Hoàn Lưu Sau Bão Là Gì? Vì Sao Hoàn Lưu Có Sức Công Phá Tàn Khốc?
Hoàn lưu sau bão là gì? Đây là một hiện tượng thời tiết đặc biệt xảy ra sau khi cơn bão đi qua. Khi bão suy yếu và di chuyển khỏi khu vực, các hệ thống gió và áp suất thấp có thể còn tồn tại, gây ra những thay đổi trong thời tiết như mưa lớn, gió mạnh và không khí ẩm ướt.
Hiểu rõ về hoàn lưu sau bão không chỉ giúp chúng ta dự đoán được những điều kiện thời tiết tiếp theo mà còn là cơ sở để chuẩn bị ứng phó hiệu quả.
Hoàn lưu sau bão
Hoàn lưu sau bão là gì?
Hoàn lưu sau bão là hiện tượng thời tiết xảy ra sau khi cơn bão đi qua, khi các hệ thống áp suất thấp và gió mạnh vẫn còn tồn tại, gây ra những thay đổi trong điều kiện khí hậu.
Dù bão đã suy yếu hoặc biến mất, nhưng hoàn lưu sau bão có thể tiếp tục tạo ra các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, gió mạnh, sương mù hoặc không khí ẩm ướt.
Những đợt mưa diễn ra theo từng đợt nhất định và thường kéo dài.
Khái niệm hoàn lưu bão
"Một cơn bão đã hình thành thì hoàn lưu xung quanh có khi rất rộng, có khi hẹp hơn, tùy theo cơn bão và cường độ của bão. Hoàn lưu bão là tính từ tâm ra đến rìa của hoàn lưu, những cơn bão nhỏ thì khoảng 300km, những cơn bão lớn có khi lên đến 500 km hoặc hơn. Ví dụ cơn bão số 3 (Yagi) là đường kính lên trên 1000km, tức từ tâm ra là hơn 500 km", Th.S Xuân Lan cho biết.
Nguyên nhân hình thành hoàn lưu bão
Nếu đã hiểu hoàn lưu sau bão là gì thì bạn cũng cần hiểu bão được hình thành như thế nào bởi hoàn lưu bão là phần còn lại của cơn bão.
Nước ta có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, ở giáp biển có dòng hải lưu nóng và lạnh đi qua, vậy nên chủ yếu hình thành bão nhiệt đới.
Bão nhiệt đới xuất hiện do 3 yếu tố sau:
Do nhiệt độ nước biển
Bão hình thành phụ thuộc vào nhiệt độ nước biển. Cơn bão sẽ được hình thành khi nước biển tăng từ 17 đến 26 độ. Bên cạnh đó, nước biển cần sâu tối thiểu 50m.
Nguyên nhân hình hành hoàn lưu bão
Do gió đứt
Bão nhiệt đới thường xuất hiện khi khoảng cách giữa bề mặt và phần cuối của tầng đối lưu có gió đứt.
Khi hiện tượng này xuất hiện, vận tốc của gió sẽ nhỏ hơn 10m/s, tạo điều kiện thuận lợi bão nhiệt đới phát triển.
Trên thực tế, những cơn gió đứt càng yếu thì bão sẽ xuất hiện càng mạnh, kéo theo hoàn lưu sau bão cũng sẽ mạnh.
Do sự cân bằng bầu khí quyển
Hoàn lưu bão hình thành do sự thiếu ổn định của bầu khí quyển, đặc biệt trong những thời điểm nắng nóng, khi nhiệt độ cao làm mặt nước biển ấm lên và bốc hơi nhanh.
Tại những khu vực áp suất thấp, hơi nước bốc lên mạnh tạo thành các cột khí ẩm trên mặt biển, gây xáo trộn áp suất trong khu vực.
Sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất và độ ẩm trong không khí càng làm cho quá trình này trở nên bất ổn, tạo điều kiện để các cơn bão hình thành.
Bão hình thành do sự thiếu ổn định của bầu khí quyển
Bên cạnh yếu tố tự nhiên, tác động của con người cũng góp phần làm gia tăng tần suất bão. Việc thải khí nhà kính ra môi trường gây ra hiệu ứng nhà kính, dẫn đến biến đổi khí hậu.
Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu khiến nước biển và không khí ấm lên, đồng thời sự suy giảm tầng ozon làm ánh nắng mặt trời chiếu xuống mạnh hơn.
Những yếu tố này khiến hoàn lưu bão ngày càng trở nên phức tạp và tần suất xuất hiện bão cũng gia tăng trong những năm gần đây.
Đọc thêm: Mắt bão là gì?
Hậu quả của hoàn lưu sau bão
Đúng như tên gọi, hoàn lưu sau bão xuất hiện sau khi bão đi qua, gây ra mưa lớn, cơn lốc, gió giật mạnh và sét.
Trong nhiều trường hợp, hoàn lưu sau bão kết hợp cùng khối không khí lạnh để lại những trận mưa lớn và ngập lụt trên diện rộng.
Ở khu vực đồi núi thậm chí còn thường xuyên xuất hiện sạt lở đất. Những người dân ở gần khu vực này cần thận trọng trước nguy cơ sạt lở hay bị đất đá đè lên.
Trong quá trình di chuyển, đường bị lún, đá sạt lở gây cản trở giao thông. Nhiều phương tiện tham gia giao thông có thể bị đe doạ tính mạng.
Bên cạnh đó, nhiều công trình công cộng tại khu vực hoàn lưu bão ảnh hưởng có thể bị lũ cuốn trôi.
Tác hại của hoàn lưu sau bão
Ở vùng giáp biển, hoàn lưu sau bão có thể gây thiệt hại về người và tài sản đối với các tàu thuyền nếu không neo đậu kịp thời.
Nhà cửa và gia súc nếu không sơ tán kịp thời sẽ có nguy cơ bị tàn phá, hư hại.
Ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề đối với các vùng bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu sau bão.
Nguồn nước xung quanh khu vực tồn đọng ký sinh trùng và bụi bẩn có thể gây dịch bệnh đối với những người dân sống nhờ nguồn nước này.
Cách đề phòng và khắc phục hậu quả hoàn lưu bão
Bão và hoàn lưu sau bão đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới con người, tài sản và môi trường xung quanh. Vì vậy, việc có những biện pháp đề phòng và khắc phục hậu quả sau hoàn lưu bão là rất quan trọng.
Cách đề phòng hoàn lưu bão
Điều quan trọng nhất để chuẩn bị trước bất kỳ tất cả loại thiên tai đó là dự báo sự xuất hiện, hướng di chuyển và phạm vi ảnh hưởng. Điều này giúp bạn có những biện pháp chuẩn bị và di tản kịp thời.
Đề phòng hoàn lưu bão
Bạn có thể thường xuyên theo dõi các bản tin thời tiết trên báo đài, thời sự hoặc cập nhật qua các ứng dụng và website thời tiết như ThoiTiet24h. Tại đây, bạn không chỉ biết thời tiết hiện tại, 3 ngày tới, 5 ngày tới,... tại một khu vực cụ thể mà còn được cảnh báo về các thiên tai sắp xảy ra.
Cách khắc phục hậu quả hoàn lưu bão
Sau khi hoàn lưu bão đi qua, hậu quả để lại thường rất nghiêm trọng, bao gồm thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và môi trường.
Để khắc phục, cần triển khai đồng bộ các biện pháp sau:
-
Cứu trợ khẩn cấp và đảm bảo an toàn
-
Huy động lực lượng cứu hộ để tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ người bị thương và cung cấp nơi trú ẩn an toàn.
-
Triển khai các đội y tế lưu động để cấp cứu và phòng chống dịch bệnh sau bão.
-
Đảm bảo cung cấp nước sạch, lương thực, thuốc men và nhu yếu phẩm cho người dân vùng bị ảnh hưởng.
Cách khắc phục hậu quả hoàn lưu bão
-
Khắc phục thiệt hại về cơ sở hạ tầng
-
Khẩn trương sửa chữa, khôi phục hệ thống điện, nước, viễn thông để đảm bảo cuộc sống người dân không bị gián đoạn.
-
Sửa chữa, gia cố lại nhà cửa, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng bị hư hỏng.
-
Khắc phục hệ thống giao thông, cầu đường bị sạt lở để đảm bảo lưu thông.
-
Xử lý môi trường và phòng chống dịch bệnh
-
Dọn dẹp cây cối gãy đổ, rác thải, xác động vật để tránh ô nhiễm môi trường.
-
Tiêu độc, khử trùng nguồn nước và khu dân cư nhằm phòng chống dịch bệnh như sốt xuất huyết, tiêu chảy, tả…
-
Phục hồi hệ sinh thái bị ảnh hưởng, nhất là rừng phòng hộ ven biển.
-
Hỗ trợ sản xuất và khôi phục kinh tế
Hỗ trợ sản xuất và khôi phục kinh tế
-
Cứu trợ và hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho người dân để tái sản xuất nông nghiệp.
-
Khuyến khích doanh nghiệp địa phương nhanh chóng hoạt động trở lại, tạo việc làm cho người lao động.
-
Hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế, khoanh nợ, giãn nợ cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.
-
Tăng cường công tác dự báo và phòng chống bão sau này
-
Đầu tư nâng cấp hệ thống cảnh báo bão, hoàn lưu bão để giảm thiểu thiệt hại trong tương lai.
-
Hướng dẫn người dân các biện pháp ứng phó với thiên tai để nâng cao khả năng tự bảo vệ.
-
Xây dựng và củng cố các công trình chống thiên tai như đê điều, hồ chứa nước, rừng ngập mặn để giảm thiểu tác động của bão.
Tạm kết
Tóm lại, hoàn lưu sau bão là một hiện tượng thời tiết quan trọng cần được chú ý khi cơn bão đã suy yếu hoặc rời khỏi khu vực. Dù không còn là một cơn bão mạnh, hoàn lưu sau bão vẫn có thể gây ra những thay đổi lớn về thời tiết, bao gồm mưa lớn, gió mạnh và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Việc hiểu rõ về hoàn lưu sau bão là gì giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn và chủ động ứng phó với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Bài viết liên quan
.jpg)
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *