thoitiet24h

Việt Nam có sóng thần không? Phỏng vấn chuyên gia về sóng thần

18/03/2025 - Lượt xem: 73
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Nhắc tới sóng thần, nhiều người chỉ nghĩ đến ngay thảm họa sóng thần Nhật Bản với những thiệt hại vô cùng to lớn cả về người và của. Tuy nhiên, sóng thần còn diễn ra nhiều khu vực khác nữa. Việt Nam có sóng thần không? Hãy cùng ThoiTiet24h tìm hiểu câu trả lời này trong bài viết sau.

 Việt Nam có từng diễn ra sóng thần?

Việt Nam có từng diễn ra sóng thần?

Việt Nam có sóng thần không? 

Có rất nhiều giả thuyết liên quan đến việc sóng thần ở Việt Nam. Có người tin rằng Việt Nam từng xảy ra sóng thần, tuy nhiên, cũng có người phản đối vì thiếu yếu tố xác định đó là sóng thần. 

Sóng thần từng xuất hiện ở Việt Nam khi nào? 

Thời gian gần đây, nhiều trang thông tin đăng tải tin tức Việt Nam từng hứng chịu 5 trận sóng thần kinh hoàng.

Sóng thần ở Việt Nam được ghi nhận:

  • Năm 1978: sóng thần ập vào Trà Cổ ( Quảng Ninh). Sóng cao 2-3m.

  • Năm 1923: Sóng thần ở Mũi Né, Nha Trang. Sự kiện này do núi lửa phun trào ở Hòn Tro.

  • Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 ( chưa xác định rõ năm nào): sóng thần cao bằng nửa cây tre đánh vào Diễn Châu, Nghệ An. 

  • Năm 1882: sóng thần cao tới 18m ( theo lịch triều hiến chương loại chí)

  • Năm 1877, sóng thần ở Bình Thuận ( theo Đại Nam thực lục chính biên).

Phỏng vấn chuyên gia về sóng thần ở việt nam

Trao đổi với GDVN, PGS. TS. Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu, ông khẳng định” Ở Việt Nam chưa từng có tài liệu nào nói rằng các tỉnh ven biển nước ta từng phải hứng chịu những trận sóng thần. Cho tới nay, Việt Nam chưa có điều kiện nghiên cứu về sóng thần và cổ sóng thần. Vì vậy chúng ta không thể khẳng định đó là những trận sóng thần từng xảy ra".

Bên cạnh đó, ông Phương cũng đưa ra lời khuyên chúng ta cần cảnh giác, luôn sẵn sàng ứng phó với hiểm họa sóng thần. 

Dưới đây là nội dung trao đổi của PGS.TS Nguyễn Hồng Phương với báo Tuổi Trẻ: 

Câu hỏi phỏng vấn 

Trả lời 

Vùng bờ biển của Việt Nam có nằm trong khu vực cảnh báo nguy hiểm từ sóng thần, thưa ông?

Việt Nam nằm ở khu vực Thái Bình Dương - nơi có nguy cơ cao về hiểm họa sóng thần. Tuy nhiên, các vùng biển ở Việt Nam được bao bọc bởi các quốc gia xung quanh nên các trận động đất gây sóng thần ở Thái Bình Dương đều không ảnh hưởng đến Việt Nam. 

Thưa ông, khi đã nhận diện được vùng có thể gây sóng thần nguy hiểm tới vùng bờ biển Việt Nam, câu hỏi đặt ra là Việt Nam có đủ năng lực cảnh báo sớm sóng thần?

Từ năm 2007, Việt Nam đã thành lập Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu. Trung tâm có nhiệm vụ phát hiện sớm động đất, sóng thần và đưa ra các cảnh báo thiên tai trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hệ thống quan trắc hoạt động 24/24. Do đó, nếu có sóng thần xảy ra, chúng ta hoàn toàn có khả năng cảnh báo sớm và ứng phó kịp thời.

Thưa ông, từ khi phát hiện đến khi ra được bản tin cảnh báo mất bao lâu thời gian? Và từ khi phát tin cảnh báo, người dân có bao nhiêu thời gian cho cơ hội tránh trú trước khi sóng thần ập tới?

Khi động đất xảy ra trên biển, có độ lớn từ 6.5 độ Richter trở lên và có độ sâu dưới 100km, Viện Vật lý địa cầu sẽ xử lý dữ liệu cho các kết quả định lượng về các tham số của động đất gây sóng thần. 

Nếu hiểm họa đối với bờ biển Việt Nam, chậm nhất cũng chỉ mất 15 phút là đưa ra được hết các cảnh báo gửi tới cơ quan có trách nhiệm. 

Sau khi tin cảnh báo được đưa ra, chúng ta có khoảng 90-105 phút triển khai các hoạt động ứng phó và cứu hộ đối với trường hợp vùng nguồn sóng thần ở xa bờ. 

Sau phát tin cảnh báo, các cơ quan, lực lượng có trách nhiệm sẽ phản ứng ra sao để việc ứng phó với sóng thần thật sự hiệu quả, thưa ông?

Chúng ta có hệ thống đầu - cuối từ cảnh báo sóng thần đến ứng phó với sóng thần. Đầu nguồn sẽ là trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - nơi có nhiệm vụ phát hiện sớm nhất, nhanh nhất để ra được cảnh báo. 

Giữa nguồn là đơn vị tổ chức vận hành tất cả công cụ, phần mềm, phần cứng để hỗ trợ mặt kỹ thuật trong cảnh báo.

Lực lượng cuối nguồn có Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. 

Sóng thần là gì? Nguyên nhân hình thành sóng thần? 

Theo thông tin trên và cuộc trao đổi của PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, Việt Nam chưa từng ghi nhận sóng thần.

Vậy sóng thần là gì? Các yếu tố hình thần sóng thần là gì? Cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo.

Sóng thần là gì?

Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn.

Sóng thần gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nhấn chìm mọi thứ, hàng trăm ngàn người trong nước chỉ trong vài giờ.

 Sóng thần gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Sóng thần gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Nguyên nhân hình thành sóng thần 

Sóng thần được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này cũng đem lại những tác động và tầm ảnh hưởng khác nhau.

  • Động đất do dồn ép và chia tách mảng lục địa:

Sự dồn ép và chia tách các mảng lục địa dưới lòng đại dương gây ra động đất. Khi đáy biển bị biến dạng làm ảnh hưởng đến lượng nước phía trên.

 Các mảng lục địa dồn ép tạo cơn sóng lớn ở biển

Các mảng lục địa dồn ép tạo cơn sóng lớn ở biển

Địa chấn từ động đất đẩy khối nước khổng lồ lên cao rồi xuống thấp. 

Các cơn sóng tràn qua đại dương và đổ bộ vào đất liền. Sự va chạm giữa các mảng địa chất càng lớn càng tạo ra sóng thần có sức tàn phá lớn.

  • Lở đất dưới đáy biển

Khi những hố núi lửa bị sụt khiến trầm tích bị trượt xuống đáy biển sâu hơn.

Khi các cột nước bị ảnh hưởng tạo nên năng lượng, nước xuất hiện dưới hình thức các cơn sóng cao đổ bộ vào đất liền.

  • Sự va chạm giữa thiên thạch với Trái Đất

Các thiên thạch khi di chuyển đâm vào Trái Đất tại khu vực đại dương làm cho lượng nước lớn bị dịch chuyển vị trí.

Mặc dù chúng xảy ra trên diện tích nhỏ nhanh chóng bị tan rã nhưng vẫn xảy ra xác suất sóng lan đến bờ biển. 

Tuy nhiên, hậu quả sẽ không nghiêm trọng bằng sóng thần gây ra bởi động đất.

Sự va chạm giữa các thiên thạch với Trái Đất gây ra sóng thần

Sự va chạm giữa các thiên thạch với Trái Đất gây ra sóng thần

Dấu hiệu nhận biết sóng thần là gì

Khó có thể ngăn chặn nhưng chúng ta có thể giảm thiểu những tác động của thiên tai dựa vào những dấu hiệu nhận biết của sóng thần.

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sau đây chứng tỏ sóng thần sắp đổ bộ:

  • Cảm thấy nền đất rung lắc

  • Tại các khu vực ao hồ sông suối có hiện tượng bong bóng khí nổi lên kèm theo mùi trứng thối ( khí Hydro sulfide) hay mùi xăng dầu.

  • Nước tăng nhiệt độ bất thường

  • Nghe thấy một số tiếng động lạ như tiếng máy bay, tiếng ồn của quạt gió.

  • Nhận thấy nước biển rút ra xa bất thường.

  • Bầu trời xuất hiện mây đen cùng các vệt sáng đỏ ở phía chân trời.

  • Chim hải âu bay ngược biển

 Dấu hiệu nhận biết sóng thần

Dấu hiệu nhận biết sóng thần

Hiện nay, Việt Nam có Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu. Các chuyên gia sẽ nghiên cứu dấu hiệu và đưa ra bản tin cảnh báo khẩn cấp để người dân có biện pháp phòng tránh.

Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết tỉnh thành có nguy cơ xuất hiện thảm họa tại ThoiTiet24h để cập nhật tin tức sớm nhất.

Tạm kết 

Bạn vừa tìm hiểu thông tin liên quan đến “Việt Nam có sóng thần không?”. Mặc dù Việt Nam chưa phải đối mặt những trận sóng thần nghiêm trọng nhưng chúng ta luôn cần phải chủ động ứng phó và thường xuyên theo dõi các bản tin liên quan. 

Nguồn tham khảo:

https://giaoduc.net.vn/viet-nam-da-tung-chiu-5-dot-song-than-post599.gd

https://cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Song-than-tung-xuat-hien-va-do-bo-vao-bo-bien-nuoc-ta-i291162/

https://tuoitre.vn/hai-vung-song-than-nguy-hiem-doi-voi-viet-nam-20181226095746746.htm

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Sóng thần thường diễn ra ở đâu?
Sóng thần thường diễn ra ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, đây là hiện tượng toàn cầu có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào nếu đủ điều kiện hình thành sóng thần.
Sóng thần cao nhất là bao nhiêu mét?
Sóng thần cao kỷ lục thế giới gây ra cột sóng thần 30m, sau đó di chuyển gia tăng năng lượng và đạt chiều cao không tường 524m.
Tại sao Nhật Bản thường xuất hiện sóng thần?
Nguyên nhân là do Nhật Bản nằm dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương. Đây là khu vực hình móng ngựa, xảy ra nhiều trận động đất và núi lưa phun trào nhất thế giới. Động đất với cường độ mạnh làm rung chuyển đáy biển một cách đột ngột khiến khối nước bên trên cũng di chuyển theo, hình thành cột nước khổng lồ vào đất liền - sóng thần.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

5 Bình luận

Bộ lọc
  1. user_avatar
    Thu Hằng

    Đứng trước mẹ thiên nhiên con người chỉ là 1 hạt cát

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận
  2. user_avatar
    Mai Hương

    Việt Nam không có sóng thần

    Gửi bình luận
    1. user_avatar
      Thời tiết 24h

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận
    2. user_avatar
      Trần Đức

      Nhắc tới sóng thần thì phải nói Nhật Bản

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow