thoitiet24h

Lũ lụt là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách ứng phó khi lũ lụt

10/03/2025 - Lượt xem: 47
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Lũ lụt là gì? Đây là một trong những thảm họa thiên nhiên phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng trên toàn thế giới. Khi lượng nước vượt quá khả năng thoát của sông, suối, ao hồ hoặc hệ thống thoát nước, nước tràn ra gây ngập lụt trên diện rộng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân gây ra lũ lụt, các tác động của nó và những biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Giải thích hiện tượng lũ lụt

Giải thích hiện tượng lũ lụt

Lũ lụt là gì?

Khái niệm lũ lụt được dùng để chỉ 2 hiện tượng thiên nhiên là lũ và lụt. 

Trong đó, lũ là hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết mang tính chất bất ngờ, tốc độ cao, có khả năng cuốn trôi người, nhà cửa, tài sản và cây cối. 

Vậy bạn có biết lũ lụt thường xảy ra ở đâu? Lũ thường xảy ra ở vùng có địa hình núi dốc và cao.

Khái niệm lũ lụt

Khái niệm lũ lụt

Lụt là hiện tượng một vùng đất bị ngập nước trong một khoảng thời gian nhất định, có thể do nước lũ quá nhiều khiến vỡ đê hoặc nước không có chỗ thoát.

Từ đó có thể hiểu lũ lụt là hiện tượng mực nước dòng chảy trên sông, hồ quá lớn và vượt mức quy định, khiến ngập úng, vỡ đê, tràn đê.

Nguyên nhân hình thành lũ lụt

Lũ lụt có thể xảy ra do các tác động từ thiên nhiên và do chính con người gây ra:

Mưa lớn kéo dài

Mưa với cường độ lớn và kéo dài nhiều ngày ở các khu vực đồng bằng khiến lưu vực nước trên sông, suối, đê điều không kịp thoát hoặc không có chỗ thoát. 

Không những vậy, mưa còn có thể gây nên nguy cơ lũ quét, sạt lở, lũ ống, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Bão và triều cường

Bão và triều cường gây ra lũ lụt

Bão và triều cường gây ra lũ lụt

Hiện tượng triều cường và bão tố có thể tạo nên những trận mưa lớn và lượng nước lũ khổng lồ, ngập nước vùng ven biển. Đó cũng là lý do những người dân vùng ven biển phải trồng rừng phía ngoài đê để hạn chế ảnh hưởng của triều cường.

Vỡ đê

Các con đập và đê điều có thể bị sụp đổ nếu mưa lớn diễn ra nhiều ngày. Vì vậy, tình hình lũ lụt càng trở nên nguy hiểm hơn đối với những người sinh sống ở các khu vực xung quanh.

Do tác động của con người

Khai thác tài nguyên không quy hoạch, chặt phá rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ bừa bãi đều có thể khiến đất núi trở nên xói mòn, dẫn tới sạt lở đất, lũ lụt khi mùa mưa đến.

Nguyên nhân là bởi rừng giúp giữ nước, khi không bị ảnh hưởng, thảm thực vật sẽ phát triển. Khi có mưa, những thảm thực vật đó sẽ giữ được nước trôi chảy, hạn chế xói mòn gây lũ lụt.

Chính con người là nguyên nhân gây ra lũ lụt

Chính con người là nguyên nhân gây ra lũ lụt

Biến đổi khí hậu

Tác động của con người cũng góp phần gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu, làm gia tăng nguy cơ lũ lụt. 

Việc con người chặt cây với số lượng lớn gây ra tác động tiêu cực tới quá trình quang hợp, mức độ carbon dioxide gia tăng trong khí quyển. Do đó gây ra những biến đổi trong khí hậu và thiên tai như lũ lụt.

Hiệu ứng nhà kính

Ảnh hưởng từ công nghiệp, ô nhiễm, việc đốt nhiên liệu hóa thạch đều có thể gây ra sự suy giảm mức độ của tầng ozon và gia tăng hiệu ứng nhà kính. Điều này cũng gián tiếp khiến lũ lụt diễn ra ngày càng nhiều.

Hậu quả do lũ lụt gây ra

Lũ lụt là gì và gây ra hậu quả gì? Lũ lụt không chỉ là hiện tượng thiên nhiên mà còn kéo theo hàng loạt hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến con người và môi trường sống:

Lũ lụt có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của

Lũ lụt có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của

  • Đe dọa tính mạng con người: Nước lũ chảy xiết có thể cuốn trôi nhà cửa, phương tiện và cả con người, gây thương vong nghiêm trọng.

  • Thiệt hại tài sản: Nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hoa màu, vật nuôi bị hư hại hoặc mất trắng, kéo theo tổn thất kinh tế lớn.

  • Ô nhiễm môi trường: Lũ lụt cuốn theo rác thải, hóa chất, dầu mỡ từ khu công nghiệp, làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai.

  • Nguy cơ bùng phát bệnh dịch: Môi trường ẩm ướt, nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện lý tưởng cho dịch bệnh như sốt xuất huyết, tiêu chảy, bệnh ngoài da lây lan.

  • Ảnh hưởng đến kinh tế, sản xuất: Nông nghiệp, chăn nuôi, giao thông và hoạt động kinh doanh đình trệ, kéo theo suy giảm kinh tế khu vực bị ảnh hưởng.

Lũ lụt để lại hậu quả nặng nề trên nhiều khía cạnh. Để hiểu rõ hơn về những tác hại của lũ lụt và cách giảm thiểu thiệt hại, bạn có thể tham khảo bài viết "Tác hại của lũ lụt".

Các biện pháp ứng phó lũ lụt hiệu quả

Làm thế nào để hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra?

Làm thế nào để hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra?

Để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, cần có những biện pháp phòng chống lũ lụt chủ động và kịp thời. Việc xây dựng hệ thống đê điều, hồ chứa nước giúp kiểm soát lũ, trong khi cảnh báo sớm giúp người dân di dời an toàn. 

Ngoài ra, nâng cao ý thức cộng đồng, trồng rừng đầu nguồn và quy hoạch đô thị hợp lý cũng góp phần hạn chế nguy cơ lũ lụt. Sau khi lũ rút, cần nhanh chóng xử lý môi trường, khôi phục sản xuất để ổn định đời sống. 

Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo bài viết "Cách khắc phục lũ lụt".

Tạm kết

Lũ lụt là một trong những thiên tai gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về con người, tài sản và môi trường. Việc hiểu rõ lũ lụt là gì, nguyên nhân và hậu quả của nó giúp chúng ta chủ động ứng phó và giảm thiểu rủi ro. Để bảo vệ bản thân và cộng đồng, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng chống lũ lụt, đồng thời áp dụng các biện pháp thích hợp để khắc phục hậu quả.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Tại sao khu vực ven biển miền Trung nước ta thường xuyên bị lũ lụt?
Miền Trung có địa hình hẹp, dốc và bị chắn bởi dãy Trường Sơn, làm cho nước mưa nhanh chóng dồn về sông suối gây lũ. Khu vực này cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới từ Biển Đông.
Thế nào là tháng lũ?
Tháng lũ là khoảng thời gian cao điểm của mùa mưa lũ, khi lượng mưa lớn kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về, gây ra lũ lụt nghiêm trọng.
Mưa lũ từ tháng mấy đến tháng mấy?
Ở Việt Nam, mưa lũ thường xảy ra từ khoảng tháng 6 đến tháng 11, cao điểm vào tháng 9 - 10, đặc biệt tại khu vực miền Trung và Nam Bộ.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow