thoitiet24h

Sấm sét thường đánh vào đâu? 6 nguyên tắc an toàn khi có sét

22/02/2025 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Sấm sét thường đánh vào đâu? Tìm hiểu thông tin này ngay dưới đây để tránh những “điểm chết” khi bị sét đánh. Đặc biệt, 6 nguyên tắc an toàn phía dưới sẽ giúp bạn bảo vệ tính mạng khi bất ngờ gặp sét đánh. Lưu lại và ghi nhớ ngay. 

 Sấm sét thường đánh vào đâu

Sấm sét thường đánh vào đâu

Sấm sét thường đánh vào đâu?

Sấm sét là một hiện tượng thời tiết cực đoan, gây ra nhiều mỗi nguy hiểm lớn cho người và tài sản. Để phòng tránh những thiệt hại nặng nề từ hiện tượng này, hãy tìm hiểu Sấm sét là gì và Lý do hình thành sấm sét dưới đây. 

Tia sét là gì? Lý do hình thành tia sét?

Sấm sét là hiện tượng tự nhiên song hành cùng nhau. Trong đó, hiện tượng sét (hay còn gọi là chớp, tia chớp) sẽ xảy ra trước. Sau khi xuất hiện tia chớp, thường sẽ có tiếng sấm xuất hiện. 

Tia chớp hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay trong các đám mây mang điện tích trái dấu. 

Hình ảnh tia sét giữa đám mây và mặt đất 

Hình ảnh tia sét giữa đám mây và mặt đất 

Sét có thể đạt tới nhiệt độ trên 30,000 K (29,726 °C), gấp 5 lần nhiệt độ bề mặt Mặt Trời (5,778 K). Sức mạnh này có thể đốt cháy nhà cửa, thiết bị đồ dùng. 

Hình ảnh của tia sét được truyền đi bằng ánh sáng. Do đó, trong các cơn mưa dông, sét sẽ xuất hiện trước khi nghe thấy tiếng sấm.

Có điều đó bởi, tốc độ của âm thanh chỉ khoảng 343 m/s trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng thì đi được 299,792 km/s. 

Sấm sét thường đánh vào đâu? 

Sét có thể đánh vào bất kỳ đâu, bất kỳ đối tượng hoặc vật thể nào khi có đủ các yếu tố hình thành nên sét. Sét thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa. 

Sấm sét đánh vào cây cao trong không gian trống 

Sấm sét đánh vào cây cao trong không gian trống 

Để giải đáp câu hỏi “Sét thường đánh vào đâu?”, hãy tham khảo các trường hợp thường bị sét đánh dưới đây:

  1. Sét thường đánh vào các thiết bị điện thoại, ti vi, thiết bị thu  - phát sóng. 

  2. Sét thường đánh vào những nơi trống trải: ruộng, nương, sân vận động,...

  3. Sét thường đánh vào các cây cao. 

  4. Sét thường đánh vào các vật dụng kim loại. 

  5. Sét thường đánh vào các khu vực: bể bơi, sông, biển, ao, hồ,...

  6. Sét thường đánh vào gần cửa ra vào, cửa sổ. 

Đây là những vị trí thường bị sấm sét đánh. Do đó, nếu trong trường hợp mưa dông lớn, có sấm sét, nên chủ động tránh đến gần các vị trí kể trên. 

Ngoài ra, hãy áp dụng 6 nguyên tắc an toàn dưới đây để bảo vệ người và tài sản khỏi bị sét đánh. 

6 nguyên tắc an toàn khi có sét

Trong trường hợp mưa dông lớn kèm sấm sét, hãy lưu ý 6 nguyên tắc dưới đây:

  • KHÔNG sử dụng thiết bị di động, điện tử khi có cơn dông: Bất cứ thiết bị điện, thiết bị di động hay thu phát sóng nào đều cần được tắt trong khi đang xảy ra mưa giông, nguy cơ sấm sét. 

Hạn chế sử dụng thiết bị di động, thiết bịt truyền sóng khi có tia sét 

Hạn chế sử dụng thiết bị di động, thiết bịt truyền sóng khi có tia sét 

  • KHÔNG đứng ở không gian trống, quang đãng: Khi đang di chuyển ở không gian trống, quang đãng ngoài trời mưa, có nguy cơ có sét, cần nhanh chóng tìm chỗ trú. Tuy nhiên, khi trú cần tránh không gian cao (cây cao, nhà cao tầng). Trú ở nơi thấp nhất có thể, hạn chế phần diện tích cơ thể tiếp xúc với mặt đất. 

Không đứng gần không gian trống khi chuẩn bị dông sét 

Không đứng gần không gian trống khi chuẩn bị dông sét 

  • KHÔNG cầm ô hoặc vật dụng kim loại: Không mang theo các đồ vật, trang sức, vật dụng kim loại trên người khi đang xảy ra mưa giông, sấm sét. 

Không cầm ô hay các vật dụng kim loại trong trời dông sét 

Không cầm ô hay các vật dụng kim loại trong trời dông sét 

  • KHÔNG bơi ở sông, suối, bể bơi: Không bơi ở khu vực ao, hồ, sông suối khi trời mưa giông, sấm sét. 

Không bơi ở sông, suối, ao, hồ khi mưa dông sét 

Không bơi ở sông, suối, ao, hồ khi mưa dông sét 

  • KHÔNG đi tắm lúc dông sét: Không đi tắm khi trời đang giông sét. Do đường ống nước có thể có các phần truyền điện, tiếp xúc với nước vô cùng nguy hiểm. 

  •  Không đi tắm lúc dông, sét 

Không đi tắm lúc dông, sét 

  • KHÔNG đứng gần cửa ra vào, cửa sổ: Các khu vực cửa là khu vực trống dễ bị sét đánh, cần lưu ý tránh xa. 

Tránh các khu vực cửa sổ, cửa ra vào khi trời dông sét 

Tránh các khu vực cửa sổ, cửa ra vào khi trời dông sét 

Cách phòng tránh dông sét 

Bên cạnh những nguyên tắc cần ghi nhớ khi có giông sét ở trên, hãy tham khảo một vài cách phòng tránh giông sét chủ động trong nhà và ngoài trời dưới đây: 

Biện pháp phòng tránh sét đánh trong nhà:

Khi có dấu hiệu mưa giông và nguy cơ xuất hiện giông sét, hãy thực hiện: 

  • Tắt các thiết bị điện và các nguồn truyền điện. 

  • Rút ăng ten ra khỏi tivi khi có giông sét, ngắt cá đường dây liên lạc, điện thoại, thiết bị thu phát sóng khác

  • Tránh xa các khu vực cửa sổ, buồng tắm, các khu vực ẩm ướt trong nhà. 

  • Thường xuyên kiểm tra các đường dây, ổ điện để phát hiện các dấu hiệu rò rỉ điện.

  • Không được tắt, mở công tắc điện khi tay đang ướt, chân không đi dép. 

 Các cách phòng tránh dông sét hiệu quả

Các cách phòng tránh dông sét hiệu quả

Biện pháp phòng tránh sét đánh ngoài trời:

  • Không đứng tụ tập thành nhóm đông người khi trời đang mưa giông. 

  • Không đứng gần những vật có chiều cao: cây cao, cột thu lôi, cột ăng ten, cột truyền thanh,...

  • Nếu cảm thấy tóc dựng, có nguy cơ bị sét đánh, lập tức cúi người, dùng tay che tai, hạn chế diện tích cơ thể tiếp xúc với mặt đất (có thể tìm các vật dụng cách điện để ngồi lên).

Cách sơ cứu nhanh khi bị sét đánh 

Thông tin bên trên đã giới thiệu các cách phòng tránh bị sét đánh. Tuy nhiên, trong trường hợp rủi ro, bị sét đánh, cần sớ, cấp cứu như thế nào?

Hãy ghi nhớ cách sơ cứu cho người bị sét đánh dưới đây:

Cần kiểm tra xem người bị sét đánh có ngừng thở hay không. Khi ngừng thở, cần hồi sức tim phổi kịp thời. 

  • Bước 1: Đặt nạn nhân bị sét đánh nằm ngửa. 

  • Bước 2: Dùng tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi sâu, sau đó ngậm kín miệng của nạn nhân và thổi vào một hơi dài, rồi buông ra để nạn nhân thở. Làm liên tục như vậy trong 2 - 3 lần. 

  • Bước 3: Đặt hay tay đan nhau ép lần vùng ⅓ xương ức của nạn nhân. Ép sâu 3 - 5cm. Tần số ép khoảng 100 lần/ phút. Thực hiện ép trong khoảng 30 lần. 

Luân phiên thực hiện bước 2 và bước 3 theo tần suất: 2 lần thổi hơi, 30 lần ép tim, cho đến khi có nhân viên y tế đến hỗ trợ. 

Lưu ý: Khi nghi ngờ nạn nhân có vết thương trên đầu hoặc sưng nề, tụ máu, cần cố định phần cổ, lưng cho nạn nhân. 

Các bước sơ cứu nhanh khi bị sét đánh (Nguồn: TTXVN) 

Các bước sơ cứu nhanh khi bị sét đánh (Nguồn: TTXVN) 

Trên đây là chi tiết những thông tin Sấm sét thường đánh vào đâu và cách phòng tránh sấm sét, sơ - cấp cứu khi gặp sấm sét. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích, cần thiết cho cuộc sống. Đừng quên cập nhật dự báo thời tiết hàng ngày tại ThoiTiet24h để có những tin tức thời tiết chính xác, phòng tránh những hiện tượng thời tiết xấu bất thường. 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Tại sao chớp có trước sấm?
Tia sét là sự di chuyển của các hạt mang điện, hình ảnh của tia sét truyền đi bằng ánh sáng nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng sấm. Điều này xảy ra do tốc độ của âm thành truyền chậm hơn tốc độ của ánh sáng.
Chớp do đâu?
Trong cơn mưa giông lớn, gió mạnh làm xáo trộn các đám mây, khiến các đám mây tích điện. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng sẽ tăng lên hàng triệu von. Khi hai đám mây có hiện tượng phóng lửa điện, sẽ hình thành tia chớp hay còn gọi là tia sét, sét.
Tác hại của sấm sét là gì?
Sấm sét là hiện tượng tự nhiên nguy hiểm có thể gây hại đến tính mạng và tài sản. Điện từ tia sét có thể gây hại đến sức khỏe tim mạch, khiến tim ngừng đập. Tia sét cũng có thể đốt cháy các thiết bị, đồ dùng, nhà cửa,...
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Sấm sét là gì? Các loại sấm sét thường gặp trong tự nhiên

Sấm sét là gì? Các loại sấm sét thường gặp trong tự nhiên

view 19
comment 0
rate 5.0
time 22/02/2025
Sấm sét là gì? Thời thượng cổ người ta cho rằng nó được gây ra bởi thần thánh. Nhưng khoa học không tin vào điều này, vậy, nhà khoa học giải thích thế nào?

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow