thoitiet24h

Áp thấp nhiệt đới là gì, khi nào thành bão? Chuyên gia trả lời

26/03/2025 - Lượt xem: 91
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Áp thấp nhiệt đới mặc dù có cường độ yếu hơn bão nhiệt đới nhưng vẫn mang theo mưa lớn, gió mạnh và có khả năng phát triển thành bão nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vậy áp thấp nhiệt đới là gì? Nó khác gì so với bão và ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

 Áp thấp nhiệt đới là gì?

Áp thấp nhiệt đới là gì?

Áp thấp nhiệt đới là gì?

Áp thấp nhiệt đới là hiện tượng khí tượng phức tạp xảy ra trên diện rộng trên biển hoặc đất liền. Đây là một vùng xoáy tập trung quanh một vùng áp thấp, với sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 (từ 39 đến 61 km/h) và thường kèm theo mưa lớn.

Áp thấp nhiệt đới hình thành ở những vùng có khí hậu nóng, như vùng biển nhiệt đới, nơi áp suất khí quyển thấp hơn nhiều so với các vùng xung quanh (dưới 1000 mb).

Áp thấp nhiệt đới thường mang theo mây đen, mưa lớn và gió mạnh nhưng chưa đủ để gọi là bão nhiệt đới.

Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới?

Nếu đã hiểu áp thấp nhiệt đới là gì thi bạn có thể tự hỏi nguyên nhân hình thành hình tượng này. Áp thấp nhiệt đới hình thành chủ yếu trên các vùng biển ấm, nơi có điều kiện khí tượng thuận lợi để tạo ra hệ thống xoáy thuận. 

Yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ bề mặt nước biển không quá 26°C, khiến nước biển bốc hơi nhanh hơn, tạo ra không khí ẩm và nhẹ hơn, từ đó thúc đẩy sự hình thành áp suất thấp. 

 Các yếu tố hình thành áp thấp nhiệt đới

Các yếu tố hình thành áp thấp nhiệt đới

Độ ẩm cao trong khí quyển cũng đóng vai trò quan trọng, giúp hơi nước ngưng tụ và giải phóng nhiệt, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống xoáy. 

Khi không khí ấm và ẩm bốc lên, áp suất ở bề mặt giảm xuống, tạo thành một vùng áp suất thấp, hút gió từ các khu vực xung quanh vào trung tâm và bắt đầu xoay do tác động của lực Coriolis – hiện tượng khiến luồng không khí bị uốn cong theo sự quay của Trái Đất. 

Ngoài ra, sự thiếu vắng của gió cắt ở các tầng khí quyển khác nhau cũng cho phép hệ thống xoáy giữ nguyên cấu trúc đối xứng và càng trở nên mạnh hơn. 

Khi hội tụ đầy đủ các yếu tố trên, áp thấp nhiệt đới có thể tiếp tục mạnh lên thành bão nhiệt đới, thậm chí trở thành siêu bão, gây ra những tác động nghiêm trọng đến thời tiết và đời sống con người.

Áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam thường diễn ra khi nào?

Hàng năm Việt Nam đón khoảng 4 đến 6 cơn bão

Hàng năm Việt Nam đón khoảng 4 đến 6 cơn bão

Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và các cơn bão ở Tây Bắc - Thái Bình Dương. Mùa mưa bão ở Việt Nam thường là khoảng tháng 5 - 6 ở miền Bắc và tháng 9 - 12 ở miền Trung.

Trong đó, tháng 9, 10 và 11 thường là những tháng ghi nhận nhiều cơn bão nhất với khoảng 4 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển.

Phân biệt áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới

Sự khác biệt lớn nhất giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới đó là cấp gió.

Đô đốc hải quân người Ireland là Francis Beautfort đã phân chia cấp thành thành 13 cấp từ 0 đến 12. Nếu gió xoáy mạnh từ cấp 6 đến cấp 7 sẽ được gọi là áp thấp nhiệt đới.

Áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới khác nhau ở cấp độ gió

Áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới khác nhau ở cấp độ gió

Ngày nay, đôi khi cấp gió bão được miêu tả như là cấp trong thang Beaufort từ 12 đến 16, có liên quan gần đúng với cấp tốc độ tương ứng của thang bão Saffir-Simpson, trong đó các trận bão thực sự được đo đạc, trong đó cấp 1 của thang bão Saffir-Simpson tương đương với cấp 12 trong thang Beaufort. 

Mặc dù vậy, các cấp mở rộng trong thang sức gió Beaufort trên cấp 13 không trùng khớp với thang bão Saffir-Simpson.

Đọc thêm: Bão nhiệt đới là gì?

Khi nào áp thấp nhiệt đới trở thành bão?

Áp thấp nhiệt đới sẽ trở thành bão khi sức gió gần tâm đạt từ cấp 8 trở lên, khoảng 62 đến 74 km/h.

Sự gia tăng này có thể do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu như dòng dẫn từ áp cao cận nhiệt đới hoặc là sự xâm nhập của các khối không khí lạnh.

Khi những yếu tố này cùng tồn tại, áp thấp nhiệt đới có thể trở thành bão.

 Điều kiện để áp thấp nhiệt đới trở thành bão

Điều kiện để áp thấp nhiệt đới trở thành bão

Tác hại của áp thấp nhiệt đới

Áp thấp nhiệt đới là gì và ảnh hưởng như thế nào đến con người? Dù hiện tượng này không mạnh bằng bão nhưng những hậu quả nó để lại vẫn rất nặng nề.

  • Áp thấp nhiệt đới đi kèm gió giật mạnh ở gần tâm bão kèm theo lốc xoáy, mưa lớn có thể gây lũ lụt, thương vong về người, đặc biệt là những người dân sống trên biển, đánh bắt hải sản xa bờ.

  • Mưa dông do áp thấp nhiệt đới gây hư hỏng nhà cửa, đồ đạc, tàu thuyền, gia súc gia cầm.

  • Nước biển dâng gây nhiễm mặn đồng ruộng, ngập lụt ven biển, ảnh hưởng đến nông nghiệp hoặc nuôi thủy sản.

 Tác hại của áp thấp nhiệt đới

Tác hại của áp thấp nhiệt đới

  • Nước lũ dâng kèm theo xác động vật và rác thải tràn ra môi trường có thể làm lây lan bệnh truyền nhiễm từ môi trường.

  • Nước biển dâng lên do áp thấp nhiệt đới gây ảnh hưởng tới các nguồn nước ngọt, người dân khó đi lại, gây thiếu lương thực, thực phẩm.

Biện pháp phòng tránh áp thấp nhiệt đới

Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh áp thấp nhiệt đới để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình:

  • Thường xuyên cập nhật các thông tin về đợt áp thấp như sức gió, hướng di chuyển, khu vực chịu ảnh hưởng, sấm sét... thông qua TV, báo đài và các website dự báo thời tiết như ThoiTiet24h.

  • Sơ tán người và tài sản khỏi các khu vực không đảm bảo an toàn.

  • Hạn chế ra ngoài, không đi bộ hoặc lái xe qua những con đường ngập nước.

  • Có biện pháp phòng tránh cây đổ và khả năng mất điện.

Cần đề phòng trước bão và áp thấp nhiệt đới

Cần đề phòng trước bão và áp thấp nhiệt đới

Tạm kết

Áp thấp nhiệt đới là gì? Dù không nguy hiểm như bão nhưng hiện tượng này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là gây mưa lớn, lũ lụt và sạt lở đất. Việc theo dõi dự báo thời tiết, chuẩn bị các biện pháp phòng tránh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại. Để cập nhật thông tin thời tiết mới nhất, đặc biệt là về các cơn áp thấp nhiệt đới sắp tới, bạn có thể tham khảo tại ThoiTiet24h.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Tại sao áp thấp mưa nhiều?
Áp thấp nhiệt đới mang theo khối không khí ấm, ẩm từ biển, tạo ra đối lưu mạnh mẽ và hình thành những đám mây dày đặc, gây mưa lớn kéo dài.
Áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng gì không?
Dù không mạnh như bão, áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa lớn, gió mạnh, lũ lụt, sạt lở đất và ảnh hưởng đến giao thông, sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân.
Áp thấp nhiệt đới hình thành từ đâu?
Áp thấp nhiệt đới hình thành chủ yếu trên các vùng biển ấm, nơi có nhiệt độ nước từ 26 - 27°C, độ ẩm cao và gió xoáy tạo thành vùng áp suất thấp.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

9 Bình luận

Bộ lọc
  1. user_avatar
    Quyền Linh

    Người dân miền Trung cứ đến cuối năm là lại nơm nớp lo sợ bão gió

    Gửi bình luận
    1. Gửi bình luận
    2. user_avatar
      Kim Chi

      Muốn giàu cũng không giàu nổi. Thương người dân

      Gửi bình luận
      1. user_avatar
        Mỹ Huyền

        Mong người dân vượt qua mọi khó khăn

        Gửi bình luận
  2. user_avatar
    Ngọc Lan

    Sự khác biệt lớn nhất giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới đó là cấp gió

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Phi Hùng

      Trước cứ nghĩ là 1

      Gửi bình luận
      1. user_avatar
        Thời tiết 24h

        Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

        Gửi bình luận
  3. user_avatar
    Hữu Phước

    Hay

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow