thoitiet24h

Thủy triều là gì, nguyên nhân hình thành và mạnh nhất khi nào?

28/03/2025 - Lượt xem: 85
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Thủy triều là gì? Đây là hiện tượng mực nước biển dâng lên và hạ xuống theo chu kỳ, xảy ra do tác động của lực hấp dẫn từ Mặt Trăng và Mặt Trời. Hiểu rõ về thủy triều giúp con người tận dụng tốt hơn nguồn tài nguyên biển và đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động trên biển.

Hiện tượng thủy triềuHiện tượng thủy triều

Thủy triều là gì? Nguyên nhân hình thành thủy triều

Thủy triều là hiện tượng nước sông hay nước biển dâng lên hoặc hạ xuống theo thời gian, phụ thuộc vào chu kì biến đổi của thiên văn.

Cụ thể hơn là nó tùy thuộc vào sự thay đổi lực hút của Trái Đất và các thiên thể xung quanh, từ đó tạo ra hiện tượng nước dâng lên hoặc rút xuống vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày.

Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên hoặc hạ xuống

Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên hoặc hạ xuống

Có 3 yếu tố chính gây ra hiện tượng thủy triều, bao gồm:

  • Lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Mặt Trời: Cả 2 đều tác động lực hấp dẫn lên Trái Đất. Mặc dù vậy, lực hấp dẫn của Mặt Trăng lớn hơn và chiếm khoảng ⅔ tổng lực hấp dẫn tác động đến Trái Đất. Lực này khiến thủy quyển kéo lên cao, hình thành 1 hình elip với đỉnh nằm trực diện với Mặt Trăng, gọi là miền nước lớn thứ nhất.

  • Lực ly tâm: Lực ly tâm khi Trái Đất xoay quanh trục khiến thủy quyển phình ra, tạo ra hình elip có đỉnh thứ 2 nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất, gọi là miền nước lớn thứ hai.

Nguyên nhân gây ra thủy triều

Nguyên nhân gây ra thủy triều

  • Lực thủy triều và trọng lực: Trọng lực cùng lực hấp dẫn từ Mặt Trăng và Mặt Trời là nguyên nhân chính gây ra triều cường, khiến bề mặt nước biển phình ra ở phía gần và xa Mặt Trăng nhất. Khi Trái Đất xoay, lực thủy triều tác động tạo thành các đợt sóng thủy triều hạ xuống và dâng lên theo chu kỳ trong ngày. 

Đặc điểm của thủy triều

Dưới đây là một số đặc điểm chính của hiện tượng thủy triều:

  • Ngập triều: Khi nước biển dâng lên nhanh trong vài giờ làm ngập các vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền.

  • Con nước ròng: Khi nước rút xuống những vùng nó đã dâng lên lúc trước đó trong vài giờ.

  • Mực nước triều dâng: Tại những thềm lục địa phình to và rộng lớn, mực nước triều dâng sẽ cao hơn.

Đặc điểm của thủy triều

Đặc điểm của thủy triều

  • Thủy triều hạ thấp: Mực nước hạ xuống thấp nhất khi chúng tới các đảo nằm ngoài đại dương.

  • Dòng chảy của triều cường: Tuy không mạnh như ở đại dương mở, cửa sông và các vịnh của bờ biển có thể ảnh hướng đến dòng chảy của triều lên và xuống.

  • Ngăn cản triều cường: Khi Trái Đất quay, các lục địa khổng lồ trên hành tinh phình to ra, ngăn cản không cho triều cường di chuyển về phía Tây.

Thời gian thủy triều lên xuống trong ngày

Nếu bạn đã nắm rõ thủy triều là gì thì hiện tượng này có 2 dạng phổ biến là nhật triều và bán nhật triều.

Giờ thủy triều lên xuống trong ngày

Giờ thủy triều lên xuống trong ngày

Bán nhật triều là hiện tượng mực nước dâng cao 2 lần trong một ngày và các đỉnh không bằng nhau, gồm cả mực nước cao và thấp. Thời gian giữa 2 lần thủy triều lên - xuống cách nhau 12 giờ 25 phút.

Ngược lại, chỉ có 1 lần lên và xuống đối với nhật triều. Mỗi lần triều lên hoặc xuống cách nhau 1 giờ.

Bạn có thể đọc bài viết “Giờ thủy triều lên xuống trong ngày” để tìm hiểu thêm thông tin!

Ảnh hưởng của thủy triều đến đời sống, sản xuất

Thủy triều có vai trò quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên hiện tượng này cũng mang lại những tác động tiêu cực với tài sản và đời sống của người dân.

Vai trò của thủy triều

Tác động tích cực của thủy triều

Tác động tích cực của thủy triều

  • Loại bỏ chất độc, làm sạch ao tù, cung cấp chất dinh dưỡng từ đáy biển lên mặt nước, từ đó hỗ trợ hệ sinh thái và giúp các sinh vật dưới nước phát triển.

  • Hỗ trợ ngư dân đánh bắt hải sản, tăng thu nhập và ổn định kinh tế.

  • Giảm nguy cơ xuất hiện các thiên tai như sóng biển dữ dội hay bão, hạn chế sự xâm nhập của nước mặn vào đất liền và bảo vệ đồng bằng sông ngòi.

  • Thu hút khách du lịch nhờ cảnh quan thiên nhiên độc đáo.

  • Bồi đắp phù sa màu mỡ cho động thực vật ven biển và cây trồng.

Tác hại của thủy triều

Ảnh hưởng tiêu cực của thủy triều

Ảnh hưởng tiêu cực của thủy triều

  • Triều cường dâng cao có thể gây ra ngập úng đường xá và nhà cửa, ảnh  hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

  • Thủy triều gây giảm lượng oxy trong nước, thay đổi tốc độ lưu thông chất dinh dưỡng, dẫn tới cá chết hàng loạt.

  • Triều cường dâng kéo theo sóng lớn và dòng nước mạnh, ảnh hưởng tới việc tàu thuyền cập bến và đánh bắt cá trên biển.

  • Năng suất thu hoạch thủy hải sản có thể bị giảm sút do triều cường kéo dài, gây ra thiệt hại về kinh tế.

Các hiện tượng liên quan đến thủy triều

Thủy triều đen, thủy triều đỏ và sóng thần là 3 hiện tượng đặc biệt có liên quan đến thủy triều.

Thủy triều đen

Hiện tượng thủy triều đen

Hiện tượng thủy triều đen

Thủy triều đen là hiện tượng mực nước biển dâng cao bất thường do ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, gây xói lở bờ biển và ngập lụt vùng ven biển. 

Không giống như thủy triều thông thường, thủy triều đen có thể kéo dài nhiều ngày và gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống con người, đặc biệt là trong mùa mưa bão.

Thủy triều đỏ

Hiện tượng thủy triều đỏ

Hiện tượng thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ xảy ra khi tảo biển phát triển quá mức, tạo thành những mảng nước có màu đỏ, nâu hoặc cam. Một số loài tảo tiết ra độc tố gây hại cho sinh vật biển và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiêu thụ hải sản nhiễm độc. 

Hiện tượng này thường xuất hiện do sự biến đổi của môi trường nước, bao gồm ô nhiễm và nhiệt độ nước biển tăng cao.

Sóng thần

Hiện tượng sóng thần

Hiện tượng sóng thần

Sóng thần ở Việt Nam không phải là thủy triều nhưng thường bị nhầm lẫn vì sự dâng cao đột ngột của nước biển. 

Sóng thần chủ yếu do động đất dưới đáy biển, núi lửa phun trào hoặc lở đất dưới nước gây ra. Khi sóng thần tiến vào bờ, nước có thể rút ra xa trước khi dâng cao đột ngột, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Tạm kết

Vậy thủy triều là gì? Đây là hiện tượng tự nhiên quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như hàng hải, ngư nghiệp và môi trường ven biển. Để cập nhật thông tin chính xác, bạn có thể theo dõi lịch thủy triều hàng ngày, từ đó lên kế hoạch phù hợp cho các hoạt động trên biển.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Ưu điểm của năng lượng thủy triều là gì?
Năng lượng thủy triều là một nguồn tài nguyên tái tạo vô tận, giúp tạo ra nhiều năng lượng và các thiết bị có thể được vận hành dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Thủy triều dâng lên khi nào?
Triều dâng xảy ra khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất, khiến lực hấp dẫn mạnh nhất, kéo nước biển dâng lên cao.
Một ngày có bao nhiêu lần thủy triều?
Thông thường, có 2 đợt thủy triều cao không đều nhau trong một ngày ở hầu hết các địa điểm ven biển.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

8 Bình luận

Bộ lọc
  1. user_avatar
    Linh Chi

    Lịch thủy triều có chính xác không

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Thủy triều rất dễ quan sát. Lịch thủy triều được tính toán cẩn thận với độ chính xác cao nhất

      Gửi bình luận
    2. user_avatar
      Thanh Hà

      Làm gì có cái dự báo nào đúng 100% đâu. Chính xác tương đối thôi

      Gửi bình luận
      1. user_avatar
        Thời tiết 24h

        Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

        Gửi bình luận
  2. user_avatar
    Hải Nam

    thủy triều có diễn ra thường xuyên không?

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Do vị trí địa lý nằm gần đường xích đạo và tiếp giáp với Biển Đông, hiện tượng thủy triều ở Việt Nam rất phổ biến

      Gửi bình luận
  3. user_avatar
    Minh Hương

    Thủy Triều có gây ngập lụt không?

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Thủy Triều có thể gây ngập lụt ở những khu vực ven biển thấp đặc biệt khu vực ven biển. Ngoài ra, nếu thủy triều kết hợp với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, áp thấp nhiệt đới thì còn nguy hiểm hơn

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow