Cầu vồng mặt trăng: Hiện tượng quang học tuyệt đẹp giữa đêm tối
Cầu vồng mặt trăng là một hiện tượng tự nhiên hiếm gặp, xảy ra vào ban đêm khi ánh trăng phản chiếu qua những hạt nước trong không khí. Hãy cùng tìm hiểu xem hiện tượng này là gì và vì sao nó lại đặc biệt đến vậy nhé!
Giải thích hiện tượng cầu vồng mặt trăng
Hiện tượng cầu vồng mặt trăng là gì?
Cầu vồng mặt trăng Tiếng Anh là moonbow hay còn được gọi là cầu vồng ban đêm. Đây là một cầu vồng làm từ ánh sáng Mặt Trăng khúc xạ qua những hạt nước trong không khí chứ không phải ánh sáng Mặt Trời.
Đặc biệt, nó luôn nằm ở phía đối diện của bầu trời từ mặt trăng so với người quan sát.
Hiện tượng cầu vồng quanh mặt trăng
Cầu vồng mặt trăng trông như thế nào?
Cầu vồng ban đêm mờ hơn nhiều so với cầu vồng mặt trời bởi lượng ánh sáng nhỏ hơn phản chiếu từ bề mặt của mặt trăng.
Ánh sáng mặt trăng thường quá mờ để có thể kích thích các thụ thể màu hình nón trong mắt người, do đó mắt người rất khó để phân biệt màu sắc của cầu vồng ban đêm.
Chính vì thế, hiện tượng này thường có màu trắng và bạn có thể quan sát trong ảnh chụp phơi sáng với đầy đủ màu sắc.
Đọc thêm: Cầu vồng lửa
Cầu vồng mặt trăng như thế nào?
Điều kiện xuất hiện cầu vồng mặt trăng
Cầu vồng mặt trăng xuất hiện khi nào? Hiện tượng thiên văn học này chỉ xảy ra khi có sự kết hợp của 3 yếu tố sau:
-
Mặt Trăng phải ở gần nhất hoặc đúng với pha sáng nhất của nó. Muốn vậy, nó phải ở vị trí thấp trên bầu trời (độ cao dưới 42 độ).
-
Bầu trời đêm phải rất rất tối bởi chúng ta chỉ có thể quan sát được cầu vồng mặt trăng vào khoảng 2 - 3 giờ trước khi mặt trời mọc sau 2 - 3 giờ sau khi mặt trời lặn.
-
Phải có mưa rơi đối diện với mặt trăng.
Điều kiện hình thành cầu vồng bao quanh mặt trăng
Nếu bạn thắc mắc cầu vồng mặt trăng có hiếm không thì câu trả lời là có bởi nó phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhìn thấy nó khi mưa rơi vào lúc trăng tròn ở những vĩ độ cực đoan trong các tháng mùa đông, khi sự phổ biến của giờ tối tạo cơ hội nhiều hơn cho cầu vồng ban đêm.
Đọc thêm: Cầu vồng đôi
Những lần cầu vồng mặt trăng xuất hiện trên thế giới
Dù hiếm gặp nhưng hiện tượng cầu vồng ban đêm đã từng không ít lần xuất hiện và khiến nhiều người trầm trồ.
Chẳng hạn như vào ngày 20/11/2018, cầu vồng mặt trăng và cực quang đồng loạt xuất hiện trên bầu trời đêm ở Abisko, Thụy Điển, phía bắc Vòng Bắc Cực.
Cảnh tượng này sau đó đã được nhà sáng lập khu nghỉ dưỡng Lights Over Lapland – Chad Blakeley ghi lại:
Cầu vồng ban đêm ở Thụy Điển
Trước đó vào ngày 17/9/2016, một nhiếp ảnh gia người Anh đã ghi lại được hình ảnh cầu vồng ban đêm trên bầu trời North Yorkshire khi đang đi chụp ảnh siêu Mặt Trăng – hiện tượng xảy ra khi trăng tròn ở gần Trái Đất hơn bình thường.
Cầu vồng ban đêm ở Anh
Gần đây nhất vào tháng 4/2024, cầu vồng mặt trăng kép đã xuất hiện và thắp sáng bầu trời đêm phía trên Paonia, Colorado, Mỹ.
Một cầu vồng ban đêm khác cũng được phát hiện cùng đêm tại khu vực phía trên hồ Keuka ở bang New York. Tuy không sáng bằng cầu vồng ở Colorado nhưng vẫn có những dải màu đặc trưng khi chụp bằng camera.
Cầu vồng ban đêm kép tại Colorado
Tạm kết
Cầu vồng mặt trăng là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, khiến bầu trời đêm trở nên huyền ảo và đáng nhớ hơn bao giờ hết. Dù hiếm gặp, hiện tượng này vẫn luôn thu hút sự tò mò và thích thú của những ai may mắn được chứng kiến.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Bài viết liên quan

Cầu vồng là hiện tượng gì? Giải thích khoa học & sự thật thú vị

0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *