Cách tính 24 tiết khí: Tên gọi, Ý nghĩa, Thời gian tiết khí trong năm

22/02/2023 - lượt xem: 1258
Chia sẻ:
Đánh giá:5.0 - 50Lượt

24 tiết khí là cách dùng để phân chia mùa và các thời điểm chuyển giao thời tiết, sự vật, sự việc trong năm. Vậy, cách tính 24 tiết khí như thế nào? Cơ sở nào để phân loại 1 năm thành 24 tiết và ý nghĩa của mỗi tiết khí là gì? Lời giải đáp chi tiết sẽ có ngay dưới đây. 

Tìm hiểu cách tính 24 tiết khí

Tìm hiểu cách tính 24 tiết khí

Vì sao có 24 tiết khí?

Khái niệm tiết khí được xây dựng dựa trên quy luật chuyển động của mặt trời, mặt trăng và trái đất. Theo đó, sự di chuyển của các hành tinh và biến hóa của vũ trụ được cho là sẽ ảnh hưởng đến mọi nơi trên trái đất. 

Tiết khí từ đó được xác định theo vị trí quỹ đạo của trái đất khi di chuyển xoay xung quanh mặt trời. 

 24 tiết khí được ứng dụng nhiều trong cuộc sống

24 tiết khí được ứng dụng nhiều trong cuộc sống

Khái niệm tiết khí đã xuất hiện từ hơn 2000 năm trước ở khu vực Trung Nguyên, Trung Quốc. Sau này, tiết khí được ứng dụng đa dạng và lan truyền rộng rãi hơn với nhiều ý nghĩa:

  • Dùng xác định cột mốc giữa các mùa, thời điểm trong năm. 

  • Dùng phân chia các trạng thái thời tiết và sự giao thoa của các trạng thái thời tiết. 

  • Dùng xác định thời kỳ thay đổi của các sự vật, sự việc diễn ra trong không gian. 

  • Sau này, tiết khí được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, mùa vụ,....

Cách tính 24 tiết khí trong năm

Như vậy, khái niệm tiết khí được sử dụng rất đa dạng và phổ biến. Song, làm như thế nào để tính tiết khí và xác định được 24 tiết khí trong năm?

Cách tính 24 tiết khí dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Tiết khí được xác định là thời điểm kinh độ mặt trời ở các giá trị: 0°, 15°, 30°, 45°, 60°, ..., 345°. Tuy nhiên, cần xác định xem thời gian nào, kinh độ mặt trời sẽ đạt các giá trị này. 

Xác định ngày tiết khí

Chọn ngày chứa tiết khí cần xác định kinh độ mặt trời ở 0h sáng ngày hôm đó và 0h sáng ngày hôm sau. Nếu kinh độ tương ứng với tiết khí cần xác định thì ngày được chọn là chính xác. Nếu kinh độ lệch với tiết khí, cần chọn lại ngày theo công thức so với ngày trước đó và sau đó. 

 Xác định ngày diễn ra tiết khí

Xác định ngày diễn ra tiết khí

Tìm thời điểm tiết khí

Chọn mốc trên và dưới của tiết khí là 0h và 24h. Tính điểm giữa 2 mốc và tính kinh độ mặt trời tại điểm đó. Nếu kinh độ mặt trời nhỏ hơn kinh độ tiết khí thì tìm tiếp trong khoảng 0h - 12h. Nếu không, sẽ tìm trong khoảng 12h - 24h. Lập lại đến khi kinh độ mặt trời của 2 điểm mốc cách nhau không quá 0.001 độ. 

Lưu ý: Để tính kinh độ mặt trời tại một điểm, phải tìm  niên kỷ Julius JD của thời điểm đó.  

Cách tính như sau (sử dụng năm thiên văn (1 TCN là 0, 2 TCN là −1, 4713 TCN là −4712)):

a = [(14 - tháng)/ 12]

 y = năm + 4800 - a

 m= tháng + 12a - 3

JDN = ngày + [(153m + 2)/5] + 365y + [y/4] - [y/100] + [y/400] - 32045

Để tính niên kỷ Julius (Julian date), thêm giờ, phút, giây theo UT (Universal Time):

JD = JDN + (giờ - 12)/24 + phút/1440 + giây/86400

(Nếu giờ, phút, giây được tính theo giờ Hà Nội (UTC+7:00) thì kết quả phải trừ đi 7/24 ngày)

VÍ DỤ: Tìm ngày đông chí năm 2008

Kinh độ mặt trời ứng với Đông Chí là 270°

Khoảng ngày đông chí: 20/12-22/12. 

  • Thử ngày 20/12:

KĐMT lúc 0h sáng ngày 20/12/2008 là 268°.17811 và lúc 0h sáng 21/12/2008 là 269°.19634. Góc 270° nằm sau cả hai giá trị này, như vậy ta phải thử ngày hôm sau. 

KĐMT lúc 0h sáng ngày 20/12/2008 là 268°.17811 và lúc 0h sáng 21/12/2008 là 269°.19634. Góc 270° nằm sau cả hai giá trị này, như vậy ta phải thử ngày hôm sau. 

Tham khảo thêm: Lịch 24 tiết khí của Trung Quốc - ý nghĩa của tiết khí trong năm

Cách tính tháng theo tiết khí

Cách tính 24 tiết khí trên dùng để xác định ngày tiết khí chính xác trong từng tháng/ năm. Tuy nhiên, công việc tính tháng theo tiết khí tương đối phức tạp. Do đó, bạn có thể tham khảo lịch 24 tiết khí theo từng năm đã được tính sẵn. Thông tin trên các quyển lịch vạn sự hay lịch ngày hiện nay thường tích hợp nội dung về tiết khí và ngày mang tiết khí. 

Dưới đây là tổng hợp về thời gian xuất hiện của các tiết khí trong khoảng ngày dự kiến và ý nghĩa chi tiết của mỗi tiết khí theo mùa, theo tháng. 

Các tiết khí mùa xuân theo tháng 

Ứng dụng cách tính tháng theo tiết khí để phân chia các tiết khí mùa xuân:

Tên tiết khí

Tháng 

Góc mặt trời

Ý nghĩa

Lập Xuân 

(4/2 - 19/2) 

Tháng 2

315 độ

Đây là sự khởi đầu của mùa xuân, báo hiệu năm mới đến. Vũ trụ bước vào chu kỳ mới. 

Vũ Thủy 

(19/2 - 6/3)

Tháng 2

330 độ

Thời gian ẩm ướt, mưa nhiều, trời quang đãng, có gió xuân. 

Kinh Trập 

(7/3 - 21/3)

Tháng 3

345 độ

Thời điểm sâu bướm, sinh vật thức giấc, cây cối đâm chồi. 

Xuân Phân 

(21/3 - 4/4)

Tháng 3

0 độ

Thời điểm giữa xuân, bước sang ngày nắng ấm. 

Thanh Minh 

(4/4  - 2 0/4)

Tháng 4

15 độ

Khí hậu mát mẻ, cây cối đâm chồi, thời tiết quang đãng. 

Cốc Vũ 

(20/4 - 6/5)

Tháng 4

30 độ

Thời tiết mưa lớn, chuẩn bị chuyển sang hè. 

Các tiết khí mùa hạ theo tháng 

Ứng dụng cách tính 24 tiết khí để phân chia các tiết khí mùa hạ:

Tên tiết khí

Tháng 

Góc mặt trời

Ý nghĩa

Lập Hạ 

(6/5 – 21/5)

Tháng 5

45 độ

Đây là thời điểm chuyển giao từ mùa xuân sang mùa hạ, nắng nhiều hơn. 

Tiểu Mãn

(21/5 – 5/6 )

Tháng 5

60 độ

Đây là thời điểm có thể xảy ra mưa nhỏ, mưa nhiều theo từng đợt. 

Mang chủng 

( 5/6 – 21/6)

Tháng 6

75 độ

Thời điểm nông sản vào mùa, có thể bắt đầu thu hoạch. 

Hạ chí

(21/6 – 6/7 )

Tháng 6

90 độ

Thời điểm giữa hè, nắng nóng và oi bức bất thường. 

Tiểu thử

(7/7 – 22/7)

Tháng 7

105 độ

Giai đoạn nắng nhẹ trước khi chuyển mùa.

Đại thử

(22/7 – 8/8)

Tháng 7

120 độ

Tiết khí đại thử chuẩn bị có bão lớn. 

Các tiết khí mùa thu theo tháng 

Ứng dụng cách tính 24 tiết khí để phân chia các tiết khí mùa thu:

Tên tiết khí

Tháng 

Góc mặt trời

Ý nghĩa

Lập Thu

(7/8 – 22/8)

Tháng 8

135 độ

Thời điểm chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu, nắng bắt đầu dịu dần. 

Xử thử

( 23/8 – 7/9)

Tháng 8

150 độ

Tiết khí mưa ngâu, trời mát mẻ, mưa mỏng hạt. 

Bạch lộ

( 8/9 – 23/9 )

Tháng 9

165 độ

Thời tiết mát mẻ, bắt đầu có khí lạnh. 

Thu phân 

(23/9 – 7/10  )

Tháng 9

180 độ

Thời điểm giữa thu, cây bắt đầu thay lá. 

Hàn lộ

(8/10 – 23/10)

Tháng 10

195 độ

Thời tiết mát mẻ, bắt đầu có gió lạnh. 

Sương giáng

(23/10 – 6/11)

Tháng 10

210 độ

Bắt đầu có sương muối, sáng sớm lạnh buốt. 

Các tiết khí mùa đông theo tháng 

Ứng dụng cách tính 24 tiết khí để phân chia các tiết khí mùa đông:

Tên tiết khí

Tháng 

Góc mặt trời

Ý nghĩa

Lập Đông

(7/11 – 21/11)

Tháng 11

225 độ

Thời điểm bắt đầu mùa đông, thời tiết chuyển lạnh.

Tiểu Tuyết

( 22/11 – 7/12 )

Tháng 11

240 độ

Thời điểm bắt đầu có tuyết với lượng vừa và nhỏ. 

Đại Tuyết

(7/12 – 20/12 )

Tháng 12

255 độ

Thời điểm thời tiết có mưa tuyết lớn. 

Đông chí 

(21/12 – 5/1  )

Tháng 12

270 độ

Thời điểm giữa đông, ngày ngắn, đêm dài. 

Tiểu hàn

(5/1 – 20/1)

Tháng 1

285 độ

Thời điểm rét nhẹ trong năm, cảm giác buốt. 

Đại Hàn

(20/1 – 3/2)

Tháng 1

300 độ

Thời điểm lạnh nhất trong năm, lạnh sâu, buốt rõ. 

Có thể bạn chưa biết: Tổng hợp bài thơ về 24 tiết khí - Thơ và dịch nghĩa đầy đủ nhất

Kết luận

Cách tính 24 tiết khí trên đây sẽ giúp bạn hiểu về sự phân chia các tiết khí trong năm và ý nghĩa của mỗi tiết khí. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến thời tiết, hãy thường xuyên truy cập tại thoitiet24h.vn. 

Đánh giá:5.0 - 50Lượt
Chia sẻ:

10 Bình luận

Bộ lọc
  1. Thanh Bình

    Thanh Bình

    Tháng 4 là tiết gì?

    Gửi bình luận
    1. Gửi bình luận
  2. Việt Anh

    Việt Anh

    Mỗi tiết khí có bao nhiêu ngày?

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết 24h

      Thời tiết 24h

      Do làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày, nên khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau sẽ ở trong khoảng là 14-16 ngày.

      Gửi bình luận
  3. Nhật Minh

    Nhật Minh

    Thông tin hữu ích

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết 24h

      Thời tiết 24h

      cảm ơn bạn đã chia sẻ

      Gửi bình luận
  4. Kim Yến

    Kim Yến

    Tiết khí dùng để
    Dùng xác định cột mốc giữa các mùa, thời điểm trong năm.

    Dùng phân chia các trạng thái thời tiết và sự giao thoa của các trạng thái thời tiết.

    Dùng xác định thời kỳ thay đổi của các sự vật, sự việc diễn ra trong không gian.

    Sau này, tiết khí được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, mùa vụ,....

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết 24h

      Thời tiết 24h

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ

      Gửi bình luận
  5. Uyên Linh

    Uyên Linh

    Nhìn cách tính số liệu loằng ngoằng ghê, chả hiểu gì. Xem lịch vạn niên cho nhanh

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết 24h

      Thời tiết 24h

      Bên trên là công thức tính 24 tiết khí. Ngoài ra, phần dưới chúng tôi có để cập thời gian diễn ra từng tiết khí, bạn có thể tham khảo

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận