang điểm, bạn cần chọn một loại nước tẩy trang sạch sâu để loại bỏ lớp trang điểm sau đó mới rửa mặt. Đặc biệt, bạn không nên trang điểm nếu đang áp dụng cách chăm sóc sau khi căng da mặt bằng chỉ. Bởi việc này có thể khiến da bị tổn thương một cách nghiêm trọng. 

Một số cách hạn chế dầu da mặt

Dầu thừa trên da quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề về da như lỗ chân lông to, nổi mụn... Vậy làm cách nào để kiểm soát mức độ tiết dầu cho da nhờn? Hãy cùng tham khảo một số chia sẻ dưới đây để biết cách chăm sóc da mặt dầu đúng cách nhé!

Giấy thấm dầu

 Giấy thấm dầu giúp hạn chế dầu trên da 

Giấy thấm dầu giúp hạn chế dầu trên da 

Không phải lúc nào bạn cũng có thể rửa mặt, đặc biệt là khi đang ở bên ngoài. Do đó, việc chuẩn bị một túi giấy thấm dầu nhỏ trong túi là rất tiện ích. Giấy thấm dầu sẽ lấy đi lớp dầu thừa bóng loáng trên làn da bạn giúp bạn thấy khô thoáng và dễ chịu hơn. 

Rửa mặt

 Rửa mặt 2 lần/ 1 ngày để hạn chế da dầu 

Rửa mặt 2 lần/ 1 ngày để hạn chế da dầu 

Rửa mặt là một cách hữu hiệu để loại bỏ lớp dầu thừa và bụi bẩn trên da mặt. Tuy nhiên, để rửa mặt đúng cách bạn phải đảm bảo rằng:

  • Sử dụng sữa rửa mặt chuyên dụng với nhiệt độ nước phù hợp.

  • Không sử dụng sữa rửa mặt có thành phần tẩy rửa mạnh gây kích ứng và làm khô da.

  • Không chà xát mạnh hay dùng những dụng cụ rửa mặt thô sơ, nó sẽ kích thích ma sát tiết dầu nhiều hơn nữa.

Kem chống nắng kiểm soát nhờn

 Kem chống nắng hỗ trợ kiềm dầu 

Kem chống nắng hỗ trợ kiềm dầu 

Để lựa chọn kem chống nắng chuyên biệt cho da dầu, bạn cần ưu tiên những yếu tố như sau:

  • Loại kem chống nắng vật lý có chứa thành phần như zinc oxide và titanium oxide. Đây là những hoạt chất lành tính, nhẹ dịu khó làm kích ứng da ở mọi điều kiện. 

  • Chất kem chống nắng dạng sữa, dạng xịt sẽ thẩm thấu nhanh vào da, không gây tắc nghẽn lỗ chân lông và giúp làn da thông thoáng trong thời gian dài.

  • Hạn chế chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng quá cao. Bởi vì những sản phẩm này nó có thể gây kích ứng đối với làn da dầu.

Hạn chế sử dụng thực phẩm kích thích da tiết dầu nhờn

 Hạn chế ăn thực phẩm kích thích da tiết dầu nhờn

Hạn chế ăn thực phẩm kích thích da tiết dầu nhờn

Để kiểm soát sự tiết bã nhờn trên làn da, bạn nên tránh những thực phẩm sau:

  • Sữa

  • Cafein, chất kích thích

  • Carbohydrate tinh chế

  • Chất béo có hại

  • Thực phẩm ngọt

  • Thức uống chứa cồn

  • Thức ăn cay

Dùng kem dưỡng ẩm

 Dùng kem dưỡng ẩm giúp hạn chế da tiết dầu nhờn 

Dùng kem dưỡng ẩm giúp hạn chế da tiết dầu nhờn 

Bạn đừng bao giờ nghĩ da dầu đã thừa dầu và không cần dưỡng ẩm. Đó là một quan điểm rất sai lầm. Da dầu sẽ càng tiết ra dầu nhiều hơn nếu không được dưỡng ẩm đúng cách. 

Do đó, bạn hãy chọn cho cho mình một loại kem dưỡng ẩm chất lượng và tương thích nhất với tình trạng da của mình. Việc dùng kem dưỡng ẩm phù hợp có tác dụng dưỡng ẩm, khóa ẩm. Từ đó giúp cho các bước skincare trước phát huy tác dụng hiệu quả nhất.

Hạn chế stress

 Hạn chế stress hỗ trợ kiểm soát dầu trên da 

Hạn chế stress hỗ trợ kiểm soát dầu trên da 

Stress là nguyên nhân gây rối loạn hormone và khiến cho lượng dầu tiết ra nhiều hơn. Chính vì thế, bạn nên thư giãn tinh thần, tránh để cho mình rơi vào tình trạng stress trong thời gian dài. Việc hạn chế stress giữ vai trò quan trọng trong cách chăm sóc da mặt dầu của bạn. 

Kết luận

Trên đây là tổng hợp về các bước chăm sóc da mặt bị dầu hiệu quả nhất. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ trang bị được cho mình những thông tin cần thiết để thực hiện chăm sóc da mặt dầu một cách tối ưu. Từ đó giúp cho làn da trở nên trắng sáng, mịn màng và đẹp rạng ngời. 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Có mặt nạ tự nhiên nào kiềm dầu tốt không?

Những mặt nạ thiên nhiên có khả năng kiềm dầu vô cùng hiệu quả và an toàn. Để đắp mặt nạ tự nhiên cho da dầu, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu như: cà chua, mật ong, lòng trắng trứng gà, sữa chua, đậu nành,... 

Tại sao sáng ngủ dậy mặt nhiều dầu?

Vào ban đêm, da mặt của bạn bị mất nước qua lớp biểu bì. Điều này khiến cho tuyến bã nhờn phải hoạt động mạnh mẽ và sản sinh lượng dầu nhiều hơn. Do đó, da mặt của bạn sau khi thức dậy sẽ có rất nhiều dầu. 

Làm sao biết da dầu đang thiếu nước?

Da dầu đang thiếu nước khác với những loại da dầu khác. Thông thường, da dầu thiếu nước có những biểu hiện như: tiết dầu nhiều, xuất hiện vùng sẫm màu, lớp trang điểm sần sùi, bị mốc,... 

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

10 Bình luận

Bộ lọc
  1. user_avatar

    Hải Linh

    Da dầu dễ bắt nắng thì nên làm gì?

    Gửi bình luận
    1. user_avatar

      Thời tiết 24h

      Để duy trì làn da trắng sáng, bạn nên hạn chế ra ngoài vào khung giờ mặt trời hoạt động mạnh nhất. Khi đi ra ngoài, bạn nên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và thoa lại sau 2 giờ nếu tiếp tục tiếp xúc với nắng. Đồng thời, kết hợp che chắn cẩn thận bằng khẩu trang, quần áo chống nắng, tất, mũ,…

      Gửi bình luận
  2. user_avatar

    Triệu Hà

    Khi nào nên dùng giấy thấm dầu?

    Gửi bình luận
    1. user_avatar

      Thời tiết 24h

      Giấy thấm dầu được dùng trong những trường hợp như người da dầu thường tiết quá nhiều dầu trên cằm, cánh mũi, trán da nhờn rít khó chịu. Hoặc dùng trong trường hợp sau khi trang điểm khoảng 2 tiếng phấn trang điểm sẽ kết hợp với dầu gây tạo độ bóng thậm chí là rửa trôi lớp phấn trang điểm, làm mất thẩm mỹ.

      Gửi bình luận
  3. user_avatar

    Minh Hương

    Nếu da mụn nhiều thì sử dụng giấy thấm dầu được không?

    Gửi bình luận
    1. user_avatar

      Thời tiết 24h

      Câu trả lời là không. Khi sử dụng giấy thấm lên vùng da mụn, vi khuẩn sẽ lây lan gây nên tình trạng mụn trầm trọng hơn. Thậm chí các nốt mụn sẽ bị sưng đỏ lên.

      Gửi bình luận
  4. user_avatar

    Phương Lan

    Dùng giấy thấm dầu nhiều có tốt không?

    Gửi bình luận
    1. user_avatar

      Thời tiết 24h

      Giấy thấm dầu tuy không gây hại cho da mặt nhưng bạn không nên lạm dụng nó. Da mặt cần 1 lượng dầu duy trì độ ẩm nhất định. Nếu thấm dầu quá thường xuyên sẽ khiến da bị khô và kích thích bài tiết dầu nhiều hơn.

      Gửi bình luận
  5. user_avatar

    Thanh Hương

    Da mặt dầu đúng là khổ, mùa hè nóng bức mà mặt lúc nào cũng bóng nhẫy :(((

    Gửi bình luận
    1. user_avatar

      Thời tiết 24h

      Để hạn chế tiết dầu trên da mặt và lên mụn, bạn kiên trì áp dụng các cách chăm sóc da mặt dầu được chia sẻ ở trên

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow