Chim di cư là gì? Lý do, thời điểm và các loài chim di cư phổ biến
Hiện tượng chim di cư là một trong những hành vi tự nhiên kỳ thú, thể hiện bản năng sinh tồn đáng kinh ngạc của các loài chim. Hàng năm, hàng triệu con chim rời bỏ nơi cư trú để tìm kiếm môi trường sống thích hợp, tránh mùa đông khắc nghiệt hay di chuyển đến nơi sinh sản an toàn. Vậy hiện tượng này diễn ra như thế nào?
Những điều thú vị về chim di cư
Hiện tượng chim di cư là gì?
Chim di cư hay còn được gọi là chim di trú, là sự di chuyển đều đặn theo mùa, thường trên một đường bay theo chiều bắc nam giữa nơi sinh sản và trú đông.
Trên thực tế, nhiều loài chim có tập tính di cư. Hiện tượng này chủ yếu diễn ra ở bán cầu Bắc, nơi chim bay theo các đường bay cụ thể dựa vào những ranh giới tự nhiên như biển Caribe hay Địa Trung Hải.
Chim di cư là tập tính gì?
Chim di cư vào mùa nào?
Chim thường di cư vào mùa đông. Chúng thay đổi địa điểm theo chuỗi thức ăn bởi sự khan hiếm vào mùa đông.
Nhiệm vụ của loài này là đi theo sâu, bọ, những động vật nhỏ,... để kiếm đủ lượng thức ăn chính. Nếu không di cư thì chim sẽ không có đủ đồ ăn để trụ qua mùa đông giá rét.
Thông thường, người ta sẽ lấy xích đạo làm mốc, mùa đông các loài chim ở phía Nam và ngược lại.
Bầy chim di cư
Vì sao chim di cư?
Chim di cư là một hiện tượng tự nhiên thú vị xảy ra theo mùa ở nhiều loài chim trên thế giới. Có nhiều lý do khiến chúng rời bỏ nơi ở cũ để bay đến vùng đất mới.
-
Tránh cái lạnh của mùa đông
Khi mùa đông đến, nhiệt độ xuống thấp khiến điều kiện sống trở nên khắc nghiệt. Nhiều loài chim di cư về phương Nam hoặc đến những khu vực ấm áp hơn để tránh rét và duy trì thân nhiệt ổn định.
-
Tìm kiếm thức ăn
Thức ăn trở nên khan hiếm vào mùa lạnh hoặc khi môi trường sống thay đổi. Chim buộc phải di cư đến nơi có nguồn thức ăn dồi dào hơn để sinh tồn và duy trì năng lượng cho cơ thể.
-
Sinh sản
Một số loài chim di cư đến những vùng có khí hậu, thảm thực vật và điều kiện tự nhiên lý tưởng cho việc sinh sản. Những nơi này giúp đảm bảo môi trường an toàn và thuận lợi cho trứng nở và chim non phát triển.
Đọc thêm: Sông Amazon nằm ở châu lục nào?
Lý do chim di trú
Tại sao chim di cư lại bay theo đội hình chữ V ngược?
Chim di cư bay theo đội hình gì? – Chữ V ngược.
Các nhà khoa học Anh đã tiến hành thực nghiệm trên 14 con cò đen đầu hói bằng cách đeo thiết bị để xác định tốc độ, vị trí đường bay và nhịp cánh của mỗi con còn.
Kết quả cho thấy, đội hình chữ V là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học. Con chim bay ở đầu hình chữ V hay đầu mũi tên thường là con đầu đàn và khỏe hơn so với những con phía sau.
Khi bay theo đội hình này, chim thường tận dụng luồng không khí đi qua đôi cánh của chính gồm:
-
Luồng khí hướng lên từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh, giữ cho chim ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả (có lợi).
-
Luồng không khí hướng xuống từ phía trên đến mép sau đôi cánh (không có lợi).
Những con chim bay sau tận dụng luồng khí từ chim đầu đàn để nhận luồng khí có lợi và giảm luồng bất lợi. Từ đó giảm thiểu sức lực mà chúng phải sử dụng trong thời gian dài.
Lý do chim bay theo đội hình chữ V ngược
Hơn nữa, việc bay theo đội hình này giúp chim giữ liên lạc tốt hơn bởi chúng dễ dàng nhìn thấy các chú chim phía trước.
Điều này rất quan trọng để chim không bị lạc đàn mỗi khi chim đầu đàn ra tín hiệu dừng lại để tìm thức ăn, nghỉ hay thay đổi hướng bay.
Đọc thêm: Bắc cực hay Nam cực lạnh hơn?
Một số loài chim di cư ở Việt Nam
Có rất nhiều loài chim di cư ở nước ta với nguồn gốc và thời gian di cư khác nhau. Cụ thể:
Loài |
Nguồn gốc |
Nơi đến |
Thời gian |
Sếu đầu đỏ |
Trung Á |
Việt Nam, Campuchia, Thái Lan |
Tháng 10 - 3 |
Cò thìa |
Trung Quốc, Mông Cổ |
Việt Nam, Campuchia, Thái Lan |
Tháng 11 - 4 |
Vịt trời |
Bắc Á, Bắc Âu |
Việt Nam |
Tháng 10 - 4 |
Ngỗng trời |
Bắc Á, Bắc Âu |
Việt Nam |
Tháng 10 - 4 |
Diều hâu |
Trung Á |
Việt Nam |
Tháng 9 - 4 |
Tạm kết
Tóm lại, hiện tượng chim di trú không chỉ phản ánh khả năng thích nghi tuyệt vời của các loài chim mà còn cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa sinh vật và môi trường. Việc hiểu rõ lý do chim di cư giúp con người nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái, đồng thời góp phần duy trì sự cân bằng tự nhiên và đa dạng sinh học trên Trái Đất.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Bài viết liên quan

0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *