thoitiet24h

TOP núi lửa ở Việt Nam - Vẻ đẹp kỳ vĩ của hàng triệu năm tạo hóa

29/04/2025 - Lượt xem: 8
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Bạn có biết hầu hết núi lửa ở Việt Nam hình thành từ hàng triệu năm về trước và đều đã ngưng hoạt động. Mặc dù vậy, cảnh quan thiên nhiên còn sót lại vẫn khiến cho bất kỳ du khách nào có cơ hội ngắm nhìn đều bật thốt trầm trồ và thích thú. 

 Khám phá TOP núi lửa ở Việt Nam

Khám phá TOP núi lửa ở Việt Nam

Việt Nam có núi lửa không?

Câu trả lời là CÓ.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, núi lửa ở Việt Nam đều đã ngừng hoạt động. Chính vì thế, nhiều người lầm tưởng rằng nước ta không có núi lửa.

Núi lửa Việt Nam từng hoạt động mạnh mẽ ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Theo ghi nhận, trận núi lửa phun trào gần nhất diễn ra ở nước ta cách đây khoảng 11.000 năm.

Đến nay những vùng đất này vẫn còn sót lại những tàn tích của núi lửa phun trào. Miệng các ngọn núi lửa còn nguyên vẹn hình dáng dạng phễu hoặc lòng chảo.

Nhiều miệng núi lửa trải qua nhiều năm tháng biến thành những hồ núi lửa có khả năng tích nước khổng lồ.

Nhiều nơi cũng đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng, thu hút hàng nghìn lượt khách ghé thăm mỗi năm. 

 Miệng núi lửa biến thành hồ núi lửa ấn tượng

Miệng núi lửa biến thành hồ núi lửa ấn tượng

Xem thêm: 

  • Núi lửa là gì?

  • Vòi rồng lửa là gì?

Núi lửa ở Việt Nam hoạt động lần gần nhất là ở đâu?

Hoạt động núi lửa cuối cùng từng ghi nhận tại Việt Nam xảy ra ngoài khơi Phan Thiết vào đầu thế kỷ XX. 

Vào tháng 2 năm 1923, thủy thủ đoàn trên tàu Vacasamaru của Nhật Bản phát hiện tại khu vực này một cột khói đen kèm theo hơi nước dày đặc, bốc cao hơn 2.000 mét, cùng những tiếng nổ vang vọng.

Đến ngày 8 tháng 3 cùng năm, hiện tượng phun trào núi lửa đã diễn ra, tuy nhiên ở mức độ yếu. 

Núi lửa tạm ngừng hoạt động vào ngày 15 tháng 3, nhưng chỉ năm ngày sau, vào ngày 20 tháng 3 năm 1923, nó lại tiếp tục phun trào lần cuối. 

Đợt phun trào này đã tạo nên một hòn đảo mới hình thành từ tro bụi núi lửa, được đặt tên là Hòn Tro. 

Tuy nhiên, do cấu tạo lỏng lẻo từ vật liệu chưa kết dính chặt, Hòn Tro sau đó đã bị sóng gió biển khơi bào mòn và biến mất.

 Hòn đảo được hình thành từ núi lửa - Hòn Tro, Phú Quý 

Hòn đảo được hình thành từ núi lửa - Hòn Tro, Phú Quý 

TOP 6 núi lửa ở Việt Nam

Núi lửa ở Việt Nam từng hoạt động rất mạnh mẽ cả về cường độ và tần suất tại Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Khi ghé thăm những vùng đất này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tuyệt sắc của hàng triệu năm tạo hóa. 

Cùng ThoiTiet24h điểm danh TOP những ngọn núi lửa nổi tiếng nhất Việt Nam.

Núi lửa Chư Đăng Ya

  • Vị trí: Làng Ploi Lagri, Xã Chư Đang Ya, Chư Păh, Gia Lai

Đứng đầu danh sách ngọn núi lửa ở Việt Nam nổi tiếng nhất là núi lửa Chư Đăng Ya.

Núi lửa thuộc huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30km và nằm ở độ cao 500m so với mực nước biển.

Trong quá khứ, núi lửa này từng phun trào rất dữ dội, bởi vậy mà đến nay vẫn giữ được cấu trúc hình phễu rất đặc trưng.

Lớp dung nham từ miệng núi lửa tạo thành thảm đất đỏ bazan màu mỡ, góp phần quan trọng cho hoạt động nông nghiệp của người dân địa phương.

Nhìn từ trên xuống, ngọn núi trông như một chiếc phễu xanh khổng lồ, là điểm nhấn cho bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc nơi đây. 

Mỗi mùa trong năm, núi lửa Chư Đăng Ya lại khoác lên 1 vẻ đẹp riêng. Đặc biệt, ghé thăm Chư Đăng Ya tháng 10, tháng 11, du khách sẽ say đắm trước rừng hoa dã quỳ vàng rạng rỡ.

 Núi lửa Chư Đăng Ya

Núi lửa Chư Đăng Ya

 Phần miệng hình lòng chảo của núi lửa 

Phần miệng hình lòng chảo của núi lửa 

Núi lửa Chư Bluk

  • Vị trí: Xã Buôn Choah, Krông Nô, Đắk Nông

Ngọn núi Chư Buk nổi tiếng ở Đắk Nông sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ đẹp đến ngỡ ngàng.

Theo nghiên cứu, hoạt động núi lửa phun trào đã diễn ra cách đây khoảng 3.700 năm. Đây cũng là tiền đề để hình thành hơn 100 hang động trong lòng núi lửa trải dài từ Dray Sáp đến Buôn Choah. 

Thời tiết Đắk Nông hài hòa quanh năm, là điều kiện lý tưởng để bạn có thể thỏa thích tham quan khám phá ngọn núi đặc biệt này vào bất cứ tháng nào trong năm. 

Cung đường trekking 9km, tham quan các hang động của núi lửa vừa là thử thách nhưng cũng là phần thưởng xuất sắc của tín đồ mê xê dịch. 

Sau hành trình dài băng qua hốt sụt, nham thạch,.. bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng nham thạch ẩn mình trong lớp đất bazan, ngắm nhìn bức tranh đồng quê yên bình.

 Hang động bên trong ngọn núi Chư Bluk

Hang động bên trong ngọn núi Chư Bluk

Nhiệt độ trong hang ổn định khoảng 24 độ C, vô cùng mát mẻ

Nhiệt độ trong hang ổn định khoảng 24 độ C, vô cùng mát mẻ

Núi lửa Thới Lới

  • Vị trí: Xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi

Núi Thới Lới, di tích cấp quốc gia trên đảo Lý Sơn, được hình thành từ các đợt phun trào nham thạch hàng triệu năm trước. 

Đây là ngọn núi lửa lớn nhất đảo, cao 169m, với cảnh quan hùng vĩ, bao phủ bởi đất đá tự nhiên. 

Từ đỉnh núi, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh đảo giữa biển xanh.

Miệng núi lửa rộng lớn nay đã được cải tạo thành hồ chứa nước ngọt 270m³.

Do đó, chiếc hồ núi lửa Thới Lới không chỉ tô điểm cho cảnh sắc nơi đây mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân giữa vùng đảo khan hiếm nước.

 Ngọn núi lửa Thới Lới

Ngọn núi lửa Thới Lới

Hồ tự nhiên miệng núi lửa Thới Lới được cải tạo thành hồ chứa dự trữ nước

Hồ tự nhiên miệng núi lửa Thới Lới được cải tạo thành hồ chứa dự trữ nước

Núi lửa Giếng Tiền

  • Vị trí: Xã An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi

Bên cạnh núi lửa Thới Lới, di tích cấp quốc gia thứ hai ở trên đảo Lý Sơn là núi lửa Giếng Tiền.

Từ trên cao nhìn xuống, ngọn núi trông như một lòng chảo xanh tô điểm thêm vẻ đẹp của hòn đảo. 

Phần miệng hình lòng chảo núi lửa Giếng Tiền rộng hàng trăm mét, bên trong là đất đỏ bazan màu mỡ, tạo điều kiện phát triển cho thảm thực vật ở đây. 

Người dân trên đảo cũng dùng loại đất đỏ này trộn với cát để trồng tỏi Lý Sơn - đặc sản thơm ngon nổi tiếng gần xa của đảo Lý Sơn.

Miệng lòng chảo xanh bạt ngàn tươi tốt của núi Giếng Tiền

Miệng lòng chảo xanh bạt ngàn tươi tốt của núi Giếng Tiền

Hình ảnh thơ mộng, đẹp ngất ngây ở núi lửa Giếng Tiền

Hình ảnh thơ mộng, đẹp ngất ngây ở núi lửa Giếng Tiền

Núi lửa Hàm Rồng

  • Vị trí: Xã Chư HDrông, Thành phố Pleiku, Gia Lai

Núi lửa Hàm Rồng, còn gọi là Chư Hơ Đông hay Hòn Rồng, là biểu tượng địa chất nổi bật của cao nguyên Pleiku. 

Nằm dọc tuyến quốc lộ từ Buôn Ma Thuột đến Gia Lai, ngọn núi hiện lên sừng sững với dáng vẻ như bị tách đôi, để lộ dấu tích nham thạch trào ra từ miệng phễu, tạo nên vùng đất bazan trù phú.

Với độ cao trên 1.000m so với mực nước biển và miệng núi hình phễu rõ nét, Hàm Rồng là ngọn núi lửa nổi bật nhất khu vực, mang đầy đủ đặc điểm của núi lửa cổ. 

Nơi đây không chỉ thu hút các nhà địa chất mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê du lịch khám phá.

Trekking lên Hàm Rồng, bạn sẽ được trải nghiệm hành trình băng qua những cung đường quanh co trong làn sương se lạnh, phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh Pleiku với đồi chè, rừng cao su và cà phê bạt ngàn. 

Đặc biệt, vào thời tiết Pleiku tháng 10–11 cuối mùa mưa mát mẻ dễ chịu, mùa hoa dã quỳ nở rộ biến nơi đây thành thiên đường "sống ảo" rực sắc vàng giữa núi rừng đại ngàn.

Hàm Rồng như tách làm đôi là dấu tích còn sót lại từ đợt dung nham phun trào

Hàm Rồng như tách làm đôi là dấu tích còn sót lại từ đợt dung nham phun trào

 Núi lửa Hàm Rồng Gia Lai

Núi lửa Hàm Rồng Gia Lai

Núi lửa Ba Vì

  • Địa chỉ: Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Nhắc đến núi lửa ở Hà Nội, hẳn nhiều người sẽ bất ngờ. 

Ít ai biết rằng Vườn quốc gia Ba Vì thực chất từng là một ngọn núi lửa cổ, với lần phun trào gần nhất cách đây khoảng 200 triệu năm. 

Hiện nay, núi lửa Ba Vì chỉ còn là tàn tích, không còn khả năng hoạt động trở lại.

Dãy núi Ba Vì gồm ba đỉnh chính: đỉnh Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Vua 1.296m và đỉnh Ngọc Hoa 1.131m. 

Khu vực này nổi bật với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên và khám phá.

Với khí hậu mát mẻ quanh năm, Ba Vì là nơi "tránh nóng" lý tưởng giữa mùa hè oi bức của miền Bắc. 

Chính vì thế, nơi đây luôn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

 Vườn quốc gia Ba Vì trước từng là ngọn núi lửa cổ

Vườn quốc gia Ba Vì trước từng là ngọn núi lửa cổ

Tạm Kết

Núi lửa ở Việt Nam hình thành từ hàng triệu năm về trước nhưng vẫn còn lưu giữ được những nét đặc trưng về địa chất. Nếu bạn là người yêu thích thiên nhiên, khám phá cảnh sắc hùng vĩ của tạo hóa thì không nên bỏ lỡ những địa danh ThoiTiet24h vừa chia sẻ. Chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm ấn tượng sâu sắc nhất. 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Có bao nhiêu núi lửa đang hoạt động trên thế giới?
Ước tính có khoảng 1500 ngọn núi lửa đang hoạt động trên Trái Đất, chưa tính số lượng núi lửa ngầm dưới biển.
Mắc ma là gì?
Mắc ma ( magma) là đá nóng chảy thường nằm trong các hốc mắc ma gần bề mặt Trái Đất. Mắc ma là hỗn hợp của silicat lỏng ở nhiệt độ và áp suất cao.
Vì sao núi lửa phun trào?
Bề mặt Trái Đất cực nóng, nhiệt độ tâm Trái Đất tăng lên làm tan chảy các loại đá. Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở, và được đẩy lên trên khiến ngọn núi tăng độ cao liên tục. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên trên tạo thành núi lửa.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow