thoitiet24h

Hạn mặn miền Tây vào tháng mấy? Cách vượt qua mùa hạn miền Tây

18/03/2025 - Lượt xem: 32
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Hạn mặn miền Tây luôn là vấn đề nhức nhối, gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống người dân. Hạn mặn thường diễn ra vào tháng mấy ở miền Tây? Cách ứng phó với hạn mặn như thế nào? Cùng ThoiTiet24h tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

 Hạn hán ở miền Tây vào tháng mấy?

Hạn hán ở miền Tây vào tháng mấy?

Hạn mặn miền Tây là gì?

Xâm nhập mặn là hiện tượng nước và đất có chứa các thành phần muối hòa tan vượt ngưỡng cho phép. 

Hàm lượng muối được tích tụ qua quá trình xâm nhập mặn của nước biển vào sâu trong đất liền. 

Trong nước nhiễm mặn được tính theo đơn vị ppm hoặc đơn vị ppt. Nếu hàm lượng nước nhiễm mặn từ trên 1.000 ppm đến 35.000 ppm, được phân thành 3 cấp độ mặn khác nhau: nước mặn ít, nước mặn trung bình, và nước mặn nhiều.

 Hạn mặn miền Tây là gì 

Hạn mặn miền Tây là gì 

Ở Việt Nam, hiện tượng hạn mặn thường diễn ra ở miền Tây. Hạn mặn miền Tây thường diễn ra vào mùa khô. 

Lượng mưa ít, nước sông hồ không đủ đẩy phần nước mặn ra ngoài biển. Điều này khiến lượng nước ngọt trong thời gian này bị nhiễm mặn. 

Hàm lượng muối Natri clorua (NaCl) lớn vượt ngưỡng cho phép gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động kinh doanh, sản xuất và nuôi trồng. 

Nguyên nhân xảy ra hạn mặn miền Tây 

Theo nghiên cứu, nguyên nhân xảy ra hạn mặn miền Tây xuất phát chủ yếu từ thiên nhiên và con người. 

Do tác động từ thiên nhiên

Hạn mặn miền Tây xảy ra do đặc điểm vị trí địa lý nơi đây. Khu vực miền Tây tiếp giáp biển và hạ nguồn của sông Cửu Long.

Vào mùa khô, lượng mưa ít, mực nước ngọt giảm mạnh trong khi đó, mực nước biển dâng cao do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Do đó, nước biển tràn vào, đi sâu vào khu vực đất liền miền Tây thông qua các cửa sông ra biển.

Lượng nước ngọt ít, không đẩy lùi được nước biển ra ngoài nên diễn ra tình trạng hạn mặn miền Tây.

 Hạn mặn miền Tây diễn ra một phần do đặc điểm vị trí địa lý

Hạn mặn miền Tây diễn ra một phần do đặc điểm vị trí địa lý

Do tác động từ con người 

Bên cạnh yếu tố vị trí địa lý, con người cũng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến hạn mặn. 

Ngày nay, việc xây dựng các đập thủy điện ngăn nước cùng với tình trạng khai thác nguồn nước đầu nguồn không có quy hoạch khiến cho nguồn nước ngầm cạn kiệt dần.

Điều này dẫn đến lượng nước đầu nguồn đổ về hạ lưu thiếu hụt nghiêm trọng.

Bởi vậy, thực trạng hạn mặn miền Tây dễ xảy ra và kéo dài hơn.

Việc xây dựng đập thủy điện cũng ảnh hưởng đến thực trạng hạn mặn miền tây

Việc xây dựng đập thủy điện cũng ảnh hưởng đến thực trạng hạn mặn miền tây

Hạn mặn ở miền Tây thường vào tháng mấy?

Hạn mặn ở miền Tây thường diễn ra vào cuối mùa mưa, bước vào mùa khô ( trong khoảng đầu hoặc cuối tháng 12 đến tháng 4).

Thời gian hạn mặn xảy ra có thể chênh lệch sớm hoặc muộn hơn so với từng năm do yếu tố khí hậu gió mùa, mực nước biển dâng cao.

Bên cạnh đó, hiện tượng thời tiết đặc biệt El Nino, lượng mưa ít, lượng nước thượng nguồn sông Mê Kông đều ảnh hưởng tới khoảng thời gian bắt đầu - kết thúc hạn mặn. 

Tương tự, thời gian diễn ra xâm nhập mặn cũng phụ thuộc bởi thời điểm mùa khô. Khi mùa khô chấm dứt và mùa mưa bắt đầu, xâm nhập mặn cũng dần giảm. 

Trong những năm gần đây, hiện tượng này thường giảm dần vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 và kết thúc hoàn toàn vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6.

Hạn mặn thường diễn ra vào mùa khô

Hạn mặn thường diễn ra vào mùa khô

Hậu quả của hạn mặn miền Tây 

Hạn mặn ở miền Tây diễn ra hàng năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân nơi đây.

Một số hậu quả hạn mặn để lại có thể kể đến như:

  • Nguồn nước sinh hoạt khan hiếm, ảnh hưởng đến đời sống. 

  • Không thể tươi tiêu các loại cây ăn quả, cây hoa màu, lương thực,.. dẫn đến hệ quả việc sản xuất nông nghiệp bị trì trệ.

  • Nuôi trồng các giống thủy sản cũng bị thiệt hại nặng nề.

  • Nước mặn phá huỷ cấu trúc đất, giảm khả năng phát triển của rễ cây, giảm khả năng thẩm thấu và thoát nước trong đất, gây thiếu khí cho sự phát triển của bộ rễ.

Những con số thực tế cũng cho thấy dù đã chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại thì người dân vẫn chịu tổn thất nặng nề từ hạn mặn.

Theo trang VOV, đợt hạn mặn kỷ lục năm 2016, mặn xâm nhập tiến sâu đất liền 90-100km, có tới 10/13 tỉnh ĐBSCL công bố chịu thiệt hại, tổng diện tích lúa thiệt hại khoảng 180.000ha.

Năm 2019-2020, diện tích lúa thiệt hại khoảng 14-24%, kéo dài hơn 6 tháng. Chính phủ đã phải chi 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ở ĐBSCL để ứng phó. 

 Người dân khốn khổ vì hạn mặn miền Tây

Người dân khốn khổ vì hạn mặn miền Tây

Các giải pháp phòng, chống hạn mặn

Để giảm thiểu thiệt hại từ hạn mặn miền Tây, người dân có thể áp dụng một số giải pháp sau.

Áp dụng kỹ thuật canh tác cây ăn quả

Người nông dân được khuyến cáo áp dụng một số cách để bảo vệ vườn cây ăn quả như:

  • Củng cố hệ thống đê bao cho mỗi vườn nhằm đảm bảo hạn chế tối đa nước mặn xâm nhập vào vườn.

  • Dự trữ nước ngọt trong mương để tưới tiêu vườn ăn quả trong những tháng xâm nhập mặn. Hoặc dự trữ nước trong những túi nilon dày và đặt dưới gốc cây để tưới cây.

Nhóm cây chịu được nồng độ mặn dưới 1‰

Bơ, chuối, khế, nhãn, đu đủ, chanh leo, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt,...

Nhóm cây chịu được nồng độ mặn từ 1 – 2‰

Sơri, ca cao, cam, quýt, ổi, khóm, vú sữa, thanh long, lúa, bắp, đậu,…

Nhóm cây chịu được nồng độ mặn từ 3 – 4‰

Mít, xoài, mãng cầu xiêm, mãng cầu ta, bưởi, cà chua, ớt, bầu bí, chuối, mía, chanh,…

Nhóm cây chịu được nồng độ mặn từ 5 – 6‰

Dừa, sapoche, me, nho (tùy giống),…

Xử lý nước mặn bằng cách chưng cất nhiệt

Theo phương pháp này, các hộ gia đình sẽ đun sôi nước bị nhiễm mặn. Khi nước mặn độ nhiệt độ cao sẽ xảy ra hiện tượng bốc hơi và ngưng tụ thành nước ngọt.

Đây là cách xử lý nước mặn đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm là tốn kém thời gian và nhiên liệu đốt, lượng nước ngọt thu lại cũng không đáng kể.

Vì thế, cách này chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản như nấu ăn, rửa thực phẩm.

 Xử lý nước mặn bằng phương pháp đun sôi

Xử lý nước mặn bằng phương pháp đun sôi

Xây dựng hệ thống quan trắc xâm nhập mặn

Để nâng cao khả năng ứng phó với hạn mặn miền Tây, việc xây dựng hệ thống quan trắc tại các khu vực trọng yếu đóng vai trò quan trọng.

Hệ thống này cung cấp dữ liệu về mức độ xâm nhập mặn. Từ đó, điều chỉnh các biện pháp phòng chống hiệu quả.

Những thông tin đó giúp ích cho việc lập kế hoạch ứng phó dài hạn, bảo vệ nguồn nước ngọt.  

Ngoài ra, người nông dân cũng cần sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt, theo dõi thời tiết thường xuyên để sẵn sàng ứng phó với thiên tai này. 

Tạm kết 

Bạn vừa tìm hiểu qua về thực trạng hạn mặn miền tây, nguyên nhân và cách ứng phó với xâm nhập mặn. Người dân và chính phủ cố gắng không ngừng tìm cách ứng phó và khắc phục giảm thiểu tối đa những tác động mà nó gây ra. Theo dõi ThoiTiet24h để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác. 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Tại sao miền Tây ngập mặn?
Nguyên nhân là do vị trí địa lý tiếp giáp với biển và lạ hạ nguồn của sông Cửu Long, nên miền Tây dễ ngập mặn.
Xâm nhập mặn thường diễn ra ở đâu?
Ở Việt Nam, xâm nhập mặn thường diễn ra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện tượng hạn hán là gì?
Hạn hán là hiện tượng thiếu nước của một khu vực trong một thời gian dài nhiều tháng đến nhiều năm. Hạn hán thường xảy ra ở khu vực ít mưa, lượng mưa dưới mức trung bình.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Thủy triều là gì, nguyên nhân hình thành và mạnh nhất khi nào?

Thủy triều là gì, nguyên nhân hình thành và mạnh nhất khi nào?

view 90
comment 8
rate 5.0
time 28/03/2025
Thủy triều là gì? Nguyên nhân hình thành thủy triều và thủy triều mạnh nhất khi nào sẽ được giải thích chi tiết dưới đây. Đừng bỏ lỡ hiện tượng thú vị.
Triều cường là gì? 5 cách giảm thiểu thiệt hại do triều cường

Triều cường là gì? 5 cách giảm thiểu thiệt hại do triều cường

view 40
comment 7
rate 5.0
time 28/03/2025
Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào? Tìm hiểu nguyên nhân gây ra triều cường và các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do triều cường gây ra dưới đây.

7 Bình luận

Bộ lọc
  1. user_avatar
    Minh Hương

    Đo lượng xâm nhập mặn như thế nào?

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Các chuyên gia đo lường độ xâm nhập mặn dựa trên hàm lượng muối có trong đất.

      Gửi bình luận
  2. user_avatar
    Đức Anh

    khổ quá người dân

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận
    2. user_avatar
      Văn Quý

      Năm nào nhà nước cũng hỗ trợ mấy chục tỷ mà không ăn thua. Thiệt hại nặng nề

      Gửi bình luận
      1. user_avatar
        Phương Dung

        Nước biển còn dâng, trái đất còn nóng lên thì hạn mặn vẫn tiếp tục thôi

        Gửi bình luận
        1. user_avatar
          Văn Quý

          Cố gắng tìm cách khắc phục khó khăn

          Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow