Hiện tượng trăng xanh là gì? Tra cứu lịch và chu kỳ trăng xanh
"Hiện tượng trăng xanh" là một trong những hiện tượng thiên nhiên hiếm có, gợi lên sự tò mò và thích thú cho những người yêu thích thiên văn. Dù tên gọi "trăng xanh" khiến nhiều người liên tưởng đến Mặt Trăng đổi màu, sự thật lại hoàn toàn khác. Hiện tượng này không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn ẩn chứa những câu chuyện đầy thú vị từ góc nhìn văn hóa và lịch sử.
Bài viết này sẽ giải đáp hiện tượng trăng xanh là gì, nguyên nhân xuất hiện, chu kỳ lặp lại và cách mà lịch trăng xanh được xác định qua từng năm.
Ý nghĩa hiện tượng trăng xanh
Hiện tượng trăng xanh là gì? Ý nghĩa của trăng xanh
Liệu trăng xanh có phải là trăng có màu xanh? Y nghĩa của hiện tượng thiên văn này là gì?
Trăng xanh là gì?
Trăng xanh (trong tiếng Anh là blue moon) là một khái niệm phương Tây để miêu tả hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch.
Một năm dương lịch thông thường có mười hai lần trăng tròn, trùng hợp mỗi tháng có một lần trăng tròn.
Tuy nhiên, do mỗi năm dương lịch/năm chí tuyến dài hơn năm âm lịch 11 ngày nên những ngày này dồn lại, sau khoảng hai hoặc ba năm (chính xác hơn là chu kỳ 2,7154 năm hay 7 lần trong 19 năm chu kỳ Meton) lại có thêm một lần trăng tròn.
Có hai định nghĩa khác nhau về Trăng Xanh và đều liên quan đến việc đưa trăng tròn vào lịch hiện đại của chúng ta:
-
Trăng Xanh theo mùa là hiện tượng trăng tròn thứ ba trong một mùa thiên văn có bốn trăng tròn.
-
Trăng Xanh theo tháng là hiện tượng trăng tròn thứ hai trong một tháng dương lịch có hai trăng tròn.
Lý giải hiện tượng trăng xanh
Trên thực tế, có nhiều cách diễn giải khác nhau về hiện tượng trăng xanh.
Lịch nhà nông giải thích trăng xanh là kỳ trăng tròn "dư thừa" xảy ra trong một mùa. Một mùa thường có ba lần trăng tròn, nhưng nếu một mùa có bốn lần trăng tròn thì lần trăng tròn thứ ba được gọi là trăng xanh.
Trong văn hoá dân gian phương Tây, người ta đặt tên cho ngày trăng tròn theo thời gian của năm. Mặt Trăng đến quá sớm mà không có tên dân gian sẽ được gọi là trăng xanh để tính đúng thời gian trong lần trăng sau.
Ngoài ra, trăng Xanh còn có nhiều tên gọi khác như: Ngày trăng tròn cá tầm, Trăng bắp xanh, Trăng ngũ cốc và Trăng tròn đỏ…
► Tìm hiểu thêm: Hiện tượng nguyệt thực
Trăng xanh có ý nghĩa gì?
Hiện tượng trăng xanh từ lâu đã gắn liền với nhiều nhận định và truyền thuyết thú vị, tùy theo quan niệm của mỗi người.
Một số ý kiến cho rằng hiện tượng này có thể tác động đến hệ thần kinh, khiến con người mất kiểm soát, thậm chí ở phương Tây còn lưu truyền truyền thuyết về người sói xuất hiện vào đêm trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng.
Ngoài ra, không ít người liên kết các hiện tượng thiên văn kỳ lạ như trăng xanh với ngày tận thế hoặc đại thảm họa.
Ý nghĩa hiện tượng trăng xanh
Tuy nhiên, những quan điểm này chỉ mang tính chất suy đoán và thiếu căn cứ khoa học.
Về mặt khoa học, các chuyên gia chỉ ra rằng ánh sáng của trăng tròn có thể ảnh hưởng nhỏ đến giấc ngủ, gây thiếu ngủ và thay đổi nhẹ trong hành vi, nhưng không đủ nghiêm trọng để gây ra hiện tượng thần kinh bất thường.
Khoa học cũng khẳng định rằng trăng xanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe con người như những lời đồn thổi trên mạng xã hội.
Vì sao trăng có màu xanh?
Dù được gọi là trăng xanh nhưng Mặt Trăng sẽ không thực sự có màu xanh. Mặt trăng xanh vẫn giữ nguyên màu sắc như bất kỳ lần trăng tròn nào khác.
Người ta vẫn sử dụng thuật ngữ "blue moon" để nhắc đến hiện tượng Mặt trăng thực sự biến thành màu xanh.
Chẳng hạn như vào năm 1950 - 1951, người dân Thụy Điển và Canada đã được chiêm ngưỡng hiện tượng này do các vụ cháy rừng lớn trong thời điểm đó khiến các phân tử trong khói đi vào khí quyển. Kết quả là ánh sáng đỏ và vàng bị tán sắc, tạo thành màu xanh cho Mặt Trăng.
Trăng xanh không thực sự có màu xanh
Mặc dù vậy, vẫn có trường hợp hiếm hoi mặt trăng thực sư chuyển sang màu xanh vào một số trường hợp đặc biệt, như vào ngày 31/7/2015.
Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật Dịch vụ Văn hóa & Khoa học Công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, “màu sắc xanh của trăng xuất hiện vào thời điểm đó là phản ánh gián tiếp ánh sáng của mặt trời hắt lên Trái Đất và hắt lên nó.
Luồng ánh sáng ấy thông qua các tầng khí quyển, tầng điện ly, tầng trung ly... hắt lên.
Những khí cacbonic, khí bẩn, khí máy bay phản lực thải ra tạo nên những tầng không khí, tầng điện ly, tầng đối lưu khác nhau. Khi ánh sáng lọt qua những tầng bụi này thì tạo nên những sắc xanh.
Màu xanh ấy phản ánh bụi của vũ trụ. Chúng ta gọi chung là bụi, nhưng bụi này có nhiều tầng như tầng chứa tàn tro ở trong lòng đất của núi lửa khi bốc lên.”
Chu kỳ và lịch trăng xanh những năm gần đây
Có 2 loại trăng xanh, đó là trăng xanh theo tháng (lần trăng tròn thứ 2 trong cùng một tháng dương lịch) và trăng xanh theo mùa (lần trăng tròn thứ 3 trong 4 lần trăng tròn trong cùng một mùa thiên văn).
Dưới đây là chu kỳ và lịch trăng xanh xảy ra từ năm 2010 đến 2021:
Theo mùa
Theo lịch nhà nông, hiện tượng trăng xanh (kỳ trăng tròn thứ 3 trong mùa có 4 kỳ trăng tròn) xảy ra vào:
-
Ngày 21 tháng 11 năm 2010
-
Ngày 20 tháng 8 năm 2013
-
Ngày 21 tháng 5 năm 2016
-
Ngày 18 tháng 5 năm 2019
-
Ngày 22 tháng 8 năm 2021
-
Ngày 19 tháng 8 năm 2024
Trăng xanh xảy ra theo mùa hoặc theo tháng
Lịch
Dưới đây là lịch trăng xanh đã xảy ra trong giai đoạn từ 2009 đến 2024:
-
2009: Ngày 2/12, ngày 31/12 (kết hợp với nhật thực một phần ở một nơi trên thế giới), chỉ trong các vùng múi giờ phía tây UTC +05.
-
2010: Ngày 1/1 (nhật thực một phần) và 30/1, chỉ trong các vùng múi giờ phía đông của UTC+04:30.
-
2010: Ngày 1 và 30/3, chỉ trong các vùng múi giờ phía đông UTC+07.
-
2012: Ngày 2 và 31/8, chỉ trong các múi giờ phía tây UTC+0.
-
2012: Ngày 1 và 30/9, chỉ ở các vùng múi giờ phía đông UTC+10:30.
-
2015: Ngày 2 và 31/7.
-
2018: Ngày 2 và 31/1, chỉ ở các vùng múi giờ phía tây UTC+11.
-
2018: Ngày 2 và 31/3, chỉ ở các vùng múi giờ phía tây UTC+12.
-
2020: Ngày 1 và 31/10, chỉ trong các vùng múi giờ phía tây UTC+10.
-
2024: Ngày 30/8, chỉ trong các vùng múi giờ phía tây UTC+10.
► Tìm hiểu thêm: Mặt trăng máu là gì?
Hình ảnh hiện tượng trăng xanh 2024 ở Việt Nam
Trăng xanh là một hiện tượng phổ biến toàn cầu.
Vậy nên những người yêu thiên văn ở Việt Nam hoàn toàn có thể có cơ hội được chiêm ngưỡng tận mắt hiện tượng này nếu trăng xanh xảy ra theo tháng hoặc theo mùa và trùng với thời điểm quan sát tại múi giờ UTC+7.
Chẳng hạn như năm 2024, siêu trăng xanh đã xuất hiện vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 theo giờ Việt Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh đã từng được ghi lại:
Trăng xanh tại Việt Nam
Trăng xanh xảy ra vào tháng 8 năm 2024 tại Việt Nam
Hình ảnh trăng xanh được chụp lại ở Việt Nam
Tạm kết
Dù không có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày, trăng xanh vẫn là dịp đặc biệt để chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của vũ trụ. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này và có thể tận hưởng khoảnh khắc đầy ấn tượng khi hiện tượng trăng xanh xuất hiện. Và đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất tại ThoiTiet24h!
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam lý giải rằng trăng hồng diễn ra khi mặt trăng di chuyển đến phía đối diện với Trái đất (Trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời). Khi đó, mặt trăng sẽ lớn và sáng hơn thông thường.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *