thoitiet24h

Bão được hình thành như thế nào? Vì sao mùa hè thường có bão?

04/02/2025 - Lượt xem: 68
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Bạn có từng thắc mắc Bão được hình thành như thế nào? Hàng năm nước ta phải gánh chịu nhiều cơn bão lớn với sức tàn phá kinh khủng, để lại hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng ThoiTiet24h tìm hiểu sự hình thành bão, đặc điểm của bão trong bài viết dưới đây. 

 Tìm hiểu quá trình hình thành của một cơn bão

Tìm hiểu quá trình hình thành của một cơn bão

Bão là gì? 

Bão là một loại hình thời tiết cực đoan, là trạng thái nhiễu động của bầu khí quyển.

Các cơn bão thường đi kèm với nhiều hiện tượng thời tiết khác như gió mạnh, mưa dông, sấm chớp, mưa đá hoặc vòi rồng.

Cấu trúc của bão gồm có 3 phần:

  • Mắt bão: Nằm chính giữa tâm bão, thường là vùng trời quang, gió nhẹ. 

  • Thành mắt bão: Vị trí bao quanh mắt bão, tạo thành bức thành cao hàng km. Là nơi gió hoạt động mạnh nhất. 

  • Hoàn lưu bão: Vị trí nằm bên ngoài thành mắt bão, là nơi có các dải mây gây ra mưa. 

 Cấu trúc của một cơn bão

Cấu trúc của một cơn bão

Hiện nay bão được chia thành nhiều loại khác nhau. Dựa vào yếu tố hình thành mà người ta chia bão thành các loại sau:

  • Bão tuyết: Hiện tượng tuyết rơi dày đặc kèm theo gió mạnh. Bão tuyết thường xảy ra ở các nước đới lạnh và đới ôn hòa.

  • Bão cát: Hiện tượng gió mạnh kéo theo lớp bụi và cát lên khỏi bề mặt khô cằn. Đây là hiện tượng phổ biến ở vùng sa mạc.

  • Lốc cát: Hiện tượng cát cuốn lên rất cao, thường xảy ra vào giữa trưa ở vùng sa mạc.

  • Tố: Hiện tượng gió tăng tốc một cách đột ngột kèm theo cơn dông mạnh.

  • Dông: Hiện tượng bão đi kèm với sấm sét, mưa lớn hoặc mưa đá.

  • Vòi rồng: Hiện tượng 1 luồng không khí xoáy tròn rồi phát triển mở rộng dần từ một đám mây dông xuống tới mặt đất.

  • Bão lửa: Hiện tượng cháy dữ dội tạo thành một hệ thống đối lưu và gió làm cho nó trở nên cực kỳ khó kiểm soát và dập tắt.

Bão được hình thành như thế nào? 

Để hình thành một cơn bão cần có đủ 3 điều kiện: nhiệt độ, độ ẩm, và động lực để tạo xoáy. 

Theo nhà khí tượng Erik Palmen, ông đã nghiên cứu chỉ ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong vĩ độ 5-20 độ vĩ ở hai bên xích đạo, có nhiệt độ cao từ 26-27 độ C trở lên.

Với điều kiện này cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi nhanh từ mặt biển tạo thành một năng lượng ngưng kết cho bão hình thành. Bên cạnh đó, lực coriolis cũng đủ lớn để tạo thành xoáy. Từ đó, hình thành nên bão.

Ông cũng giải thích, bão không thể hình thành được trong dải 0-5 độ vĩ ở hai phía của xích đạo vì lực coriolis ở đây quá nhỏ, không đủ tạo nên xoáy. Khối không khí ở trong vùng xoáy có chiều ngang khoảng 200km, chiều dài xấp xỉ 1000km và nằm cách mặt đất khoảng 10 đến 12 km. 

Lực coriolis vừa ảnh hưởng đến chiều quay của cơn bão vừa đóng vai trò quyết định về hướng di chuyển của cơn bão. 

Cơn bão hình thành ở Bắc bán cầu luôn di chuyển về bên phải.

Cơn bão hình thành ở Nam bán cầu luôn di chuyển về bên trái.

Đây cũng là nguyên nhân vì sao các cơn bão hình thành ở biển Đông có xu hướng di chuyển vào đất liền Việt Nam. 

 Quá trình hình thành bão

Quá trình hình thành bão

Phân biệt bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới

Bão và áp thấp nhiệt đới là những khái niệm khá quen thuộc với người dân mỗi khi có hiện tượng thiên nhiên bất thường diễn ra.

Tuy nhiên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai hiện tượng thời tiết này.

Trong khoa học, bão và áp thấp nhiệt đới được gọi chung với tên gọi là xoáy thuận nhiệt đới. Đây là một vùng gió xoáy có đường kính lên tới hàng trăm km, hình thành ở trên vùng biển nhiệt đới. 

Áp thấp nhiệt đới liên tục phát triển, tốc độ gió và hơi nước đủ mạnh sẽ hình thành bão nhiệt đới. Do đó, sự khác nhau giữa bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới là cấp gió. 

  • Áp thấp nhiệt đới là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 -7. Đi kèm với đó có thể thể là gió giật.

  • Bão là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên, và cũng có thể đi kèm với gió giật. 

Tùy theo khu vực mà bão hình thành mà có những tên gọi khác nhau như:

  • Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes

  • Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons

  • Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones

Ở Việt Nam, chúng ta sử dụng thuật ngữ “bão” để chỉ những cơn bão nhiệt đới ở các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn đi kèm. 

Theo tiêu chuẩn quốc tế, người ta chia cấp bão dựa theo cấp độ gió ( trên nền tảng thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson):

  • Sức gió dưới 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression)

  • Sức gió trên 63 km/h (cấp 8) gọi là bão nhiệt đới ("tropical cyclone" hoặc "tropical storm")

  • Sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong (typhoon)

  • Sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão (super typhoon)

Một số đặc điểm thú vị về bão 

Vì sao bão chủ yếu xuất hiện mùa hè, thu?

Bão hình thành chủ yếu vào mùa hè và mùa thu. Cụ thể là từ tháng 6 đến tháng 11 ( ở Bắc bán cầu) và từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau ( ở Nam bán cầu). Vào thời điểm này hội tụ đầy đủ 3 điều kiện hình thành nên bão:

  • Nhiệt độ nước biển cao ( ít nhất từ 26 độ C)

  • Khí quyển vùng nhiệt đới thuận lợi, thúc đẩy sự đối lưu 

  • Chuyển động xoáy quy mô lớn diễn ra mạnh mẽ

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Bão hình thành gần đường xích đạo và có xu hướng di chuyển về 2 cực của trái đất. Bão được xem như là 1 cách “xả nhiệt” cho đại dương.

Bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ cùng vùng áp thấp. Việt Nam ta vào những tháng 7-8-9, mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất, các rãnh thấp nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng theo đó mà đi vào nước ta.

Nói cách khác, dải miền Trung Việt Nam có thời tiết khắc nghiệt từ gió phơn Tây Nam. Loại gió này đi qua biển Ấn Độ Dương mang theo hơi ẩm nên thường gây ra mưa.

Khi bão hình thành ở biển Đông kèm theo mưa do gió phơn gây ra, gió bị đẩy phía bắc. Gió càng yếu, bão càng có xu hướng di chuyển về miền Trung. 

 Hàng năm miền Trung phải hứng chịu nhiều cơn bão có sức tàn phá lớn

Hàng năm miền Trung phải hứng chịu nhiều cơn bão có sức tàn phá lớn

Xem thêm: Các cơn bão mạnh nhất trong lịch sử việt nam

Vì sao mắt bão bình yên nhất? 

Về bản chất, bão là khối không khí xoay quanh với vận tốc cao. Do đó, mắt bão là nơi có áp suất không khí rất thấp. Xung quanh mắt bão, không khí tầng thấp vừa xoáy nhanh vừa di chuyển dồn về trung tâm áp thấp. 

Dòng khí di chuyển càng nhanh thì vận tốc gió càng mạnh gây ra lực ly tâm lớn. Điều này khiến cho không khí bên ngoài khó đi vào trong tâm bão.

Nói cách khác, mắt bão như 1 cái ống được xây bằng mây, bên trong không khí và gió hoạt động rất yếu. 

Hơn nữa, không khí bên ngoài không đi vào mắt bão được mà nó mang theo nhiều hơi nước, tạo thành những đám mây đen xám xịt, tuôn mưa. Trong khi đó, ở tại tâm bão xuất hiện dòng khí đi xuống.

Vì thế, mắt bão là nơi trời quang, mây tạnh, thậm chí có thể còn nhìn thấy cả trăng sao vào buổi tối. 

 Mắt bão là vị trí bình yên nhất

Mắt bão là vị trí bình yên nhất

Tuy nhiên, mắt bão ở trên đại dương thì lại cực kỳ nguy hiểm bởi nơi đó có sóng biển. Mắt bão thường có đường kính khoảng 40km. 

Bão là khối khí vừa quay vừa di chuyển nên vị trí mắt bão cũng dịch chuyển theo. 

Tạm kết 

Bão được hình thành như thế nào? Sẽ cần hội tụ 3 điều kiện chính là nhiệt, độ ẩm và động lực tạo xoáy để hình thành bão. Hi vọng với những kiến thức khoa học hữu ích chia sẻ bên trên bạn đọc đã hiểu hơn phần nào cách thức hoạt động của hiện tượng thời tiết này. Theo dõi thêm nhiều thông tin thú vị về bão tại ThoiTiet24h. 

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow