Trận động đất ở Việt Nam lớn nhất được ghi nhận ở đâu? Nguy cơ động đất ở nước ta
Dù không thường xuyên xảy ra động đất như Nhật Bản nhưng nước ta cũng từng chịu nhiều mất mát do động đất. Trong bài viết dưới đây, ThoiTiet24h sẽ tổng hợp một số trận động đất ở Việt Nam có cường độ lớn từng làm rung chuyển nước ta. Đồng thời tìm hiểu nguy cơ động đất ở Việt Nam có đáng lo ngại trước sự biến đổi khí hậu.
Nguy cơ động đất ở Việt Nam
Những trận động đất ở Việt Nam cường độ lớn
Động đất là hiện tượng xảy ra khi các mảng kiến tạo trong vỏ Trái Đất dịch chuyển hoặc do hoạt động của núi lửa.
Việt Nam không nằm trong khu vực có hoạt động địa chất mạnh như Nhật Bản, Indonesia nhưng cũng đã từng ghi nhận nhiều trận động đất có cường độ lớn.
Động đất năm 1935 tại Điện Biên
Trận động đất diễn ra ở Điện Biên năm 1935 được ghi nhận là một trong những trận động đất mạnh nhất trên đới đứt gãy sông Mã.
Trận động đất có cường độ 6.9 độ richter gây ra rung chấn dữ dội, ảnh hưởng đến rất nhiều khu vực lân cận.
Mặc dù các số liệu còn lại đến nay chưa nêu rõ ràng sức tàn phá của trận động đất nhưng sự kiện này đánh dấu trận động đất đầu tiên được ghi nhận rõ ràng tại Việt Nam.
Động đất năm 1983 tại Điện Biên
Đến năm 1983, Điện Biên lại một lần nữa rung chuyển bởi trận động đất 6.7 độ richter.
Trận động đất này trở thành một trong số những trận động đất mạnh nhất tại Việt Nam trong thế kỷ 20.
Trận động đất mạnh 6.7 độ richter
Cơn động đất diễn ra tại thị trấn Tuần Giáo, Điện Biên, phá hủy rất nhiều nhà cửa và cơ sở hạ tầng trong khu vực Tây Bắc. Đến nay chưa có số liệu thống kê về số người bị thương, thiệt mạng trong trận động đất này.
Động đất năm 2020 tại Sơn La
Năm 2020, một trận động đất mạnh 6.3 độ đã diễn ra ở Mộc Châu, Sơn La. Không chỉ phá hủy nhiều công trình, cơ sở hạ tầng ở Mộc Châu, trận động đất còn gây ra hàng chục dư chấn tiếp diễn.
Nhiều tỉnh thành miền Bắc bao gồm cả Hà Nội cũng cảm thấy được sự rung lắc.
Theo số liệu của ban chỉ đạo phòng chống thiên tai huyện Mộc Châu, hàng trăm ngôi nhà ở vùng tâm chấn bị hư hại nặng nề.
Trận động đất năm 2020 tại Mộc Châu khiến nhiều nhà cửa hư hỏng nặng nề
Động đất năm 2022 tại Kon Tum
Khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum những năm gần đây cũng trở thành điểm nóng động đất với hàng trăm trận động đất lớn nhỏ được ghi nhận.
Năm 2022, một cơn rung chấn có cấp độ động đất 4.5 độ richter diễn ra. Mặc dù không gây thiệt hại quá nghiêm trọng nhưng cũng khiến cho người dân lo lắng về nguy cơ động đất tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Động đất năm 2024 tại Hà Nội
Vào lúc 8h5 ngày 25/3/2024, một trận động đất 4 độ đã xảy ra tại khu vực huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Những người dân sống trong chung cư, tòa nhà văn phòng tại thủ đô cảm nhận rõ sự rung chấn của trận động đất này.
Rất may không có ghi nhận về người thiệt mạng. Tuy nhiên, trận động đất cũng làm hư hỏng nhiều nhà cửa, công trình thi công.
Cơn động đất ở Mỹ Đức gây ra nhiều thiệt hại tới người dân
Xem thêm:
Động đất thường xảy ra ở đâu?
Theo ông Nguyễn Thái Sơn - nguyên Trạm trưởng Trạm Địa chấn Quốc gia Điện Biên (thuộc Viện Vật lý địa cầu), Điện Biên được xem là cái rốn của động đất ở Việt Nam. Khu vực này thường xuyên xảy ra các trận động đất 4-5 độ richter.
Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc viện vật lý địa cầu đánh giá Điện Biên không có khả năng xảy ra động đất lớn hơn 7 độ richter.
Nguyên nhân lý giải Điện Biên là nơi thường xuyên xảy ra động đất nhất là do vị trí địa lý Điện Biên nằm trên 2 đứt gãy địa chất lớn vẫn đang hoạt động. Đó là:
-
Đứt gãy Lai Châu-Điện Biên chạy qua khu vực lòng chảo Điện Biên sang Lào
-
Đứt gãy địa chất sông Mã-Sơn La chạy qua huyện Tuần Giáo và huyện Điện Biên Đông.
Khu vực Điện Biên là nơi thường xuyên xảy ra động đất nhất Việt Nam
Ông Sơn cũng cho biết thêm khu vực Tây Bắc, đặc biệt là Điện Biên, Lai Châu là khu vực có hoạt động địa chất mạnh nhất trên lãnh thổ Việt Nam nên động đất thường xảy ra ở đây hơn.
Thêm một nguyên nhân khác nữa là do ảnh hưởng của hoạt động thủy điện lớn. Khi các nhà máy thủy điện tích nước cũng tạo ra các trận động đất kích thích.
Như khi tích nước lòng hồ Thủy điện Hòa Bình đã xảy ra động đất 4,9 độ richter. Khi tích nước lòng hồ Thủy điện Sơn La cũng xảy ra động đất 4,7 độ richter...
Nguy cơ động đất ở Việt Nam có đáng lo ngại?
Theo ông Nguyễn Thái Sơn - nguyên Trạm trưởng Trạm Địa chấn Quốc gia Điện Biên (thuộc Viện Vật lý địa cầu), động đất hoạt động mạnh ở vành đai Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Việt Nam không nằm trong 2 vành đai này nhưng vẫn bị ảnh hưởng.
TS Nguyễn Xuân Anh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần (Viện Các khoa học trái đất, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) nhận định, động đất thường xảy ra ở khu vực có địa hình phức tạp, nơi giáp ranh giữa đồng bằng và đồi núi, đa dạng độ cao.
Do đó, tâm động đất ở Việt Nam thường xuất hiện ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên.
Đánh giá nguy cơ xảy ra động đất ở Việt Nam
Việt Nam nằm sâu trong khu vực nội mảng của các ranh giới lựa địa, không có vành đai lửa nên nguy cơ động đất ở Việt Nam nhỏ và ít hơn so với các nước trong khu vực nói riêng và châu Á nói chung.
Dù nguy cơ xảy ra động đất lớn ở Việt Nam không cao nhưng các chuyên gia nhấn mạnh cơ quan chức năng và người dân cần chủ động công tác phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.
Một trong những giải pháp quan trọng nhất chính là đánh giá mức độ an toàn của các công trình cao tầng tại các thành phố lớn.
Khi động đất xảy ra nên làm gì, tham khảo bài viết Nên làm gì khi động đất? Tips hay giúp bạn sống sót sau thiên tai
Tạm kết
Các trận động đất ở Việt Nam có cường độ lớn nhưng rất may không gây thiệt hại quá nhiều về tính mạng con người. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần phải nâng cao nhận thức và phòng ngừa thảm họa kinh hoàng này. Theo dõi ThoiTiet24h để biết thêm nhiều thông tin cần thiết khác liên quan đến động đất.
10 Bình luận
Nguy cơ động đất không cao nhưng vẫn phải nâng cao ý thức nhận thức động đất, kỹ năng thoát nạn,...
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Động đất ở Kon Tum mấy năm gần đây xuất hiện nhiều thật.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
May sao Việt Nam không nằm trong chảo lửa Thái Bình Dương, không thì động đất đáng sợ hơn nhiều
Đúng rồi
Động đất thường kéo dài bao lâu?
Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút
May sao không có ghi nhận số người thiệt hại
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *