thoitiet24h

Hiện Tượng Nguyệt Thực Là Gì? So Sánh Nguyệt Thực Với Nhật Thực

05/03/2025 - Lượt xem: 168
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Đối với những ai yêu thích thiên văn thì hiện tượng nguyệt thực không còn là một cái tên quá xa lạ. Khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất, ánh sáng bị che khuất, tạo nên một khung cảnh huyền bí và ấn tượng. Vậy nguyệt thực là gì, có bao nhiêu loại và nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống? Cùng ThoiTiet24h tìm hiểu ngay!

 Giải thích nguyệt thực

Giải thích nguyệt thực

Nguyệt thực là gì? Xảy ra khi nào?

Hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng Mặt trăng bị che khuất bởi bóng của Trái đất trước ánh sáng Mặt trời, hay còn được gọi là Mặt trăng máu.

Đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng đi vào hình chóp bóng của Trái đất, đối diện với Mặt trời.

 Khái niệm nguyệt thực

Khái niệm nguyệt thực

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau. Lúc này, Mặt trăng sẽ bị che khuất bởi Trái đất khỏi ánh sáng của Mặt trời một phần hoặc toàn phần.

Mặc dù vậy, do kích thước chênh lệch nên Trái đất chỉ che được một phần ánh sáng của Mặt trời, khiến hiện tượng nguyệt thực chỉ xảy ra vào những ngày trăng tròn và khi Mặt trăng đi qua một phần hoặc toàn bộ bóng của Trái đất.

Theo các nhà nghiên cứu, đã có hơn 7700 lần nguyệt thực xuất hiện tính từ năm 2000 TCN đến nay. 

Mỗi năm có thể diễn ra từ 0 - 3 lần. Trong đó, năm 1982 là năm gần nhất có tới 3 lần nguyệt thực toàn phần xảy ra trong cùng 1 năm.

Các loại hiện tượng nguyệt thực

Hiện nay, có 3 dạng nguyệt thực bao gồm: nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần và nguyệt thực nửa tối.

Nguyệt thực toàn phần

 Nguyệt thực toàn phần còn gọi là Mặt trăng máu

Nguyệt thực toàn phần còn gọi là Mặt trăng máu

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần còn có tên gọi khác là Mặt trăng máu, thường xảy ra trong khoảng 104 phút.

Hiện tượng này diễn ra khi Mặt trăng đi vào vùng tối (Umbra) của Trái đất. Lúc này, chỉ có các tia Mặt trời có bước sóng cam và đỏ dài chiếu xuống Mặt trăng, còn bầu khí quyển của vùng rìa Trái đất cản lại hết những tia sáng có bước sóng ngắn.

Do Mặt trăng phản xạ lại với ánh sáng màu cam và đỏ, chúng ta sẽ thấy Mặt trăng từ Trái đất có màu đỏ.

Đọc thêm: Trăng bán nguyệt

Nguyệt thực một phần

Nguyệt thực một phần khác với nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực một phần khác với nguyệt thực toàn phần

Khác với nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần diễn ra khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất nằm trên một đường gần thẳng.

Lúc này, Mặt trăng bị che khuất một phần, ánh trăng bị mờ đi và chúng ta có thể quan sát thấy bóng của Trái đất màu đen hoặc màu đỏ sẫm đang che khuất Mặt trăng.

Ngoài ra, hiện tượng này có thể xuất hiện trước khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra.

Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tối rất khó để quan sát bằng mắt thường

Nguyệt thực nửa tối rất khó để quan sát bằng mắt thường

Đây là hiện tượng diễn ra khi Mặt trăng đi vào vùng nửa tối của Trái đất, khiến ánh sáng bị mờ và tối dần. 

Tuy nhiên, nguyệt thực nửa tối rất khó để quan sát được bằng mắt thường, do đó chúng ta cần sự hỗ trợ từ các thiết bị quan sát thiên văn.

So sánh nguyệt thực với nhật thực

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa hiện tượng nhật thực và nguyệt thực bởi lúc này cả Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất đều nằm trên cùng một đường thẳng. Vậy làm sao để phân biệt 2 hiện tượng thiên văn này?

Giống nhau

 Nhật thực và nguyệt thực

Nhật thực và nguyệt thực

Như đã nói ở trên, cả 2 đều xảy ra khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất cùng nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng hàng với nhau. Ngoài ra, cả 2 đều có dạng toàn phần và một phần.

Khác nhau

  • Vị trí của Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời 

Nhật thực diễn ra khi Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái đất, che khuất ánh sáng Mặt trời chiếu đến Trái đất. Ngược lại, nguyệt thực xảy ra khi Trái đất nằm giữa Mặt trăng và Mặt trời, khiến bóng của Trái đất che phủ Mặt trăng.

  • Thời gian và tần suất xảy ra 

Nhật thực chỉ có thể quan sát vào ban ngày và thường chỉ xuất hiện ở một số khu vực nhất định trên Trái đất, kéo dài từ 5 - 7 phút. 

Mỗi năm, có từ 2 đến 5 lần nhật thực, nhưng để chứng kiến nhật thực toàn phần tại một địa điểm cụ thể là rất hiếm. 

Trong khi đó, nguyệt thực diễn ra với tần suất ít hơn, khoảng 1 - 3 lần/năm, thậm chí có năm không có nguyệt thực. Thời gian xảy ra cũng dài hơn, khoảng 4 - 5 giờ.

 Sự khác nhau giữa nguyệt thực và nhật thực

Sự khác nhau giữa nguyệt thực và nhật thực

  • Các dạng khác nhau

Nhật thực có ba dạng chính là nhật thực toàn phần, nhật thực một phần và nhật thực hình khuyên – dạng đặc biệt xảy ra khi Mặt trăng ở xa Trái đất nhất, không che khuất hoàn toàn Mặt trời mà tạo thành một vòng sáng rực rỡ. 

Trong khi đó, nguyệt thực cũng có ba dạng gồm nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần và nguyệt thực nửa tối.

Ảnh hưởng của nguyệt thực đến đời sống

Nguyệt thực không chỉ là hiện tượng thiên văn thú vị mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến tự nhiên và con người. 

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn trẻ Việt Nam, khi ba thiên thể Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng thẳng hàng, tổng lực hấp dẫn tác động lên Trái đất đạt cực đại, có thể khiến thủy triều dâng cao hơn. 

Tác động của nguyệt thực tới đời sống con người

Tác động của nguyệt thực tới đời sống con người

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại các khu vực có địa chất không ổn định, sự gia tăng lực hấp dẫn có thể góp phần kích thích dao động địa chất, làm tăng nguy cơ động đất, sóng thần hoặc núi lửa phun trào. 

Ngoài ra, hiện tượng nguyệt thực cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ do làm giảm hormone melatonin, gây khó ngủ và căng thẳng thần kinh. 

Một số thống kê còn cho thấy tỷ lệ sinh nở có xu hướng tăng trong thời gian này, nhưng chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng. 

Mặc dù vậy, những tác động này không quá lớn và nguyệt thực vẫn là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đáng chiêm ngưỡng.

Đọc thêm: Hiện tượng trăng xanh

Hình ảnh nguyệt thực ở Việt Nam

Người dân Việt Nam cũng đã từng có rất nhiều cơ hội được chứng kiến tận mắt hiện tượng nguyệt thực.

Dưới đây là một số hình ảnh đã được ghi lại:

Nguyệt thực toàn phần quan sát tại Quảng Ngãi vào tháng 11 năm 2022

Nguyệt thực toàn phần quan sát tại Quảng Ngãi vào tháng 11 năm 2022

Nguyệt thực xảy ra vào tháng 5 năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyệt thực xảy ra vào tháng 5 năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hình ảnh nguyệt thực đầu tiên 2024 diễn ra vào ngày 25 tháng 3

Hình ảnh nguyệt thực đầu tiên 2024 diễn ra vào ngày 25 tháng 3

Tạm kết

Hiện tượng nguyệt thực mang đến cảnh tượng ấn tượng trên bầu trời đêm. Dù có một số tác động nhỏ đến tự nhiên và con người, nhưng nhìn chung, nguyệt thực không ảnh hưởng đáng kể đến đời sống hàng ngày. Truy cập ThoiTiet24h thường xuyên để tìm hiểu thêm thông tin về các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khác nhé! 

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

10 Bình luận

Bộ lọc
  1. user_avatar
    Vân Anh

    Hay

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận
  2. user_avatar
    Thanh Hiếu

    Nguyệt thực kéo dài bao lâu?

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ

      Gửi bình luận
  3. user_avatar
    Phương Anh

    Nguyệt thực có ảnh hưởng gì tới Trái Đất?

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Với sự tác động lớn của lực hấp dẫn, các đợt thủy triều trên Trái Đất sẽ mạnh và cao hơn bình thường, gây ra một số dao động địa chất bên trong Trái Đất. Ngoài ra, chúng còn khiến thay đổi hormone ngủ và thức của con người.

      Gửi bình luận
  4. user_avatar
    Phương Hoa

    Nguyệt thực xảy ra khi nào ở Việt Nam năm 2025?

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Trong năm 2025, nguyệt thực dự báo sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

      Gửi bình luận
  5. user_avatar
    Hải Minh

    Nguyệt thực và trăng khuyết khác nhau như thế nào?

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Nguyệt thực diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng đứng thẳng hàng. Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần nằm trên một đường thẳng. Khi đó, một phần của Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng chiếu đến trực tiếp từ Mặt Trời. Mặt Trăng bị khuyết một phần bởi chính bóng của Trái Đất.

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow