3 Trận Sóng Thần Ở Việt Nam Có Nguy Hiểm Không? Xảy Ra Ở Đâu?
Sóng thần ở Việt Nam vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Liệu sóng thần có từng xảy ra ở Việt Nam? Trên thực tế, lịch sử Việt Nam từng ghi nhận hiện tượng thiên nhiên này. Tuy nhiên vẫn có nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề này. Cùng ThoiTiet24h tìm hiểu sâu hơn sóng thần ở Việt Nam trong bài dưới đây.
Tìm hiểu thực trạng sóng thần ở Việt Nam
Sóng thần ở Việt Nam đã từng xuất hiện chưa?
Theo thông tin từ nhiều trang web đăng tải, Việt Nam từng hứng chịu vài trận sóng thần kinh hoàng. Gần nhất là trận sóng thần ở Trà Cổ, Quảng Ninh năm 1978. Trước đó, năm 1923, 1882, và 1877 cũng từng ghi nhận sóng thần diễn ra.
Tuy nhiên, trao đổi với GDVN, PGS. TS. Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần về vấn đề “Việt Nam có sóng thần không?”.
Ông Phương khẳng định "ở Việt Nam chưa từng có tài liệu nào nói rằng các tỉnh ven biển nước ta từng phải hứng chịu những trận sóng thần. Cho tới nay, Việt Nam chưa có điều kiện nghiên cứu về sóng thần và cổ sóng thần. Vì vậy chúng ta không thể khẳng định đó là những trận sóng thần từng xảy ra".
Sóng thần ở Việt Nam có từng xuất hiện không?
Theo các nhà địa chấn, sóng thần có thể bắt nguồn ngay trong khu vực biển Đông. Mặc dù Việt Nam hiếm khi xảy ra sóng thần nhưng việc tác động đến vùng biển nước ta là hoàn toàn có thể diễn ra.
Một số địa phương có thể xuất hiện sóng thần ở Việt Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận.
Theo dõi thông tin thời tiết Bà Rịa - Vũng Tàu và thời tiết Bình Thuận để cập nhật cảnh báo và ứng phó kịp thời thiên tai.
Có 9 vùng nguồn khác nhau có khả năng diễn ra sóng thần ở biển Đông, gây tác động đến bờ biển của Việt Nam. Trong đó, có hai vùng được đánh giá nguy hiểm nhất:
-
Vùng nguồn xa bờ nằm ở phía tây của Philippines. Nơi đây hình thành đới hút chìm, gọi là máng biển sâu Manila.
-
Vùng nguồn gần bờ thuộc đới đứt gãy kinh tuyến 109 độ. Vùng nguồn này nằm trên thềm lục địa Nam Trung Bộ và miền Trung Việt Nam.
Vì vậy, Việt Nam vẫn luôn cần nâng cao ý thức cảnh giác và sẵn sàng ứng phó khi có sóng thần xảy ra.
3 trận sóng thần lớn ở Việt Nam
Theo ghi nhận, Việt Nam từng xảy ra 3 trận sóng thần lớn, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của thiên tại không đáng kể.
Sóng thần lớn ở Trà Cổ, Móng Cái (1978)
Sóng thần ở vùng biển Trà Cổ năm 1978 được ghi nhận có chiều cao sóng lên tới 3m.
Thảm họa này đã làm nứt tường nhà của rất nhiều hộ dân, làm đổ hàng loạt hàng cây phi lao ven bờ biển.
Tại thời điểm diễn ra sóng thần, xung quanh vùng biển các nhà khoa học không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu của sự cố động đất nào.
Chính vì thế, họ cho rằng hiện tượng này bắt nguồn từ khí tượng hoặc trượt đất.
Nó được hình thành từ tâm một trận lốc xoáy hoặc do vụ trượt đất ở dưới đáy biển ở vùng ngoài khơi xa.
Sóng thần ở Trà Cổ có cột sóng lên tới 3m
Sóng thần lớn ở Diễn Châu, Nghệ An (cuối thế kỷ 19)
Sóng thần ở Diễn Châu được cho từng xảy ra ở cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chưa xác định rõ năm nào.
Theo lời kể của những người lớn tuổi, sóng lớn dâng cao tràn vào bờ biển Diễn Châu. Sóng cao quét ngang thân tre ven bờ biển và đi sâu khoảng 1km vào trong đất liền.
Trận sóng thần này đã làm ngập nhiều nhà dân, cuốn trôi nhà cửa, lều trại và tài sản.
Nguyên nhân diễn ra sóng thần được đánh giá tương tự như sóng thần ở Trà Cổ 1978. Nó có thể là kết quả của quá trình trượt lở đất hoặc khí tượng.
Sóng thần cuốn trôi nhiều nhà cửa và tài sản của người dân
Sóng thần lớn ở Khánh Hòa (1923)
Theo thông tin ghi chép của tiến sĩ Armand Krempt, năm 1923, sóng thần từng xảy ra tại bờ biển Nha Trang, Khánh Hòa.
Nguyên nhân của hiểm họa này được xác định là hiện tượng núi lửa phun trào, gây ra động đất ở đảo Hòn Tro, quần đảo Phú Quý.
Trận động đất 6.1 độ richter là khởi nguồn gây ra sóng thần trên biển Nha Trang.
Sóng thần ở Khánh Hòa được xác định do núi lửa phun trào
Các biện pháp ứng phó với sóng thần
Mặc dù, bờ biển Việt Nam nằm ở khu vực Thái Bình Dương nhưng được bao bọc bởi các quốc gia xung quanh nên ít chịu ảnh hưởng bởi sóng thần.
Tuy nhiên, khu vực Trung Trung bộ, từ biển Đà Nẵng đến Quảng Ngãi là vùng có khả năng chịu ảnh hưởng cao nhất.
Người dân vẫn cần nâng cao ý thức ứng phó với sóng thần.
Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu sóng thần hãy:
-
Chạy đến một khu vực cao và an toàn ( vùng đất cao trên 15m, cách bờ biển ít nhất 1km)
-
Đừng chờ đợi cảnh báo hay thấy cột sóng lớn. Cố gắng cất giữ bất kỳ đồ đạc trong nhà của bạn.
-
Thực hiện theo các tuyến đường di tản đến nơi cao và an toàn nhất.
-
Chuẩn bị dụng cụ cứu hộ khẩn cấp
-
Nếu không thể di tản đến nơi an toàn, bạn có thể leo lên 1 cây to khỏe gần đó hoặc lên đỉnh của 1 tòa nhà.
-
Tuyệt đối không ở trong xe ô tô vì sóng lớn có thể cuốn xe đi.
Nếu bạn đang ở trên thuyền ra biển:
-
Cố gắng giữ bình tĩnh
-
Giữ chặt phao cứu sinh, tìm vị trí trú an toàn
-
Đừng trở vào bờ biển, chờ đợi những cơn sóng chấm dứt
Nếu bạn đang trên 1 chiếc thuyền tại bến cảng
-
Để lại thuyền
-
Chạy đến 1 nơi an toàn
Nếu bạn đang bị chặn bởi sóng thần:
-
Bơi nhanh nếu bạn có thể
-
Tìm một gốc cây hoặc vật gì đó nổi trên mặt nước, bám thật chắc để tránh bị chìm nghỉm trong nước.
Làm gì khi gặp sóng thần
Tạm kết
Sóng thần ở Việt Nam không quá nguy hiểm nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra trong tương lai. Việc nâng cao ý thức phòng tránh, ứng phó với thiên tai là điều cần thiết và cần được quan tâm.
7 Bình luận
Mẹ thiên nhiên thật đáng sợ
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Tsunami
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Nhắc tới sóng thần chỉ nghĩ tới nhật bản
Nhật Bản động đất song thần thì đỉnh rồi. Gần như năm nào chả có vài trận
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *