thoitiet24h

Núi lửa là gì? Cấu tạo, cơ chế phun trào, lợi ích và tác hại của núi lửa

06/05/2025 - Lượt xem: 8
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Núi lửa là gì? Bạn có biết núi lửa phun trào cũng đem đến những lợi ích nhất định chứ không hoàn toàn tác hại? Hãy cùng ThoiTiet24h tìm hiểu cơ chế hoạt động, lợi ích và tác hại mà núi lửa đem lại trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng này.

 Tìm hiểu hiện tượng núi lửa

Tìm hiểu hiện tượng núi lửa

Núi lửa là gì?

Núi lửa là khái niệm chỉ một ngọn núi hay mô đất của lớp vỏ trái đất bị nứt ra. Quay từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị đẩy ra ngoài. Dung nham, tro và khí từ khe nứt đó của núi lửa thoát ra bên ngoài.

Hiện tượng núi lửa phun trào là hiện tượng dung nham, mạt vụn và khí bên trong miệng núi lửa thoát ra ngoài.

Có ba loại phun trào chính là: magma, phreatomgma và preatic.

Đây là hiện tượng tự nhiên diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Indonesia, Nhật Bản và Mỹ. Núi lửa phun trào thường không có cảnh báo và xử lý trước nên rất dễ dẫn đến những thảm họa nặng nề do dung nham gây ra. 

 Hiện tượng núi lửa diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới

Hiện tượng núi lửa diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới

Quá trình hình thành núi lửa

Núi lửa hình thành do nhiệt độ dưới bề mặt Trái Đất rất cao, làm nóng chảy lớp đá ở độ sâu khoảng 20 dặm, tạo thành mắc ma (đá nóng chảy). 

Khi đá chảy giãn nở, nó cần nhiều không gian hơn và bắt đầu tích tụ khiến các dãy núi liên tục được nâng lên. 

Áp suất bên dưới những ngọn núi thấp, hình thành một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma.

Khi áp suất trong các hồ mắc ma này lớn hơn áp suất của lớp đá phía trên, mắc ma bị đẩy lên bề mặt Trái Đất và gây ra hiện tượng phun trào núi lửa.

Trong quá trình này, ngoài mắc ma (sau khi phun ra gọi là dung nham), còn có khí nóng và các chất rắn bị phun lên không trung. Các vật chất này rơi xuống xung quanh miệng núi lửa, tích tụ dần tạo nên một ngọn núi có hình nón đặc trưng.

Hình ảnh núi lửa đang phun trào

Hình ảnh núi lửa đang phun trào

Cấu tạo thành phần của núi lửa là gì?

Cấu tạo núi lửa gồm nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là các thành phần sau:

  • Tro bụi núi lửa: Là những mảnh đá núi lửa có kích thước khoảng 2-4mm

  • Miệng núi lửa: Là khe nứt nơi các dung nham, tro bụi và khí thoát ra ngoài.

  • Lớp dung nham, tro núi lửa: Là lớp đá nóng chảy trào ra bên ngoài, nguội đi và cứng lại hình thành lớp dung nham.

  • Ống dẫn dung nham: Khi áp suất bên trong lò dung nham lớn hơn áp suất lớp đất đá, mắc ma sẽ đi ra ngoài theo ống dẫn dung nham.

  • Lò dung nham: Được hình thành khi đá nóng chảy liên tục bởi nhiệt độ cao và áp suất bên trong lòng đất.

 Cấu tạo của núi lửa

Cấu tạo của núi lửa

Mỗi thành phần của núi lửa đều đóng một vai trò riêng để hình thành nên hiện tượng núi lửa phun trào. 

Các thành phần đều có cấu tạo riêng biệt nhưng gắn kết, tương tác qua lại với nhau. 

Đọc thêm:

Cơ chế hoạt động của núi lửa là gì?

Tùy thuộc vào loại núi lửa khác nhau mà nó có quá trình phun trào khác nhau. Dưới đây là 3 cơ chế hoạt động phun trào của núi lửa.

  • Phun trào Mắc ma: 

Khi áp suất khí bên trong núi lửa lớn, các khí, đá vụn, dung nham và tro bị phóng ra ngoài, gây nên các đợt phun trào mạnh mẽ. Tên của ngọn núi lửa thường được dùng để đặt tên cho kiểu phun trào mắc ma tương ứng.

Một số kiểu phun trào điển hình gồm: phun trào Hawaii (nhẹ, dung nham bazan loãng, ít khí), Stromboli, Vulcan và Pliny.

Trong đó, Hawaii là kiểu phun trào nhẹ nhất, còn Pliny là kiểu mạnh nhất, với cột tro bụi có thể cao từ 2 đến 45km vào khí quyển.

 Núi lửa Hawaii phun trào

Núi lửa Hawaii phun trào

  • Phun trào Phreatomagma:

Loại núi lửa phun trào này hình thành khi có sự giao nhau giữa nước với mắc ma. 

Sự chênh lệch nhiệt độ cực lớn giữa nóng - lạnh tạo ra các đợt phun trào dữ dội.

Có 3 loại phun trào phreatomagma: phun trào Surtsey ( đặt theo tên núi lửa Surtsey ở Iceland), phun trào ngầm ở dưới nước và phun trào băng.

 Hình ảnh núi lửa phun trào băng ở Kazakhstan

Hình ảnh núi lửa phun trào băng ở Kazakhstan

  • Phun trào phreatic:

Đây là hiện tượng phun trào hơi nước. Xảy ra khi các hơi nước tiếp xúc với đá nóng hay mắc ma tạo nên phản ứng lớn.

Phun trào phreatic chỉ bắn ra những vụn đá chứ không phun trào mắc ma bên dưới núi lửa.

 Phun trào phreatic chỉ văng ra những vụn đá

Phun trào phreatic chỉ văng ra những vụn đá

Phân loại của núi lửa

Trên Trái Đất người ta phân núi lửa thành nhiều loại khác nhau. Do đó, cần xác định rõ phương pháp phân loại nào để xếp loại núi lửa. Cụ thể:

Cách phân loại

Nhóm núi lửa phổ biến

Phân chia núi lửa theo tình trạng ( đặc điểm, cơ chế phun trào)

  • Núi lửa đang hoạt động.

  • Núi lửa tắt.

  • Núi lửa ngủ yên.

Phân chia núi lửa theo hình dạng

  • Núi lửa hình khiên

  • Vòm dung nhan

  • Núi lửa hình nón than

  • Núi lửa dạng tầng

Phân loại núi lửa theo hình dạng

Phân loại núi lửa theo hình dạng

Tác hại của núi lửa là gì?

Hiện tượng núi lửa phun trào đem đến nhiều tác hại, ảnh hưởng đến cuộc sống con người chúng ta. Một số tác hại dễ thấy nhất có thể kể đến như:

  • Ô nhiễm không khí, nguồn nước: Khi núi lửa hoạt động, dung nham cùng nhiều khí độc hại như carbon dioxide, sulfur dioxide, hydrogen sulfide và hidro halogenua thoát ra và đi vào trong môi trường. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy hiểm tới sức khỏe con người, động vật.

Núi lửa phun trào thoát ra 1 lượng lớn khí thải ra môi trường

Núi lửa phun trào thoát ra 1 lượng lớn khí thải ra môi trường

  • Gây thiệt hại về tài sản và người: Lớp dung nham có nhiệt độ cao làm nóng chảy mọi thứ trên đường đi của nó. Khi dung nham nguội và cứng lại phủ lấp các công trình, đường xá, cầu cống trong lộ trình di chuyển của nó. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của địa phương, quốc gia. 

Lợi ích của núi lửa là gì?

Nhắc đến núi lửa, nhiều người chỉ nghĩ tác hại của nó. Tuy nhiên, có thể bạn không biết hiện tượng tự nhiên này đem lại nhiều lợi ích bất ngờ. 

  • Hạn chế Trái Đất nóng lên: Khi khí SO2 thoát ra từ miệng núi lửa sẽ bay lên tầng bình lưu. Tại đây, khí SO2 gây ra 1 số phản ứng hóa học tạo ra các phân tử có tác dụng chống lại tia sáng của mặt trời. Nhờ đó, nhiệt độ Trái Đất được giảm đáng kể.

  • Tạo ra nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào: Dung nham chứa nhiều khoáng sản có ích như đồng, bạc, thiếc, kim cương, vàng,...có lợi cho việc phát triển kinh tế.

  • Đất đai màu mỡ: Khi các khối đá bị nóng chảy trong núi lửa trào ra gặp nhiệt độ thấp sẽ cứng lại. Trải qua hàng ngàn năm. các khối đá này bị vỡ ra, tạo thành lớp đất màu mỡ giàu dưỡng chất. Điển hình là vụ phun trào dung nham ở hai vùng núi Elgon (Uganda) và Naples, Châu Phi.

Lớp đất đai khu vực núi lửa cực kỳ màu mỡ, giàu dưỡng chất

Lớp đất đai khu vực núi lửa cực kỳ màu mỡ, giàu dưỡng chất

  • Phát triển du lịch: Những tàn tích của núi lửa phun trào tạo nên nhiều cảnh sắc độc đáo thú vị hấp dẫn du khách tham quan. Điển hình những ngọn núi lửa lớn nổi tiếng trên thế giới như Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản, núi Mayon ở Philippines, núi Vesuvius ở Ý,...Núi lửa ở Việt Nam cũng sở hữu vẻ đẹp ấn tượng mà khó nơi nào có được như núi Chư Đăng Ya, núi Thới Lới,...

Tạm Kết

Bên cạnh giải thích khái niệm núi lửa là gì, ThoiTiet24h đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị khác liên quan đến hiện tượng này như cơ chế hoạt động, phân loại, tác hại và lợi ích. Hi vọng thông qua bài viết này bạn đọc hiểu rõ thêm về hiện tượng tự nhiên kỳ thú này.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Việt Nam đã từng xảy ra núi lửa ở đâu?
Ở Việt Nam, núi lửa từng phun trào ở đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý ( Bình Thuận),...Hoạt động núi lửa cuối cùng ở Việt Nam xảy ra ở ngoài khơi Phan Thiết. Xem thêm núi lửa ở Việt Nam.
Núi lửa có nguồn gốc từ đâu?
Núi lửa hình thành do nhiệt độ cao bên dưới bề mặt Trái Đất làm tan chảy đá tạo thành mắc ma. Khi áp lực của lớp đá bên trên nhỏ hơn áp lực của mắc ma bên trong dẫn đến hiện tượng phun trào mắc ma ra bên ngoài. Xem thêm quá trình hình thành núi lửa tại đây.
Núi lửa lớn nhất thế giới tên gì?
Ngọn núi lửa lớn nhất thế giới là Mauna Loa nằm ở độ cao 4170m so với mực nước biển. Ngọn núi có bề mặt và chiều rộng lên tới 80.000km3.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow