Thủng tầng ozone là gì? Lời cảnh báo từ thiên nhiên bạn nên biết
Bạn từng nghe đến “thủng tầng ozone” nhưng chưa thật sự hiểu rõ về khái niệm này? Thủng tầng ozone là gì và vì sao nó lại được xem là mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường sống của con người? Cùng tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và những điều ít ai ngờ tới xoay quanh hiện tượng nguy hiểm này.
Thủng tầng ozone gây ảnh hưởng gì?
Tầng ozone là gì? Vai trò của tầng ozone
Trước hết, chúng ta cần hiểu tầng ozone là gì và nó có vai trò như thế nào.
Tầng ozone (hoặc tầng ozon) là một khu vực thuộc tầng bình lưu của Trái Đất và cách bề mặt Trái Đất khoảng 15 - 30km.
Đây là một dạng của khí oxy được hình thành từ tia cực tím, thường có màu xanh nhạt và mùi khó chịu.
Ozone được chia thành 2 loại tốt và xấu, cụ thể như sau:
-
Loại tốt: Ozone liên tục được tạo ra và phân hủy ở tầng bình lưu phía trên.
-
Loại xấu: Ozone này là kết quả do các hoạt động của con người. Nó được tạo ra do phản ứng hóa học giữa oxit, nitơ và những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác.
Khái niệm tầng ozon là gì
Vậy tầng ozone quan trọng như thế nào? Vai trò lớn nhất của nó là giúp ngăn tới 97 - 99% tia cực tím từ bức xạ mặt trời. Đây là loại tia gây ra bệnh đục thủy tinh thể và ung thư ở người.
Ngoài ra, tầng ozone còn có các chức năng quan trọng khác như:
-
Bảo vệ vật lý: Tầng ozon có thể phá hủy các thiên thể rơi xuống gần Trái Đất như các thiên thạch để bảo vệ bề mặt Trái Đất.
-
Kiểm soát ánh sáng: Tầng ozon hấp thụ, phản xạ và truyền đi những tia bức xạ điện từ do mặt trời chiếu xuống.
-
Điều hòa nhiệt độ: Tầng ozon duy trì nhiệt độ trái đất, những phân tử ở nơi có tầng ozon sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời ngay khi nói đó, sau đó lan tỏa hơi ấm ra khắp hành tinh.
Thủng tầng ozone là gì?
Hiện tượng tầng ozone bị thủng hay còn được gọi là sự suy giảm tầng ozone.
Nó bao gồm 2 sự kiện liên qua được các nhà khoa học quan sát lần đầu tiên vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước.
Cụ thể, đã có sự suy giảm đều đặn 4% tổng lượng ozon trong bầu khí quyển. Việc tầng ozone thu hẹp lại diễn ra nhiều hơn vào mùa xuân, tại tầng bình lưu và xung quanh những vùng cực của địa cầu.
Lỗ thủng tầng ozon là gì?
Do sự suy giảm ozon tập trung nhiều hơn ở một số khu vực, tầng khí ozone tại đó sẽ hình thành một khoảng trống và lượng khí ozone tại khu vực đó sẽ thấp hơn nhiều so với thông thường.
Hiện tượng này giống như một lỗ thủng nên được gọi là hiện tượng thủng tầng ozone hay lỗ thủng tầng ozone.
Nguyên nhân gây thủng tầng ozone là gì?
Xảy ra hiện tượng thủng tầng ozon do 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân tự nhiên và xuất phát từ con người.
Nguyên nhân tự nhiên
Về tự nhiên, lỗ thủng tầng ozone thu hẹp là do sự thay đổi về khoảng cách của gió, mặt trời và tầng bình lưu.
Tuy nhiên, tác động này không quá 1 - 2% và chỉ được coi là ảnh hưởng tạm thời.
Thủng tầng ozon hình thành như thế nào?
Nguyên nhân do con người
Nguyên nhân chính gây lỗ thủng tầng ozone là gì? – Đó là do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người.
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày càng phát triển đã kéo theo sự ra đời của hàng loại khu công nghiệp và nhà máy.
Những hoạt động sản xuất làm sản sinh ra các chất làm lạnh halocarbon, dung môi, các tác nhân tạo bọt, thuốc phóng,... Chúng được gọi chung là những chất gây suy giảm tầng ozone hoặc ozone-depleting substances.
Hậu quả của việc suy giảm tầng ozone
Thủng tầng ozone là gì và gây ra những ảnh hưởng như thế nào?
Khi tầng này bị suy giảm hoặc thủng, hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng có thể xảy ra, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người, sự sống của sinh vật và cả môi trường toàn cầu.
Ảnh hưởng của việc suy giảm tầng ozone
Đối với con người
Suy giảm tầng ozone làm gia tăng lượng tia cực tím (UV-B) chiếu xuống bề mặt Trái Đất, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Các bệnh phổ biến như ung thư da, đục thủy tinh thể và tổn thương hệ miễn dịch có nguy cơ gia tăng. Trẻ em và người già là nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất khi tiếp xúc lâu dài với tia UV.
Ngoài ra, da bị cháy nắng, lão hóa sớm và rối loạn sắc tố cũng là hậu quả thường thấy khi không có đủ lớp bảo vệ ozone.
Đối với động - thực vật
Thủng tầng ozone ảnh hưởng đến động vật và thực vật
Tia UV gia tăng do thủng tầng ozone ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nhiều loài thực vật, làm giảm khả năng quang hợp và tăng nguy cơ đột biến gen.
Đối với động vật, đặc biệt là những loài có làn da mỏng hoặc sống gần mặt đất, mức UV cao có thể gây bỏng, tổn thương mô và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Ở một số vùng, sự thay đổi ánh sáng còn làm rối loạn hành vi sinh học của các loài, khiến chuỗi thức ăn bị mất cân bằng.
Đối với hệ sinh thái biển
Các sinh vật phù du ở tầng mặt đại dương – nền tảng của chuỗi thức ăn biển – rất nhạy cảm với tia cực tím.
Khi tầng ozone bị suy giảm, tia UV làm giảm sản lượng và tỷ lệ sống sót của chúng, kéo theo sự sụt giảm số lượng cá và các loài sinh vật biển khác.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nghề cá và an ninh lương thực của con người.
Không những vậy, hệ sinh thái rạn san hô cũng bị đe dọa do stress nhiệt và tăng cường bức xạ UV, dẫn đến hiện tượng tẩy trắng san hô ngày càng nghiêm trọng.
Ảnh hưởng của lỗ thủng tầng ozon tới hệ sinh thái biển
Biện pháp bảo vệ tầng ozone
Để giảm thiểu tác động tiêu cực của hiện tượng thủng tầng ozone, mỗi cá nhân và cộng đồng đều có thể góp phần thông qua những hành động thiết thực.
Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ tầng ozone bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày:
-
Hạn chế sử dụng sản phẩm chứa chất CFC (chlorofluorocarbon), thường có trong bình xịt, tủ lạnh và điều hòa cũ.
-
Ưu tiên chọn thiết bị điện lạnh thân thiện với môi trường, đạt chuẩn không phá hủy ozone.
Biện pháp bảo vệ tầng ozone
-
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp để giảm khí thải từ phương tiện cá nhân.
-
Trồng cây xanh để góp phần cải thiện chất lượng không khí và giảm hiệu ứng nhà kính.
-
Tái chế, giảm sử dụng nhựa và các sản phẩm dùng một lần để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
-
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò quan trọng của tầng ozone đối với sự sống.
Đọc thêm: Xích đạo là gì?
Tạm kết
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về thủng tầng ozone là gì, nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng như những hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại. Việc bảo vệ tầng ozone không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức lớn mà còn bắt đầu từ những hành động nhỏ của mỗi cá nhân. Hãy cùng chung tay vì một hành tinh xanh và bầu khí quyển an toàn cho thế hệ tương lai!
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Bài viết liên quan

Hé lộ thiên thạch là gì? Hiểm họa và bí mật từ không gian xa xôi

0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *