Hé lộ thiên thạch là gì? Hiểm họa và bí mật từ không gian xa xôi
Thiên thạch là gì mà có thể tạo nên những vụ nổ lớn và để lại hố sâu trên Trái Đất? Thiên thạch hay còn được gọi là đá trời và ẩn chứa rất nhiều điều thú vị. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá nguồn gốc, đặc điểm và sự thú vị xoay quanh thiên thạch.
Đá thiên thạch là gì?
Thiên thạch là gì?
Thiên thạch tiếng Anh là meteoroid, còn theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là “đá trời”.
Đây là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và sau khi va chạm với bầu khí quyển rơi xuống trái đất (có hình dạng rắn hay khối).
Thiên thạch di chuyển với vận tốc rất nhanh, do đó khi va chạm với bề mặt của một hành tinh sẽ để lại những mảnh vỡ và dấu vết trên bề mặt của hành tinh đó.
Ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 thiên thạch rơi xuống Trái Đất. Trung bình cứ mỗi 30 năm lại có một thiên thạch nặng 50 tấn rơi xuống.
Khái niệm thiên thạch là gì
Các loại thiên thạch chính
Thiên thạch được chia làm 3 loại chính, bao gồm:
-
Thiên thạch đá: Chiếm 92% thiên thạch và thường cấu tạo từ các khoáng silicat (pyroxen và olivin). Được chia thành 2 dạng là thiên thạch hạt và thiên thạch không hạt.
-
Thiên thạch sắt: Chiếm 6% số lượng các thiên thạch và chứa sắt (92%), niken (7%) cùng một lượng khoáng chất nhỏ.
-
Thiên thạch sắt - đá: Đây là loại trung gian giữa thiên thạch sắt và thiên thạch đá, chiếm khoảng 2% số lượng thiên thạch. Trong đó, sắt và niken chiếm khoảng một nửa, silicat chiếm một nửa khối lượng của thiên thạch.
Hình ảnh thiên thạch sắt
Cách nhận biết thiên thạch
Theo ông Nguyễn Đức Phường thuộc Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam, “bề mặt thiên thạch thường đen nhẵn và bóng. Cũng có thiên thạch trên bề mặt có những vết lõm tròn nhẵn, hoặc các đường sẻ nứt do quá trình bào mòn và cháy nổ trong không khí”.
Ngoài ra, có nhiều hạt trong nhỏ với đường kính khoảng 1-3 mm bên ngoài mặt cắt của thiên thạch.
Thiên thạch là gì và làm sao để nhận biết?
Cách nhận biết thiên thạch
Xét về khối lượng, với cùng một kích cỡ thì thiên thạch thường cứng chắc và nặng hơn đá thường.
Nó thường chứa một lượng sắt nhất định và có từ tính nên bạn có thể dùng nam châm để nhận biết.
Đọc thêm: Thủng tầng ozone là gì?
Hậu quả do thiên thạch gây ra
Trên thực tế, thiên thạch với kích thước nhỏ hơn 10m rơi xuống mặt đất không gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu kích thước lớn hơn thì có thể ảnh hưởng tới cả khu vực, thậm chí là phá hủy sự sống của cả một vùng trên diện rộng.
Theo thống kê của các nhà khoa học thì thiên thạch với kích thước từ 10 đến 100 mất vài thập kỷ, thậm chí vài chục ngàn năm mới xảy ra một lần.
Còn đối với các thiên thạch lớn khoảng 1km thì 200 năm mấy có thể xảy ra một lần. Nhưng xác suất không cao chỉ khoảng 0.0001%.
Trong khi đó, thiên thạch với đường kính lớn như 10km thì mất khoảng 10 triệu năm hay 100 triệu năm mấy xảy ra 1 lần.
Hậu quả của thiên thạch
Sức tàn phá của thiên thạch
Thiên thạch là gì và để lại hậu quả ra sao?
Thiên thạch không chỉ là những khối đá từ vũ trụ rơi xuống Trái Đất mà còn mang trong mình sức tàn phá khủng khiếp nếu có kích thước lớn.
Trong lịch sử, đã từng xảy ra nhiều vụ va chạm thiên thạch để lại hậu quả nặng nề cho Trái Đất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cả sự sống trên hành tinh này.
Vụ tuyệt diệt loài khủng long
Khoảng 64 triệu năm trước, một thiên thạch có đường kính 10–15 km đã rơi xuống khu vực Trung Mỹ (nay là bán đảo Yucatan).
Sức công phá của nó được ước tính tương đương với 96 nghìn tỷ tấn TNT hay khoảng 1,7 triệu quả bom Sa hoàng (bom khinh khí do Liên Xô cũ thử với sức nổ khoảng 57 triệu tấn TNT).
Thiên thạch rơi có thể đã khiến loài khủng long bị tuyệt chủng
Vụ va chạm tạo ra một hố lớn sâu khoảng 110 dặm, bụi mù che phủ bầu trời, làm gián đoạn quá trình quang hợp và khiến chuỗi thức ăn bị phá vỡ.
Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt, trong đó có loài khủng long.
Hố thiên thạch Vredefort Dome
Đây là hố thiên thạch lớn nhất từng được biết đến trên Trái Đất, nằm ở Nam Phi, với đường kính ước tính khoảng 300 km.
Vụ va chạm của khối đá ước tính có kích thước 10 km và vận tốc bay khoảng 36.000 km/giờ xảy ra cách đây hơn 2 tỷ năm. Kết quả là tạo ra một lực nổ gấp hàng triệu lần bom nguyên tử, làm biến đổi hoàn toàn địa chất khu vực.
Thiên thạch Hoba
Hoba là thiên thạch lớn nhất từng được tìm thấy còn nguyên vẹn, nặng khoảng 60 tấn, nằm ở Namibia.
Tảng thiên thạch này có trọng lượng ước tính khoảng 66 tấn, gồm 84% sắt và 16% niken.
Thiên thạch Hoba ở Namibia
Tuy không tạo ra hố va chạm lớn do góc rơi thấp, Hoba vẫn là bằng chứng cho thấy vật thể ngoài vũ trụ có thể tồn tại lâu dài trên Trái Đất nếu không bị phá hủy trong khí quyển.
Hố thiên thạch Barringer
Nằm ở bang Arizona (Mỹ), hố Barringer rộng khoảng 1,2 km và sâu 170 m, được tạo ra từ một thiên thạch sắt-niken có đường kính khoảng 50 m.
Dù nhỏ hơn so với các vụ va chạm khác, sức công phá của nó vẫn tương đương 150 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima, đủ để hủy diệt toàn bộ khu vực xung quanh.
Thiên thạch Tunguska
Thiên thạch gây ra vụ nổ trong rừng ở Nga
Năm 1908 đã ghi nhận một thiên thạch nổ tung trên không trung tại khu vực Tunguska (Siberia, Nga).
Sự kiện này đã tạo ra sóng xung kích làm đổ sập khoảng 2.000 km² rừng, thiêu rụi toàn bộ gia sức, nhà cửa trong bán kính 13 dặm.
Dù không để lại hố va chạm, vụ nổ có sức mạnh tương đương 10–15 triệu tấn thuốc nổ TNT, và đến nay vẫn là một trong những vụ thiên thạch kỳ bí nhất lịch sử.
Đọc thêm: Cầu vồng là hiện tượng gì?
Tạm kết
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn thiên thạch là gì và mức độ tàn phá khủng khiếp mà nó có thể gây ra nếu va chạm với Trái Đất. Dù phần lớn thiên thạch đều cháy rụi trong khí quyển, những vụ va chạm lớn trong lịch sử vẫn nhắc nhở chúng ta về sức mạnh đáng gờm của các vật thể ngoài không gian.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Bài viết liên quan

0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *